Chỉ đạo các trường tiểu học trong công tác bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ nhà giáo

Một phần của tài liệu biện pháp chỉ đạo thực hiện bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục các trường tiểu học trên địa bàn thành phố hải phòng (Trang 105 - 109)

- Nội dung và cách thựchiện biện pháp

3.1.5.Chỉ đạo các trường tiểu học trong công tác bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ nhà giáo

dụng đội ngũ nhà giáo

* Mục đích của biện pháp

Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo của các trường tiểu học đáp ứng yêu cầu của bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng.

* Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Kết quả tự đánh giá và đánh giá ngoài về đội ngũ nhà giáo của các trường tiểu học đều đạt yêu cầu, do vậy, vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ là vấn đề cần được quan tâm hơn với các trường tiểu học. Đội ngũ nhà giáo là lực lượng quyết định trực tiếp sự thành bại của đối mới giáo dục. Những vấn đề đào tạo, tuyển dụng, nghỉ việc thuộc thẩm quyền của cấp trên, những

104

vấn đề bồi dưỡng sắp xếp, sử dụng, đánh giá, đề bạt, khen thưởng thuộc quyền và trách nhiệm của Sở GD&ĐT, Phòng GD& ĐT.

Phương phướng xây dựng đội ngũ nhà giáo thực hiện đổi mới giáo dục là theo hướng chuẩn hoá. Trong bồi dưỡng cũng như trong sử dụng phải quán triệt vừa phát huy trách nhiệm, vừa đảm bảo và tạo điều kiện về quyền lợi, sử dụng đi liền với đãi ngộ, yêu cầu đi đôi với đáp ứng nhu cầu. Sự nghiệp đổi mới giáo dục đòi hỏi một đội ngũ nhà giáo có tâm huyết và trách nhiệm, đủ năng lực và quyết tâm, chuẩn hoá là một yêu cầu, song năng lực thực tiễn giảng dạy và giáo dục là yếu tố cao nhất, sử dụng hợp lí và hiệu quả có tính đến các yếu tố xã hội là yêu cầu của sử dụng.

Công tác bồi dưỡng giáo viên phải có một chiến lược rõ ràng được thảo luận và công khai toàn ngành, về sử dụng đội ngũ giáo viên phải xây dựng hệ quan điểm mang tính nguyên tắc cũng được thảo luận, quyết định và công khai. Điều đó tạo nên sự đồng thuận trong toàn ngành và là cơ sở để các quyết định quản lí được đưa ra, tạo sự ổn định của toàn hệ thống.

Nội dung chỉ đạo công tác bồi dưỡng đội ngũ được thực hiện như sau: 1/ Chỉ đạo các trường phân loại giáo viên để có nội dung và phương pháp, hình thức bồi dưỡng phù hợp.

Cần phân loại giáo viên nhà trường thành các nhóm như sau:

Nhóm 1: Những cán bộ, giáo viên cần bồi dưỡng về lập trường, tư tưởng, là những người có hiểu biết hạn chế về lí luận chính trị, kinh tế xã hội và giáo dục, một số giáo viên chưa thông suốt với chủ trương của Nhà nước và ngành.

Nhóm 2: những cán bộ, giáo viên cần bồi dưỡng về phẩm chất, lối sống. Đó là những cán bộ giáo viên có quan hệ không đúng với đồng nghiệp, khu xóm, người thân, học sinh, nghiện ngập, cờ bạc, thiếu gương mẫu trong quan hệ và trong lối sống.

105

Nhóm 3: những cán bộ, giáo viên năng lực giảng dạy yếu, ý thức chuyên môn yếu kém, không chịu nghiên cứu, tìm tòi, soạn bài đại khái, không sử dụng đồ dùng, thiết bị, giảng bài tắc trách, chấm bài đại khái, cho điểm không chính xác, khách quan hoặc thực hiện các nội dung trên yếu.

Nhóm 4: những cán bộ, giáo viên năng lực sư phạm yếu: năng lực tổ chức quản lí lớp học, lập kế hoạch, hiểu biết tâm sinh lí học sinh, năng lực làm việc với con người, năng lực đánh giá, năng lực giao tiếp với cha mẹ học sinh.

Nhóm 5: Những cán bộ, giáo viên không thuộc 4 nhóm trên.

2/ Chỉ đạo công tác lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng của các trường

- Lên kế hoạch bồi dưỡng, đăng ký thực hiện, giao nhiệm vụ tự bồi dưỡng, tạo điều kiện để giáo viên thực hiện được kế hoạch bồi dưỡng, tự bồi dưỡng.

- Tổ chức việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng, tổ chức theo dõi và giám sát.

- Nghiệm thu đánh giá kết quả, kiểm tra xác định hoàn thành chuẩn hoá.

- Xác định lại danh sách phân loại và kiến nghị giải quyết những cán bộ giáo viên không đạt chuẩn hoá.

- Tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng theo hướng:

+ Dành khoản kinh phí thích đáng cho bồi dưỡng giáo viên. Việc bồi dưỡng được thực hiện suốt năm học, với mục đích tận dụng ưu thế của tự bồi dưỡng. Giảng viên phải được lựa chọn và đánh giá, học phải kiểm tra, thu hoạch.

+ Củng cố hoạt động chi bộ, đoàn thanh niên trong nhà trường, làm hạt nhân bồi dưỡng cán bộ giáo viên về tư tưởng, đạo đức.

106

+ Tôn vinh, trao các danh hiệu vinh dự. Nâng cao uy tín và địa vị của thầy giáo, làm cho người giáo viên thấy được trách nhiệm của mình với xã hội.

+ Tổ chức nhiều hình thức phong phú bồi dưỡng và rèn luyện nghiệp vụ cho giáo viên. Thông qua thực hiện quy chế thi, quy chế chuyên môn, rèn luyện đội ngũ giáo viên phong cách làm việc nghiêm túc, bản lĩnh chính trị, chống biểu hiện sai trái, phản giáo dục.

+ Bồi dưỡng giáo viên mới trước và sau tuyển dụng cần được coi trọng, qua bồi dưỡng mà khẳng định chất lượng giáo viên trước khi tuyển chính thức.

+ Hiệu trưởng chủ trì việc đánh giá lao động của giáo viên theo tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn phải hướng giáo viên vào lao động sáng tạo, có nhiều học sinh đạt giải trong kì giao lưu học sinh giỏi, giáo dục nhiều học sinh chậm tiến bộ.

3/ Chỉ đạo các trường trong công tác sử dụng đội ngũ giáo viên

Việc sử dụng đội ngũ giáo viên theo các nguyên tắc:

+ Sử dụng giáo viên đúng chuyên môn đào tạo. Những bộ môn ở một trường chưa đủ để bố trí một biên chế thì bố trí giáo viên theo hướng liên thông.

+ Giáo viên bộ môn nào thì chịu trách nhiệm hoạt động ngoại khoá và chuyên sâu của bộ môn nhằm yêu cầu và tạo điều kiện cho giáo viên đó trở thành chuyên gia ở lĩnh vực của mình.

+ Giáo viên giỏi phải tổ chức nghiên cứu khoa học.

+ Giáo viên không phù hợp với môi trường công tác, có hoàn cảnh ảnh hưởng đến chất lượng công tác, hoặc lợi dụng hoàn cảnh ảnh hưởng đến công tác thì phải luân chuyển.

+ Giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên liên hệ với cha mẹ học sinh…

107

+ Cán bộ quản lí trường học được đề bạt để làm việc tại chỗ, không đề bạt rồi chuyển ngay đến nơi mới, việc đề bạt coi trọng quy trình nhưng chú ý tín nhiệm với quần chúng, bám sát tiêu chuẩn, chú trọng khả năng chuyên môn, khả năng quản lí. Trong năng lực quản lí chú ý năng lực vạch kế hoạch, tổ chức công việc, làm việc với con người, các phong dứt khoát, kiên quyết.

Một phần của tài liệu biện pháp chỉ đạo thực hiện bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục các trường tiểu học trên địa bàn thành phố hải phòng (Trang 105 - 109)