- 81T 77.8% giáo viên TX,RTX giao việc Đồng đều cho từng cá nhân Đây là cách thức được giáo viên sử dụng ở mức độ cao nhất Mức độ TT 14.8% Thầy cô cho
2.2.3.1 So sánh đánh giá của giáo viên và học sinh về mức độ sử dụng các phương pháp giáo dục.
sử dụng các phương pháp giáo dục.
2.2.3.1 So sánh đánh giá của giáo viên và học sinh về mức độ sử dụng các phương pháp giáo dục. pháp giáo dục.
Bảng 23: Đánh giá của giáo viên và học sinh về mức độ sử dụng các phương pháp
Nội dung phương pháp Giáo viên Học sinh Sig
1 .Trò chuyện 4.2222 2 3.7778 3 0.001
2.Thảo luận 3.7778 6 3.5000 5 0.145
3.Thầy cô làm gương 4.3333 1 4.0185 1 0.040
4.Giao công việc 3.9630 4 3.2222 6 0.001
6.Khen thưởng 3.8704 5 3.0556 7 0.000
7.Trách phạt 3.3889 8 2.6852 8 0.001
8.Tố chức các hoạt động tập thể 3.7778 7 3.6481 4 0.468 Qua kiểm nghiệm T - Test với mức ý nghĩa quan sát (sig<a= 0.05) chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt ý nghĩa về thống kê ở các phương pháp như: trò chuyện, thảo luận, giao việc, khen thưởng, trách phạt. Các phương pháp còn lại như: thảo luận, tổ chức các hoạt động thập thể, luyện tập thói quen thì không có sự khác biệt ý nghĩa.
Căn cứ vào điểm trung bình cho thấy ở phương pháp trò chuyện thì giáo viên đánh giá sử dụng phương pháp ở mức độ TX cao đánh giá của học sinh, sự chênh lệch này là 0.4444.
Giáo viên đánh giá cao hơn so với học sinh về mức độ sử dụng TX ở phương pháp nêu gương (sự chênh lệch 0.3148).
Học sinh đánh giá về mức độ sử dụng phương pháp giao việc thấp hơn so với sự đánh giá của giáo viên (0.7408).
Căn cứ vào điểm trung bình của giáo viên và học sinh chúng tôi nhận thấy, giáo viên đánh giá phương pháp giao việc chủ yếu ở mức độ TX, trong khi đó thì học sinh lại đánh giá phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở mức độ TT.
Phương pháp khen thưởng được giáo viên đánh giá cao hơn so với học sinh về mức độ sử dụng phương pháp, sự chênh lệch này khá cao 0.8148. Giáo viên cho rằng phương pháp khen thưởng được sử dụng chủ yếu ở mức độ TX, trong khi đó thì học sinh lại cho rằng phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở mức độ TT.
Học sinh đánh giá thấp hơn so với giáo viên về mức độ TT khi sử dụng phương pháp trách phạt (chênh lệch là 0.7037).
Qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy: các phương pháp sau đây có sự khác biệt nhiều về thứ hạng, chỉ chênh lệch 1 bậc. Phương pháp trò chuyện xếp thứ 2 (ở giáo viên) so với xếp thứ 3 (ở học sinh). Phương pháp tập luyện thói quen xếp thứ 3 (giáo viên) so với xếp thứ 2 (ở học sinh), phương pháp thảo luận xếp thứ 6 (ở giáo viên) so với xếp thứ 5 (ở học sinh). Như vậy, thông qua sự đánh giá của giáo viên và học sinh về nhưng phương pháp đó, cho thấy có sự tương đồng về mặt thứ hạng.
Căn cứ vào bảng 16, chúng tôi nhận thấy sự khác biệt thể hiện rõ nhất ở các phương pháp giáo dục sau:
-Phương pháp giao việc: xếp thứ 4 ở giáo viên và xếp thứ 6 ở học sinh. Điều này có thể hiểu như sau: trong quá trình giáo dục học sinh, các thầy cô với những nhiệm vụ công tác khác nhau, do đó đã phân công cho học sinh với những công việc thuộc về lĩnh vực của mình. Tuy nhiên, có thể thấy rằng ngoài những công việc mà mọi học sinh bắt buộc phải làm như lao động sản xuất, học bài và làm bài, thực hành nghề thì những công việc khác ngoài sự bắt buộc như tìm hiểu giúp đỡ bạn khó khăn trong đội, lớp, hay bảo quản đồ dùng trong đội - lớp... là nhiệm vụ của đội ngũ ban tự quản hay đội ngũ cán sự trong đội - lớp. Vì vậy, thực tế cho thấy có sự khác biệt trong đánh giá của giáo viên và học sinh về các mức độ giao việc.
-Phương pháp khen thưởng ở vị trí thứ 5 ở giáo viên và xếp thứ 7 ở học sinh. Qua quá trình tìm hiểu thực tế chúng tôi nhận thấy rằng, khi học sinh có những hành vi tích cực hay quá trình rèn luyện có sự tiến bộ thì đều được giáo viên khen thưởng và do đó giáo viên cho rằng khen thưởng là một việc làm TX. Tuy nhiên, đối với học sinh thì những việc làm tích cực hằng ngày ít được thể hiện, mà kết quả học tập, rèn luyện tích cực, tiến bộ chủ yếu được đánh giá sau mỗi tháng, mỗi quý, mỗi năm. Và do đó thì việc khen thưởng được sử dụng chủ yếu theo định kỳ, với các mức độ khen thưởng khác nhau phụ thuộc vào quá trình học tập và rèn luyện của học sinh. Mặc khác, với số lượng học sinh quá đông thì giáo viên khó có thể nắm bắt hết những hành vi tích cực của các em để thực hiện sự khen thưởng. Vì thế, đứng ở vị trí khác nhau thì giáo viên và học sinh đánh giá về mức độ khen thưởng có khác nhau cũng là một điều tất yếu.
-Tổ chức các hoạt động tập thể được xếp vị trí thứ 7 ở giáo viên và thứ 4 ở học sinh. Qua quá trình tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy rằng trong quá trình giáo dục học sinh thì nhà trường mà đại diện là các giáo viên trực ban kết hợp với tiểu ban phong trào đã tổ chức nhiều hoạt động tập thể cho học sinh. Những hoạt động được tổ chức TX là hội thi đố em, chiếc nón kì diệu, thi hát karaoke, thi đá banh, đánh bóng chuyền. Với rất nhiều hoạt động tập thể phong phú và đa dạng đã lôi kéo được nhiều học sinh tham gia và hưởng ứng tích cực. Trong khi đó thì khi đánh giá về mức độ sử dụng các phương pháp giáo dục, cân nhắc với các phương pháp khác mà giáo viên đã sử dụng thì giáo viên cho rằng việc tổ chức những hoạt động tập thể ít được sử dụng TX hơn so với các phương pháp khác. Vì vậy mà trong sự đánh giá của giáo viên và học sinh có sự khác biệt về mức độ sử dụng đối với phương pháp này.
Nhìn chung thì sự đánh giá của giáo viên và học sinh có sự khác biệt về mức độ sử dụng ở một số phương pháp như: phương pháp trò chuyện, phương pháp nêu gương, phương pháp giao việc, phương pháp khen thưởng và phương pháp trách phạt. Phần lớn thì giáo viên thường đánh giá cao hơn so với học sinh về mức độ sử dụng TX đối với các phương pháp. Đứng ở mỗi góc độ và vị trí khác nhau, do đó mà trong sự đánh giá về mức độ TX của các phương pháp thì có sự khác biệt về thứ hạng ở một số phương pháp như:phương pháp giao việc,khen thưởng,tổ chức các hoạt động tập thể.
2.2.3.2 So sánh đánh giá giữa giáo viên và học sinh về mức độ sử dụng, thái độ của học sinh ở các phương pháp giáo dục.