Có thể hiểu tác động song song là hình thức tác động gián tiếp tới đối tượng giáo dục thông qua sự nhận thức tác động của các thành viên trong tập thể cơ sở để các thành viên trong tập thê tác động lẫn nhau.
Đây là phương pháp giáo dục Macarencô đề xuất. Macarencô đã giải thích như sau: "chỉ tiếp xúc với đội (tức là tập thể cơ sở), không tiếp xúc với cá nhân riêng lẻ, đó là cách biểu hiện chính thức, còn thực chất là hình thức tác động chính đến cá nhân nhưng biểu hiện thì lại diễn ra song song với thực chất".
Tác động song song về mục đích là nhằm giáo dục các cá nhân nhưng thông qua tác động của tập thể cơ sở mà trong đó cá nhân sống và hoạt động. Dùng dư luận của tập thể lành mạnh để điều chỉnh hành vi, suy nghĩ và hoạt động của mỗi cá nhân.
Macarencô sử dụng phương pháp này trong 3 trường hợp:
+ Thông qua đội ngũ tự quản.
+ Thông qua tác động đối với cả đội - tập thể cơ sở.
+ Mời lên phòng ông uống trà, ông nói một điều gì đó mà không ám chỉ một ai, hoặc một đội nào đó mà các em liên hệ và đoán ra Macarencô định nói gì?
Các hình thức này được sử dụng khi các tập thể cơ sở có đội ngũ tự quản vững vàng, có dư luận lành mạnh, các thành viên có ý thức trách nhiệm cao đối với những công việc chung của tập thể.
Về hình thức gây dư luận thì mỗi tập thể cơ sở và cá nhân có nhiều cách sáng tạo khác nhau nhằm thực hiện các mục tiêu giáo dục đặt ra.
Hình thức tổ chức tốt nhất trong phương pháp giáo dục bằng tác động song song là để biểu lộ sự tác động của tập thể tới các học sinh là tổ chức hội nghị chung của cả đội, của lớp. Trong đó sẽ bàn mọi công việc của đội, lớp và giải quyết mọi vấn đề nghiêm trọng nhất.
Trong thực tiễn công tác của Macarencô ông đã đánh giá cao vai trò của các hội nghị chung. Macarencô đã từng nói "tôi cho rằng các hội nghị chung cần thiết bao nhiêu để quyết định mặt hình phạt đúng đắn thì chúng cũng cần thiết bấy nhiêu để cho mỗi thành viên của hội nghị tự thấy trách nhiệm của mình trước quyết định đó".
Phương pháp tác động song song có ý nghĩa to lớn nó sẽ tạo ra ảnh hưởng dây chuyền. Đối tượng cần tác động được cả tập thể giám sát, giúp đỡ, quản lý. Tập thể phải có trách nhiệm đối với cá nhân đó và ngược lại cá nhân cần giáo dục cũng nhận thấy trách nhiệm trước tập thể. Hội nghị chung được triệu tập để giải quyết những vấn đề khác nhau, trong hội nghị đó mặc dù chỉ có một số học sinh bị phê phán nhưng những em khác có mặt ở hội nghị cũng sẽ bắt đầu suy nghĩ rằng mình không phải là không có khuyết điểm, rằng mình cũng rút kinh nghiệm cho bản thân. Sự tự phê phán nội tâm, sự liên hệ tự phê bình như vậy có ý nghĩa giáo dục rất lớn. Việc áp dụng phương pháp này còn có ý nghĩa cho việc chống lại sự bao che cho nhau trong tập thể, sự bao che này xuất hiện ở ngay những tập thể tốt do các em hiểu sai ý nghĩa của tình bạn.
Phương pháp này chỉ có thể sử dụng khi tập thể cơ sở đã phát triển ở giai đoạn cao. Nghĩa là những yêu cầu của nhà giáo dục luôn luôn có một lực lượng nòng cốt sẵn sàng giúp đỡ thực hiện, có dư luận tập thể lành mạnh sẵn sàng ủng hộ phần tử tích cực và hành vi tích cực. Đồng thời dư luận không tha thứ cho những ai xâm phạm đến truyền thống danh dự quyền lợi chung của tập thể. Và vấn đề quan trọng là nhà sư phạm phải có uy tín, có kinh nghiệm, được tập thể tin yêu.
sở trong tập thể lớn. Chẳng hạn nếu nhà sư phạm muốn đập tan một nhóm hoặc một bè phái có hại thì không nên tác động trực tiếp tới nhóm mà nên tiến hành tác động toàn tập thể để cả tập thể chú ý đến nhóm hoặc bè phái dư luận có hại đó.
Tóm lại phương pháp giáo dục bằng tác động song song là phương pháp nhà giáo dục sử dụng sức mạnh của dư luận tập thể nhằm điều chỉnh suy nghĩ, hành động của cá nhân hoặc của một nhóm theo yêu cầu giáo dục. Cùng một tác động giáo dục cả tập thể và đối tượng giáo dục đều chịu ảnh hưởng. Hiệu quả của phương pháp này như một mũi tên bắn 2 đích (cả tập thể và cá nhân).