Đánh giá của giáo viên và học sinh về cách thức sử dụng phương pháp giáo dục

Một phần của tài liệu phương pháp giáo dục đối với thanh thiếu niên phạm pháp tại trường giáo dưỡng số 4 tỉnh đồng nai (Trang 126 - 128)

- 81T 77.8% giáo viên TX,RTX giao việc Đồng đều cho từng cá nhân Đây là cách thức được giáo viên sử dụng ở mức độ cao nhất Mức độ TT 14.8% Thầy cô cho

1. Kết luận chung

1.1.3 Đánh giá của giáo viên và học sinh về cách thức sử dụng phương pháp giáo dục

Các phương pháp giáo dục được giáo viên quan tâm sử dụng phù hợp là những phương pháp khen thưởng, trách phạt, nêu gương. Phần lớn các phương pháp khác như phương pháp trò chuyện, phương pháp thảo luận, phương pháp giao việc tuy đã được sử dụng phù hợp song vẫn còn một số mặt hạn chế, cụ thể: khi trò chuyện với học sinh, tỉ lệ giáo viên Làm cho học sinh phải chấp nhận ý kiến của thầy cô được sử dụng ở mức độ TX còn khá cao. Trong phương pháp thảo luận thì chủ yếu giáo viên TX - RTX thảo luận dựa vào kinh nghiệm của bản thân. Trong giao việc Chỉ tập trung vào những em lớn, có uy tín được sử dụng khá TX.

Trong sự so sánh đánh giá của giáo viên với sự đánh giá của học sinh thì phần lớn giáo viên đánh giá mức độ sử dụng TX cao hơn so với sự đánh giá của học sinh. Riêng đối với cách thức trò chuyện Làm cho các em chấp nhận ý kiến của thầy cô được cả giáo viên và học sinh xác nhận sử dụng chủ yếu ở mức độ TT.

Trong phương pháp nêu gương có sự chênh lệch trong đánh giá về mức độ sử dụng TX giữa giáo viên và học sinh, giáo viên đánh giá phương pháp nêu gương trên loa (xếp thứ 1) so với (xếp thứ 3) ở học sinh, thầy cô làm gương (xếp thứ 2) ở giáo viên so với (xếp thứ 4) ở học sinh. Trong các cách thức khác có sự chênh lệch nhưng không cao (chủ yếu ở 1 bậc).

Trong phương pháp khen thưởng thì có sự khác biệt giữa đánh giá của học sinh với đánh giá của giáo viên. Riêng chỉ có cách thức giảm thời hạn là không có sự khác biệt. Đánh giá về mức độ TX của giáo viên phần lớn thường cao hơn so với sự đánh giá của học sinh. Có sự chênh lệch cao trong đánh giá giữa giáo viên và học sinh về các cách thức như: biểu dương trước tập thể đội (xếp thứ 1) ở giáo viên so với (xếp thứ 3) ở học sinh. Biểu dương trên loa phát thanh (xếp thứ 3) ở giáo viên và (xếp thứ 6) ở học sinh.

Có sự khác biệt ý nghĩa trong tất cả các cách thức trách phạt khi so sánh đánh giá của giáo viên với đánh giá của học sinh. Giáo viên đánh giá mức độ sử dụng TX cao hơn so với sự đánh giá của học sinh. Có sự chênh lệch cao về thứ hạng ở cách thức trách phạt trên loa (xếp thứ 3) ở giáo viên so với (xếp thứ 5) ở học sinh.

Một phần của tài liệu phương pháp giáo dục đối với thanh thiếu niên phạm pháp tại trường giáo dưỡng số 4 tỉnh đồng nai (Trang 126 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)