- 81T 77.8% giáo viên TX,RTX giao việc Đồng đều cho từng cá nhân Đây là cách thức được giáo viên sử dụng ở mức độ cao nhất Mức độ TT 14.8% Thầy cô cho
2.2.2.2.6 Phương pháp trách phạt
Bảng 14: Đánh giá của giáo viên về nội dung bị trách phạt
♦ Về nội dung trách phạt:
-68.6% giáo viên cho rằng việc trách phạt được sử dụng TX, RTX nhất khi học sinh có tư tưởng và hành vi trốn trường. Trốn trường là hành vi vi phạm nặng đến nội quy của nhà trường. Hành vi này bị nghiêm cấm tuyệt đối khi học sinh đang học tập và rèn luyện tại trường.
-63% giáo viên xác nhận rằng khi học sinh Đánh nhau gây mất đoàn kết và bị giáo viên quan tâm trách phạt mức độ trách phạt là TX, RTX.
-64.8% giáo viên đánh giá việc học sinh lười học tập, lao động, rèn luyện thì bị trách phạt ở mức độ TX, RTX. Các nội dung như vô lễ với giáo viên, phá hoại tài sản nhà trường, không hoàn thành nhiệm vụ được giao cũng bị trách phạt, tuy nhiên thì
mức độ có ít hơn.
Nhìn chung thì hầu như những hành vi vi phạm nội quy của nhà trường đều là những nội dung mà buộc thầy cô phải trách phạt. Trong hoạt động giáo dục tại trường thì việc thực hiện tốt những nội quy của nhà trường, việc đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, việc tích cực học tập, lao động và rèn luyện là những nội dung quan trọng trong quá trình xây dựng lại nhân cách cho học sinh.
-81.5% giáo viên đánh giá rằng Nhắc nhở nhẹ nhàng là cách thức được sử dụng TX, RTX, mức độ TT 14.8%. Nhận xét về vấn đề này, thầy cô cho rằng: học sinh phạm pháp phần lớn đã chịu nhiều tổn thương trong cuộc sống. Do đó, việc nhắc nhở nhẹ nhàng sẽ có tác động mạnh giúp các em điều chỉnh các hành vi sai phạm của bản thân.
-Nhắc nhở nhẹ nhàng là cách thức được 88.5% giáo viên đánh giá là học sinh RHL, HL. Thái độ hài lòng của học sinh theo giáo viên ở cách thức này là cao nhất. Thầy cô đã xác nhận rằng khi vi phạm những nội quy của nhà trường và được giáo viên nhắc nhở thì phần lớn học sinh đều nhận ra lỗi lầm của mình và đã sửa chữa.
-Phê bình trước tập thể đội là cách thức được sử dụng nhiều ở mức độ TX, RTX 70.4%, mức độ TT 25.9%, xếp ở vị trí thứ 2. Nhận xét về vấn đề này, thầy cô cho rằng đối với những hành vi vi phạm thông thường như: lười học tập, lao động, đánh nhau giữa các thành viên trong đội... thì giáo viên có thể trách phạt các em trước tập thể đội trong các buôi sinh hoạt hằng tuần.
-66.7% giáo viên cho rằng học sinh HL khi giáo viên sử dụng hình thức trách phạt bằng cách phê bình trước tập thể đội,
-51.9% giáo viên cho rằng việc phê bình trên loa phát thanh là cách thức được sử dụng ở mức độ TX, RTX, xếp vị trí thứ 3.
59.3% học sinh HL với cách thức phế bình này. Tuy nhiên có 13% học sinh KHL, RKHL với cách thức này.
-Cách thức trách phạt mạnh như phê bình trước toàn trường được 46.3% giáo viên xác nhận là sử dụng ở mức độ TX. Trong khi đó thì mức độ TT chiếm 42.6%, IK chiếm 11.1%. Các cách thức khác như cảnh cáo trước toàn trường, cảnh cáo trước tập thể đội cũng được sử dụng chủ yếu ở mức độ TX.
-14.9% giáo viên đánh giá học sinh RKHL, KHL ở cách thức phê bình trước toàn trường.
-Cách ly tại buồng kỷ luật 5 ngày được giáo viên đánh giá chủ yếu ở mức độ IK 31.5%. Tuy nhiên thì có 27.8% giáo viên sử dụng ở mức độ
TT, 29.7% giáo viên sử dụng ở mức độ TX, RTX. Theo các thầy cô thì giao tiếp là nhu cầu rất quan trọng của con người, đặc biệt là ở lứa tuổi thành thiếu niên. Việc cách ly với môi trường xung quanh một mặt giúp các em có thời gian để suy nghĩ về những hành động sai trái của mình. Mặt khác việc không được thỏa mãn nhu cầu giao tiếp với mọi người, đặc biệt là với bạn bè sẽ tạo ra ở các em "sự bức xúc" về mặt tinh thần. Qua đó,giúp các em tự nhận thức và tự điều chỉnh hành vi vi phạm của bản thân.
-14.8% giáo viên cho rằng học sinh RKHL, KHL ở cách thức cách ly tại buồng kỷ luật
Nhìn chung thì phần lớn giáo viên đánh giá học sinh HL với các cách thức trách phạt mà thầy cô đã sử dụng. Các cách thức được HL nhất chủ yêu tập trung ở cách thức nhắc nhở nhẹ nhàng, phê bình trước tập thể đội. Tuy nhiên, vẫn còn một số học sinh KHL với các cách thức như cảnh cáo trước toàn trường, cách ly tại buồng kỷ luật, phê bình trước toàn trường.