- 81T 77.8% giáo viên TX,RTX giao việc Đồng đều cho từng cá nhân Đây là cách thức được giáo viên sử dụng ở mức độ cao nhất Mức độ TT 14.8% Thầy cô cho
1. Kết luận chung
1.1.5 Đánh giá của giáo viên về kết quả học tập và rèn luyện của học sinh
Công tác giáo dục học sinh đã mang lại những hiệu quả tích cực thể hiện qua những thay đổi về mặt nhận thức, thái độ của học sinh sau khi vào trường, các em đã biết chấp hành nội quy nề nếp của nhà trường, tự giác hoàn thành các nhiệm vụ được
giao, biết giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn, tích cực rèn luyện để được học nghề, mong muốn sau này sẽ có việc làm ổn định, biết lễ phép vâng lời thầy cô, thương bố mẹ nhiều hơn. Tuy nhiên, đặc điểm còn hạn chế nổi bật ở phần lớn các em đó là còn gây mất đoàn kết, còn lười học tập, lao động, rèn luyện. Đặc biệt phần lớn các em cảm thấy chưa tự tin vào bản thân, chưa xác định con đường tương lai, phó mặc cho số phận. Bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ học sinh vẫn chưa thạo được nghề trước khi ra trường.
1.2 Những khó khăn gây cản trở đến việc sử dụng các phương pháp giáo dục.
Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi có thể rút ra những kết luận sau:
+ Khó khăn chủ quan:
Phần lớn giáo viên chưa trong trang bị tốt những kiến thức về khoa học giáo dục, khoa học tâm lý, đặc biệt là kiến thức về tâm lý lứa tuổi, tâm lý thanh thiếu niên phạm pháp, và những kiến thức về quá trình giáo dục lại. Chưa được chuẩn bị tốt về những kiến thức này sẽ dễ dẫn đến việc sử dụng các phương pháp, các tác động không phù hợp, làm ảnh hưởng đến kết quả giáo dục nói chung.
+ Khó khăn khách quan:
Khó khăn từ phía học sinh:
- Học sinh ở trường Giáo dưỡng là những trẻ em phạm pháp, phần lớn có hoàn cảnh đặc biệt và có sự khiếm khuyết trong sự phát triển nhân cách. Do đó, các em thường có tâm lý chống đối, phản kháng lại các tác động giáo dục của giáo viên cũng như là sự dè dặt trong các mối quan hệ xung quanh.
-Sự mất đoàn kết giữa các thành viên trong tập thể.
Khó khăn từ phía gia đình học sinh:
-Gia đình không quan tâm và có những tác động xấu làm ảnh hưởng đến thái độ học tập, rèn luyện và phấn đấu của học sinh.
Khó khăn từ phía nhà trường:
-Cơ sở vật chất để phục vụ cho công tác giáo dục học sinh còn nhiều thiếu thốn. -Chưa tạo điều kiện để giáo viên học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp ở các cơ quan quản lý khác.
Khó khăn về mặt luật pháp:
-Sự ràng buộc của luật về các biện pháp giáo dưỡng đối với học sinh phạm pháp.
2. Kiến nghị:
Qua những kết quả rút ra từ việc nghiên cứu thực trạng, chúng tôi xin được đề xuất một vài ý kiến như sau:
Về phía xã hội:
-Nhà nước cần quan tâm tổ chức những lớp học riêng biệt, đặc thù để đào tạo nhiều giáo viên chuyên về lĩnh vực giáo dục lại.
-Nhà nước cần quan tâm đầu tư ngân sách cho việc cải thiện cơ sở vật chất, đảm bảo số lượng học sinh tối ưu trong các đội ở các trường Giáo dưỡng.
- Địa phương và các tổ chức xã hội cần quan tâm đến việc tạo việc làm ổn định cho học sinh khi các em ra trường.
Về phía nhà trường:
- Để mang lại hiệu quả cao trong công tác giáo dục học sinh, nhà trường cần chú trọng đến vấn đề về nhân lực. Nhà trường cần quan tâm đến việc tổ chức thường xuyên các hoạt động bồi dưỡng năng lực, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trong nhà trường, đặc biệt là việc bồi dưỡng những kiến thức về khoa học tâm lý, khoa học giáo dục.
- Bên cạnh việc chăm lo đến đời sống của học sinh, nhà trường cũng cần chú trọng đến việc chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần cho giáo viên. Ban lãnh đạo
nhà trường cần có những kiến nghị để Nhà nước quan tâm đến các chế độ ưu đãi về tiền lương cho giáo viên để giáo viên chuyên tâm công tác. Bên cạnh đó thì cũng cân quan tâm tố chức các hoạt động như: tham quan, thi đua về văn hóa - văn nghệ - thể dục thể thao.
- Ban lãnh đạo nhà trường cần quan tâm đến việc cải thiện các cơ sở vật chất trong từng đội, từng lớp.
- Nhà trường cân quan tâm đến việc tổ chức các hoạt động tham quan, giao lưu với các trường Giáo dưỡng khác để giúp giáo viên có điều kiện trao đổi, học hỏi các kinh nghiệm hay của các đồng nghiệp.
- Nhà trường cũng cần liên kết với các cơ sở sản xuất - kinh doanh ở bên ngoài để giúp đỡ các em có việc làm sau khi ra trường, để các em tái hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống tốt hơn.
Về phía giáo viên:
- Không ngừng học hỏi, tự bồi dưỡng để nâng cao những tri thức về khoa học tâm lý - giáo dục cho bản thân.
-TX phối hợp trao đổi với gia đình học sinh để tìm hiểu sâu sắc về học sinh cũng như cần phối hợp để tạo ra sự thống nhất trong công tác giáo dục học sinh.
Về phía gia đình học sinh:
- Cần có trách nhiệm quan tâm, là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho con cái. - Không vì quá yêu thương con mà xúi dục, giúp đỡ, tạo điều kiện cho con cái vi phạm nội quy của nhà trường.
-Cần thường xuyên trao đổi, bàn bạc với các giáo viên đang giáo dục trực tiếp con mình để tìm hiểu tình hình học tập, rèn luyện của con cũng như để có những biện pháp tác động thống nhất với giáo viên trong nhà trường.