Hệ thống các phương pháp giáo dục

Một phần của tài liệu phương pháp giáo dục đối với thanh thiếu niên phạm pháp tại trường giáo dưỡng số 4 tỉnh đồng nai (Trang 31)

Nhóm phương pháp xây dựng ý thức nhân cách

Những phương pháp giáo dục ý thức nhân cách là những phương pháp giáo dục tác động đến nhận thức và tình cảm của đối tượng giáo dục mà mục đích cuối cùng là hình thành niềm tin đối với các chuẩn mực xã hội đã được quy định. Sự cần thiết của nhóm phương pháp này xuất phát từ nguyên tắc thống nhất giữa ý thức và hoạt động. Có thể xây dựng ý thức bằng các phương pháp: Đàm thoại, giảng giải, nêu gương.

U

Đàm thoại:UCó đàm thoại riêng và thảo luận

Đàm thoại là phương pháp được thực hiện bằng lời nói để trao đối ý kiến với nhau giữa nhà giáo dục với học sinh hoặc giữa học sinh với nhau về một vấn đề nào đó (về chính trị, tư tưởng, đạo đức, thẩm mỹ, xã hội, đời sống).

nhau để đôi bên cùng phát biểu ý kiến của mình.

Với phương pháp đàm thoại, nhà giáo dục tạo cơ hội cho người được giáo dục giải thích, đánh giá những sự kiện, những hiện tượng xã hội có liên quan đến các hành vi tiêu cực hay tích cực, giải quyết các tình huống đạo đức, pháp luật... để từ đó rút ra được những kết luận bổ ích. Đồng thời, củng cố ý thức cá nhân và hình thành niềm tin đối với các chuẩn mực xã hội đã được quy định.

+Thảo luân: là hình thức đặc biệt của đàm thoại giữa học sinh với nhau do nhà giáo dục hay cán bộ lớp điều khiển nhằm trao đổi ý kiến về một vấn đề nào đó.

+Đàm thoại riêng: Là biện pháp đặc biệt trong phương pháp đàm thoại. Biện pháp này giúp nhà giáo dục hiểu biết sâu sắc về hoàn cảnh và cá tính của từng em, nhất là những vấn đề mà những học sinh đó không muốn đưa ra bàn bạc trong tập thể mà chỉ muốn nói riêng với giáo viên. Biện pháp này chỉ có tác dụng tốt trong điều kiện quan hệ thầy trò dựa trên sự tin cậy, yêu thương, dân chủ, ân cần.

Thử thách lớn nhất đối với người giáo viên là trong đàm thoại riêng với các học sinh bướng bỉnh, chậm tiến, khó dạy. Trong những trường hợp đó, đòi hỏi nhà giáo dục phải biết cách giao tiếp khéo léo, tế nhị, thận trọng, và đánh giá học sinh một cách có tình, có lý, nhất là phải có thái độ thật sự yêu thương, trân trọng, chân thành và tin tưởng, tuyệt đối tránh thái độ thô bạo, cưỡng bức, cứng nhắc, khuôn sáo công thức.

Để đạt được hiệu quả cao, trong đàm thoại nhà giáo dục cần phải:

-Trước khi đàm thoại, phải xác định mục tiêu, chủ đề, nội dung đàm thoại, xây dựng hệ thống những câu hỏi phù hợp.

-Khi tiến hành đàm thoại cần nêu lại chủ đề, mục tiêu, nội dung đàm thoại và các câu hỏi đàm thoại. Trong quá trình đàm thoại, người được giáo dục phát biểu ý kiến với nhau và với nhà giáo dục.

dục viết ra những kết luận cần thiết, đồng thời tổng kết và đánh giá chung. U

Phương pháp giảng giải:

Là phương pháp trong đó nhà giáo dục dùng lời nói để giải thích, chứng minh các chuẩn mực xã hội đã được quy định nhằm giúp cho người được giáo dục hiểu và nắm được ý nghĩa, nội dung và quy tắc thực hiện các chuẩn mực đó. Nhờ vậy, người được giáo dục có cơ hội lĩnh hội những chuẩn mực xã hội, đồng thời hình thành được niềm tin đối với các chuẩn mực đó.

Để giảng giải, khuyên bảo có hiệu quảy nhà giáo dục cần chú ý đến những vấn đề sau:

-Nhà giáo dục cần chọn thời điểm thích hợp để giảng giải, khuyên bảo, cần chuẩn bị nội dung cho đầy đủ, chính xác.

-Khi diễn giảng nhà giáo dục cần dùng lời nói rõ ràng, chính xác dễ hiểu, logíc, tạo được sự đồng cảm giữa nhà giáo dục và người được giáo dục

-Nên thu hút người được giáo dục tham gia giải thích, chứng minh các sự kiện, hiện tượng có liên quan từ đó rút ra kết luận.

U

Phương pháp nêu gương:

Nêu gương là phương pháp dùng những tấm gương sáng của các cá nhân hoặc của tập thể để kích thích những người được giáo dục học tập và làm theo, phương pháp nêu gương dựa trên cơ chế của sự bắt chước.

Phương pháp nêu gương có tác dụng giúp người được giáo dục phát triển năng lực phê phán, đánh giá được những hành vi của người khác, đồng thời rút ra những kết luận bổ ích cho bản thân. Từ đó, người được giáo dục biết học tập những tấm gương tốt, tránh những tấm gương xấu, hình thành niềm tin về những chuẩn mực xã hội và mong muốn có những hành vi phù hợp.

-Căn cứ vào mục tiêu, nội dung giáo dục cụ thể,vào đặc điểm tâm sinh lý của người được giáo dục, lựa chọn những tấm gương sáng và những tấm gương phản diện phù hợp. Song, những tấm gương sáng là chủ yếu, không được lạm dụng những gương phản diện vì dễ gây ra kết quả phản giáo dục.

-Những tâm gương nêu ra phải gần gũi với cuộc sống hằng ngày và phải mang tính chất điển hình, tránh tràn lan, chung chung.

-Phải có tính khả thi đối với người được giáo dục, tránh nêu "những tấm gương quá lý tưởng”

-Nhà giáo dục có thể nêu gương tốt từ bạn bè, người thân, những tấm gương trên báo, đài, các tác phẩm văn học...

-Bản thân nhà giáo dục phải là tấm gương sáng cho con cái noi theo. Sự gương mẫu của nhà giáo dục sẽ tác động trực tiếp đến nhận thức, tình cảm, niềm tin và hành động của trẻ.

Như vậy, các phương pháp xây dựng ý thức nhân cách có tác dụng giúp cho người được giáo dục có những tri thức cần thiết về các giá trị chuẩn mực xã hội. Đồng thời, các phương pháp này còn giúp đối tượng giáo dục nhận thấy được những hành vi lệch chuẩn xã hội, không được xã hội chấp nhận, đi ngược với đạo đức và truyền thống của mỗi quốc gia.

Trên cơ sở những tri thức về các chuẩn mực, giá trị xã hội, người được giáo dục sẽ dần dần hình thành thái độ niềm tin tương ứng. Từ những tri thức và niềm tin về các chuẩn mực, giáo dục xã hội thống nhất với nhau làm cơ sở định hướng rèn luyện hành vi và thói quen tương ứng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhóm phương pháp tổ chức hoạt đông và hình thành kinh nghiêm ứng sử xã hội

Hoạt động và giao tiếp là những yếu tố quyết định sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Hoạt động là quá trình con người xác lập các mối quan hệ giữa

mình với thế giới xung quanh, trong đó có cả bản thân chủ thể. Chính trong quá trình hoạt động, chủ thể mới bộ lộ ra bên ngoài năng lực, ý chí, tình cảm, hứng thú, tính cách... của bản thân. Đồng thời, thế giới bên ngoài cũng tác động ngược trở lại, làm phong phú thế giới nội tâm, hình thành và phát triển nhân cách của bản thân.

Chính vì vậy, trong quá trình giáo dục, nhà giáo dục cần tổ chức và hướng dẫn các hoạt động nhằm chuyển hóa ý thức về các chuẩn mực xã hội thành hành vi, thói quen tương ứng.

Trong nhóm phương pháp tổ chức hoạt động và hình thành kinh nghiệm ứng xử xã hội gồm các phương pháp: phương pháp giao việc, phương pháp tập luyện.

+Phương pháp giao việc:

Là phương pháp nhà giáo dục lôi cuốn người được giáo dục và những hoạt động đa dạng với những công việc nhất định, với những nghĩa vụ nhất định, qua đó hình thành được những hành vi ứng xử phù hợp với những yêu cầu của công việc được giao.

Khi giao việc nhà giáo dục cần chú ý:

-Đưa ra những yêu cầu cụ thể mà người được giáo dục phải hoàn thành, giúp cho họ có thể định hướng đúng đắn cho toàn bộ hoạt động của mình nhằm thực hiện công việc được giao.

-Cần giải thích cho người được giáo dục biết ý nghĩa của công việc để từ đó kích thích họ tự giác, tích cực thực hiện công việc.

-Khi giao việc nhà giáo dục còn phái tính đến hứng thú, năng khiếu của đối tượng nhằm phát huy được thế mạnh của họ trong hoạt động.

-Theo dõi, giúp đỡ và uốn nắn những sai sót để người được giáo dục hoàn thành mọi yêu cầu của công việc.

nhằm tạo điều kiện cho họ phát huy ý thức và năng lực tự quản.

-Nhà giáo dục cần phải kiểm tra, đánh giá công khai kết quả hoàn thành công việc của cá nhân hay tập thể những người được giáo dục

+Phương pháp tập luyện:

Là phương pháp tổ chức cho người được giáo dục thực hiện một cách đều đặn và có kế hoạch đối với những hành động nhất định nhằm biến những hành động đó thành thói quen ứng xử [3, 106].

Thói quen ứng xử là nền tảng của giáo dục. Nó có thể hình thành và biến đổi được kinh nghiệm thực tiễn chứng tỏ rằng: phương pháp tập luyện đặc biệt có hiệu quả trong thời kỳ đầu của quá trình giáo dục và sẽ phát triển thành hành vi đúng đắn.

Phương pháp tập luyện được tiến hành dưới những hình thức khác nhau tùy theo từng đối tượng giáo dục.

Để thực hiện phương pháp luyện tập có hiệu quả cần chú ý đến những điểm sau:

-Nhà giáo dục phải cho người được giáo dục biết được quy tắc hành vi, nghĩa là làm cho đối tượng hình dung rõ hành vi cần được thực hiện như thế nào để người được giáo dục có thể tự định hướng cho việc thực hiện hành vi.

-Khi cần thiết có thể làm mẫu cho người được giáo dục về những hành vi cần tập luyện.

-Tạo điều kiện cho người được giáo dục tập luyện thường xuyên, lặp đi lặp lại những hành vi đã được tập luyện qua quá trình thực hiện chế độ sinh hoạt và các hoạt động.

-Nhà giáo dục cần tiến hành kiểm tra, uốn nắn thường xuyên. Đồng thời, khuyến khích họ tự kiểm tra, tự uốn nắn hành vi của mình.

thay đổi. Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tập luyện thói quen, Uxinxky đã nói:

"Giáo dục mà không có thói quen, ví như lâu đài xây trên cát”

Nhóm phương pháp kích thích hoạt đông và điều chỉnh hành vi ứng xử của người được giáo dục.

Trong quá trình giáo dục, người được giáo dục tham gia nhiều hoạt động khác nhau như học tập, lao động, thể dục thể thao... qua đó rèn luyện những hành vi ứng xử. Trong quá trình hoạt động đó thì mỗi chủ thể giáo dục sẽ tham gia với những thái độ khác nhau. Có những người tham gia hoạt động một cách tự giác, có những hành vi ứng xử phù hợp với các chuẩn mực xã hội. Nhưng cũng có những người không tự giác tham gia các hoạt động, hay có những hành vi ứng xử không phù hợp. Thậm chí có những hành vi lệch chuẩn, không được xã hội thừa nhận. Vì vậy, vấn đề được đặt ra là những thái độ hành vi tích cực cần được kích thích và những thái độ, hành vi tiêu cực cần được điều chỉnh, uốn nắn. Do đó, trong quá trình giáo dục chúng ta cần vận dụng nhóm phương pháp kích thích hoạt động và điều chỉnh hành vi ứng xử của người được giáo dục.

Nhóm phương pháp kích thích hoạt động và điều chỉnh hành vi ứng xử của người được giáo dục bao gồm: phương pháp khen thưởng và phương pháp trách phạt.

U

Phương pháp khen thưởng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Là phương pháp biểu thị sự đánh giá tích cực đối với những hành vi ứng xử của người được giáo dục.

Phương pháp khen thưởng có ý nghĩa quan trọng trong quá trình giáo dục. Nó khẳng định hành vi của mỗi chủ thể là đúng đắn, là phù hợp với các chuẩn mực xã hội đã được quy định, giúp cho người được giáo dục tự khẳng định những hành vi tốt của mình, giúp cho họ có thêm sức mạnh, niềm tin. Từ đó, kích thích người được giáo dục tiếp tục duy trì và phát triển những hành vi tích cực, đồng thời tránh được những hành vi tiêu cực không phù hợp với các chuân mực xã hội.

Trong thực tiễn giáo dục, khen thưởng được thực hiện dưới những hình thức khác nhau tùy theo tính chất, mức độ, phạm vi ảnh hưởng của những hành vi tích cực và sự nỗ lực riêng của người được giáo dục. Các hình thức có thể là:

-Tỏ thái độ đồng tình, ủng hộ những hành vi tốt một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như mỉm cười, gật đầu...

-Tỏ lời khen đúng lúc và đúng mức. -Biểu dương trước tập thể.

-Tặng giấy khen, bằng khen, thưởng bằng vật chất. Muôn áp dụng phương pháp khen thưởng có kết quả nhà giáo dục cần chú ý:

-Đảm bảo khen thưởng trên cơ sở những hành vi thực tế của người được giáo dục.

-Đảm bảo khen thưởng công bằng, khách quan. -Đảm bảo khen thưởng kịp thời, đúng lúc, đúng chỗ.

-Đảm bảo kết hợp khen thưởng thường xuyên với khen thưởng quá trình. -Đảm bảo gây được dư luận tập thể (xã hội) đồng tình với việc khen thưởng. Tuy nhiên, không phải bất cứ việc khen thưởng, biểu dương nào cũng có ý nghĩa giáo dục tích cực. Ý nghĩa giáo dục của việc khen thưởng càng lớn khi khen thưởng không đơn giản là đánh giá kết quả mà còn nêu bật được sự nỗ lực của cá nhân và cả động cơ, phương thức hoạt động.

U

Phương pháp trách phạt:

Là phương pháp biểu thị sự không đồng tình, sự phản đối, sự phê phán những hành vi sai trái của người được giáo dục, buộc người được giáo dục phải từ bỏ những hành vi sai trái, có hại cho xã hội và điều chỉnh các ứng xử của mình theo đúng các chuẩn mực xã hội đã quy định [3,112].

Trách phạt có ý nghĩa quan trọng trong quá trình giáo dục, bởi nó tạo cơ hội buộc những người có lỗi lầm trong ứng xử phải điều chỉnh hành vi của mình theo đúng những chuẩn mực đã được quy định. Đồng thời cũng tạo cơ hội nhắc nhở những người không vi phạm, không rơi vào những hành vi sai trái như những người đã bị trách phạt. Trách phạt có thể thực hiện dưới những hình thức như nhắc nhở, phê bình, cảnh báo...

Khi vận dụng phương pháp trách phạt, nhà giáo dục cần chú ý đến những điểm sau:

-Trách phạt phải công bằng, khách quan, đúng tội, đúng mức độ của hành vi sai trái và lỗi lầm, tỏ thiện ý mong muốn và tin tưởng người bị trách phạt sau này sẽ trở thành người tốt.

-Khi trách phạt, nhà giáo dục cần đảm bảo cho người bị trách phạt thấy rõ sai lầm của mình và chấp nhận hình thức, mức độ trách phạt đối với mình.

-Đảm bảo tôn trọng nhân phẩm của người bị trách phạt như không làm đau đớn về thể xác, không dùng hình phạt để trả thù cá nhân.

-Việc trách phạt không nên vội vàng, hấp tấp, cần để cho người bị trách phạt có thời gian suy ngẫm, không bao giờ được nhắc đi nhắc lại những lỗi lầm cũ đã qua, không máy móc, hình thức, không trách phạt theo một hình thức sáo mòn. Nhà giáo dục cần phải linh hoạt nhạy bén, thay đổi hình thức trách phạt và cần phải cá biệt hoa trong cách thức trách phạt thì mới đạt hiệu quả.

Như vậy, phương pháp khen thưởng và trách phạt có tác dụng kích thích, điều chỉnh những hành vi ứng xử của người được giáo dục theo định hướng của những chuẩn mực xã hội đã được quy định.

Trong các phương pháp này thì phương pháp khen thưởng là chủ yếu, phương pháp trách phạt là cần thiết nhằm giúp cho người được giáo dục phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm.

Một phần của tài liệu phương pháp giáo dục đối với thanh thiếu niên phạm pháp tại trường giáo dưỡng số 4 tỉnh đồng nai (Trang 31)