- 81T 77.8% giáo viên TX,RTX giao việc Đồng đều cho từng cá nhân Đây là cách thức được giáo viên sử dụng ở mức độ cao nhất Mức độ TT 14.8% Thầy cô cho
2.2.3.2 So sánh đánh giá giữa giáo viên và học sinh về mức độ sử dụng, thái độ của học sinh ở các phương pháp giáo dục.
2.2.3.2.1 Phương pháp trò chuyện
Bảng 24: Đánh giá của giáo viên và học sinh về mức độ sử dụng, thái độ của các em ở phương pháp trò chuyện.
Cách thức
Mức độ Thái độ Giáo viên Học sinh
Sig
Giáo viên Học sinh Sig TB XH TB XH TB XH TB XH l.Lắng nghe 4.1481 2 3.5741 2 0.000 3.9815 1 4.0370 1 0.659 2.Quan sát thái độ 4.2593 1 3.7963 1 0.006 3.9259 2 3.8333 2 0.527 3.Đặt câu hỏi 3.5741 3 3.0000 4 0.000 3.7407 3 3.5000 3 0.189 4.Làm các em chấp nhận 3.1296 4 3.374 3 0.291 3.3889 4 2.4852 4 0.005 ♦ Xét ở mức đô sử dụng cách thức:
Kết quả kiểm nghiệm T- Test cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa giữa đánh giá của giáo viên với đánh giá của học sinh về mức độ sử dụng ở các cách thức: lắng nghe, quan sát thái độ học sinh, không nói nhiều chỉ đặt câu hỏi để các em bộc lộ suy nghĩ. Còn ở cách thức Làm cho học sinh chấp nhận ý kiên của giáo viên thì không có sự khác biệt.
-Quan sát thái độ học sinh là cách thức được giáo viên và học sinh đánh giá ở mức độ TX nhất. Tuy nhiên thì sự đánh giá của giáo viên ở mức độ sử dụng TX cao hơn so với sự đánh giá của học sinh (độ chênh lệch 0.463). điều này có thể hiểu rằng trong quá trình trò chuyện giữa giáo viên và học sinh thì việc quan sát thái độ học sinh TX một mặt định hướng cho quá trình trò chuyện, mặt khác giáo viên cũng hướng đến mục đích tìm hiểu những biểu hiện tâm lý của các em để có những biện pháp tác động phù hợp, phần lớn thì sự quan sát này được thể hiện một cách kín đáo.
-Lắng nghe ý kiến của học sinh là một yếu tố quan trọng được cả giáo viên và học sinh đánh giá ở mức độ sử dụng là TX, yếu tố này cả giáo viên và học sinh đều
xếp ở vị trí thứ 2.
-Đặt câu hỏi để học sinh bộc lộ suy nghĩ được giáo viên đánh giá chủ yếu ở mức độ TX, trong khi đó thì học sinh lại đánh giá ở mức độ TT. Có sự chênh lệch trong đánh giá của giáo viên so với học sinh về cách thức này (0.5741).
Điều này có thể hiểu rằng trong quá trình trò chuyện, học sinh có nhu cầu rất cao trong việc mong muốn được chia sẻ, bộc lộ ý kiến, suy nghĩ của bản thân. Tuy nhiên thì việc đặt nhiều câu hỏi gợi mở để làm các em bộc lộ tâm tư tình cảm của thầy cô chưa đáp ứng hoàn toàn nhu cầu của học sinh.
Nhìn chung thì sự đánh giá về mức độ sử dụng các cách thức trò chuyện của giáo viên phần lớn là cao hơn so với sự đánh giá của học sinh. Tuy nhiên, cả giáo viên và học sinh đều đánh giá cách thức lắng nghe, quan sát thái độ ở mức độ sử dụng TX, bên cạnh đó thì cách thức đặt câu hỏi của giáo viên phần lớn được nhận định ở mức độ TX, còn ở học sinh thì ở mức độ TT. Giáo viên và học sinh đều xác nhận cách thức Làm cho các em chấp nhận ý kiến của thầy cô được sử dụng ở mức độ TT.
♦ Thái độ của học sinh đối với cách thức trò chuyện:
Qua kiểm nghiệm T - Test, với mức ý nghĩa quan sát (sig<a= 0.05) cho thấy không có sự khác biệt ý nghĩa giữa đánh giá của giáo viên và học sinh về thái độ của học sinh đối với các cách thức: Lắng nghe, quan sát thái độ, đặt câu hỏi để học sinh bộc lộ suy nghĩ. Riêng ở cách thức Làm cho học sinh chấp nhận ý kiến của thầy cô là có sự khác biệt ý nghĩa. Thầy cô tỏ ra PV khi đánh giá thái độ của học sinh đối với cách thức Làm cho các em phải chấp nhận ý kiến của thầy cô, trong khi đó thì học sinh KHL với cách thức trò chuyện này của thầy cô.
Như vậy, trong quá trình trò chuyện thì giáo viên đã sử dụng phù hợp các cách thức: Lắng nghe, quan sát thái độ học sinh, đặt câu hỏi để gợi mở cho học sinh trả lời. Tuy nhiên thì phương pháp trò chuyện vẫn còn hạn chế ở chỗ phương pháp trò chuyện TT cũng mang tính áp đặt.
Qua kiểm nghiệm T - Test với mức ý nghĩa (sig<a= 0.05) cho thấy không có sự khác biệt trong đánh giá của giáo viên và học sinh đối với các cách thức thảo luận như: Thảo luận theo tổ, cá nhân chuẩn bị trước và trình bày. Thầy cô phân tích theo kinh nghiệm của bản thân. Riêng ở cách thức Mời người có kinh nghiệm thảo luận với các em là có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê.
Học sinh đánh giá mức độ sử dụng cách thức Mời người có kinh nghiệm ở mức cao hơn so với sự đánh giá mức độ sử dụng của giáo viên. Tuy nhiên thì cả giáo viên và học sinh đều đánh giá cách thức này được sử dụng ở mức độ TT.
Không có sự khác biệt trong đánh giá về thứ bậc giữa giáo viên và học sinh ở các cách thức thảo luận.
Giáo viên và học sinh đều cho rằng thầy cô phân tích theo kinh nghiệm của bản thân là cách thức được sử dụng TX nhất. Sau đó là cách thức thảo luận theo tổ (vị trí 2), cá nhân chuẩn bị trước và trình bày (vị trí 3) và cuối cùng là mời người có kinh nghiệm về thảo luận với các em.
♦ So sánh sự đánh giá của giáo viên và học sinh về thái độ của học sinh đối với phương pháp thảo luận:
Kết quả kiểm nghiệm T - Test cho thấy không có sự khác biệt giữa đánh giá của giáo viên với đánh giá của học sinh (sig>ct= 0.05).
Phần lớn thì giáo viên và học sinh đều đánh giá là có thái độ HL đối với các cách thức thảo luận mà giáo viên đã sử dụng.
Có sự chênh lệch trong việc đánh giá thái độ của giáo viên và học sinh về thứ bậc cách thức. Học sinh HL với cách thức thảo luận, theo tổ hơn (xếp thứ 2) so với sự đánh giá của giáo viên (xếp thứ 4).
Giáo viên và học sinh đều đánh giá mức độ HL cao (xếp thứ i) đối với việc mời người có kinh nghiệm về trao đổi với các em.
Nhìn chung thì không có sự khác biệt ý nghĩa về đánh giá của giáo viên và học sinh đối với mức độ sử dụng các cách thức cũng như là sự đánh giá về thái độ của học sinh đối với các cách thức thảo luận mà thầy cô đã sử dụng.
Kiểm nghiệm T - Test cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa ở cách thức nêu gương: Nêu gương trong các buổi sinh hoạt đội, nêu gương trên loa phát thanh. Các cách thức còn lại không có sự khác biệt ý nghĩa (sig>a = 0.05).
Nêu gương qua các buổi sinh hoạt đội - lớp được học sinh đánh giá ở mức độ sử dụng TX hơn so với đánh giá của giáo viên. Trong khi đó thì giáo viên lại đánh giá cách thức nêu gương trên loa được sử dụng ở mức độ TX cao hơn so với sự đánh giá của học sinh.
Giáo viên và học sinh đều đánh giá các cách thức nêu gương được sử dụng chủ yếu ở mức độ TX. Trừ hai cách thức như: Mời học sinh cũ về trường, nêu gương qua phim ảnh, báo chí được sử dụng chủ yêu ở mức độ TT.
Không có sự khác biệt về vị trí xếp hạng ở các cách thức: Nêu gương trên loa phát thanh, nêu gương qua phim ảnh - báo chí, nêu gương qua sinh hoạt toàn trường,
sự chênh lệch này chỉ ở một bậc. Tuy nhiên có sự chênh lệch về thứ hạng ở cách nêu gương qua các buổi sinh hoạt đội, qua loa phát thanh, thầy cô làm gương.
♦ So sánh sự đánh giá của giáo viên và học sinh về thái độ của học sinh về phương pháp nêu gương:
Với mức ý nghĩa quan sát (sig>a= 0.05) thì không có sự khác biệt trong đánh giá giữa giáo viên và học sinh về thái độ đối với các cách thức nêu gương. Riêng cách thức nêu gương qua các buổi sinh hoạt là có sự khác biệt ý nghĩa (sig = 0.016 <a= 0.05).
Nêu gương qua các buổi sinh hoạt đội, lớp được học sinh đánh giá là HL cao hơn so với sự đánh giá của giáo viên (chênh lệch 0.3148).
Nhìn chung thì sự đánh giá của giáo viên và học sinh về các cách thức nêu gương cũng như là các thái độ đều không có sự khác biệt cao. Các cách thức nêu gương chủ yếu được sử dụng ở mức độ TX, và thái độ là HL.
Qua kiểm nghiệm T - Test, với mức ý nghĩa quan sát (sig>a= 0.05) cho thấy không có sự khác biệt ý nghĩa giữa đánh giá của giáo viên và học sinh về sử dụng các cách thức giao việc. Riêng ở cách thức Giao việc theo lứa tuổi, khả năng là có sự khác biệt ý nghĩa (sig<a= 0.05).
Giáo viên đánh giá cao hơn so với học sinh trong mức độ sử dụng cách thức giao việc theo lứa tuổi, khả năng. Giáo viên đánh giá cách thức này được sử dụng ở mức độ TX, trong khi đó thì học sinh lại đánh giá cách thức này chủ yếu được sử dụng ở mức độ TT. Qua trò chuyện với chúng tôi, giao việc theo lứa tuổi, khả năng là yếu tố quan trọng hàng đầu trong quá trình phân công nhiệm vụ cho học sinh. Đây là nguyên tắc cần thiết mà giáo viên rất quan tâm để giao việc mang lại hiệu quả cao.
Phần lớn thì giáo viên và học sinh đều đánh giá cách thức giao việc đồng đều cho từng cá nhân, giao việc theo nhóm được sử dụng TX. Bên cạnh đó thì Chỉ giao việc cho những em lớn, có uy tín được đánh giá sử dụng chủ yếu ở mức độ TT.
Không có sự khác biệt lớn trong thứ tự xếp hạng ở các cách thức giao việc.
♦ So sánh đánh giá của giáo viên và học sinh đối với thái độ của các em đối với cách thức giao việc:
Với mức ý nghĩa quan sát (sig <a= 0.05) có sự khác biệt ý nghĩa trong thái độ đối với các cách thức như: Giao việc đồng đều cho từng cá nhân, chỉ giao việc cho những em lớn, uy tín. Các cách thức còn lại như giao việc theo nhóm, giao việc theo lứa tuổi thì không có sự khác biệt ý nghĩa (sig>a= 0.05).
Học sinh HL hơn so với sự đánh giá của giáo viên ở cách thức giao việc đồng đều cho từng cá nhân (mức độ chênh lệch 0.3889).
Giáo viên phần lớn tỏ ra PV khi chỉ giao việc cho những em lớn, có uy tín, trong khi đó thì phần lớn học sinh lại KHL với cách thức giao việc này.
Không có sự khác biệt cao về thứ hạng trong đánh giá thái độ HL của giáo viên và học sinh ở các cách thức.
Nhìn chung thì các cách thức giao việc được giáo viên và học sinh đánh giá ở mức độ HL. Tuy nhiên thì việc giáo viên chỉ giao việc cho những em lớn, có uy tín được học sinh KHL.
2.2.2.3.5 Phương pháp khen thưởng
Bảng 28: Đánh giá của giáo viên và học sinh về mức độ sử dụng, thái độ của các em ở phương pháp khen thưởng
Kiểm nghiệm T - Test cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa trong đánh giá của giáo viên và học sinh về các cách thức khen thưởng
Phần lớn giáo viên đánh giá cao hơn học sinh về mức độ sử dụng các cách thức khen thưởng, trừ cách thức Tặng giấy khen và tiền thì học sinh đánh giá cao hơn so
với giáo viên.
Các cách thức khen thưởng được cả giáo viên và học sinh đánh giá ở mức độ sử dụng TX là: Thể hiện sự đồng tình, biểu dương trước tập thể đội, giảm thời hạn ở lại trường. Bên cạnh đó thì có sự chênh lệch trong các cách thức: Khen thưởng trên loa được giáo viên xác nhận sử dụng chủ yếu ở mức độ TT, trong khi đó thì học sinh đánh giá cách thức này ở mức độ TT; khen thưởng 5 ngày về thăm gia đình được giáo viên đánh giá là sử dụng ở mức độ TX, trong khi đó học sinh đánh giá ở mức độ TT.
Không có sự chênh lệch cao (chỉ chênh lệch 1 bậc) về thứ hạng ở các cách thức khen thưởng: thể hiện sự đồng tình (giáo viên và học sinh đều xếp thứ 2), biểu dương trước toàn trường, cho nghỉ 5 ngày phép về thăm gia đình, giảm thời gian ở lại trường, cho đi tham quan. Có sự chênh lệch cao ở cách thức Khen thưởng trên loa: xếp thứ 3 ở giáo viên và xếp thứ 6 ở học sinh. Qua quá trình tìm hiểu thực tế, chúng tôi nhận thấy rằng khen thưởng trên loa được giáo viên sử dụng rất TX (mỗi tuần 2 lần). Bên cạnh đó, tặng giấy khen và tiền chỉ sử dụng mang tính chất định kỳ.
♦ So sánh sự đánh giá của giáo viên và học sinh về thái độ của các em đối với cách thức khen thưởng:
Kết quả kiểm nghiệm cho thấy không có sự khác biệt trong đánh giá của giáo viên và học sinh về thái độ của các em đối với cách thức khen thưởng.
Phần lớn giáo viên và học sinh đều đánh giá là các em có thái độ HL đối với việc sử dụng các cách thức khen thưởng.
Nhìn chung thì không có sự khác biệt nhiều trong đánh giá của giáo viên và học sinh ở cách thức khen thưởng, ở thái độ của học sinh.
Kết quả kiểm nghiệm T- Test, với mức ý nghĩa 5 quan sát(sig>a = 0.05) cho thấy có sự khác biệt ý nghĩa trong đánh giá của giáo viên và học sinh về mức độ của các cách thức trách phạt.
Giáo viên đánh giá cao hơn học sinh trong mức độ sử dụng các cách thức trách phạt. Tuy nhiên thì nhắc nhở nhẹ nhàng đều được đánh giá ở mức độ sử dụng TX. Các cách thức như phê bình trước tập thể đội, phê bình trước toàn trường, cảnh cáo trước tập thể đội đều được đánh giá ở mức độ TT.
Trong đánh giá của giáo viên và học sinh không có sự chênh lệch cao về vị trí thứ hạng ở các cách thức: Nhắc nhở nhẹ nhàng, phê bình trước tập thể độ, phê bình
trước toàn trường, cảnh cáo trước toàn trường, cách ly 5 ngày tại buồng kỷ luật.
♦ So sánh đánh giá của giáo viên và học sinh về thái đọ của các em đỏi vời các cách thức trách phạt:
Với các mức ý nghĩa quan sát (sig>oc= 0.05) ở các cách thức cho thấy không có sự khác biệt ý nghĩa trong đánh giá của giáo viên và học sinh, trừ cách thức phê bình trước tập thể đội (sig = 0.007 <a= 0.05).
Giáo viên và học sinh đánh giá có sự tương đồng ở các cách thức: Nhắc nhở nhẹ nhàng, phê bình trước tập thể đội, cảnh cáo trước tập thể đội. Các cách thức trách phạt này được đánh giá ở thái độ HL. Bên cạnh đó thì phần lớn giáo viên tỏ ra PV trong đánh giá thái độ của học sinh ở các cách thức trách phạt: Phê bình trước toàn trường, cảnh cáo trước toàn trường, phê bình trên loa, cách ly tại buồng kỷ luật 5 ngày. Trong khi đó thì phần lớn học sinh có thái độ HL khi giáo viên sử dụng các cách thức trách phạt này.
Nhìn chung thì có sự tương đồng trong đánh giá của giáo viên và học sinh về các cách thức trách phạt cũng như là thái độ của học sinh.