Công tác tiếp nhân và quản lý học sinh TGD K

Một phần của tài liệu phương pháp giáo dục đối với thanh thiếu niên phạm pháp tại trường giáo dưỡng số 4 tỉnh đồng nai (Trang 51)

- Nội dung yêu cầu:

2.1.4Công tác tiếp nhân và quản lý học sinh TGD K

TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG SỐ4 TỈNH ĐỒNG NA

2.1.4Công tác tiếp nhân và quản lý học sinh TGD K

Công tác tiếp nhận.

Học sinh được Công an các Quận, huyện, thị đưa đến bộ phận Hồ sơ tiếp nhận đối tượng theo quy định tại điều 5,6,7,8 Nghị định số 52/2001/NĐ-CP ngày 23/8/2001, điều 18 Nghị định 142/2003 NĐ-CP ngày 24/11/2002 của Chính phủ, các văn bản hướng dẫn của Bộ Công an và Cục V26.

Quản lý giáo dục học sinh mới vào trường:

- Học sinh mới vào trường được bố trí thành một đội riêng (gọi là đội học sinh mới) để theo dõi, quản lý giáo dục do một giáo viên có trình độ, năng lực và kinh

nghiệm phụ trách.

- Tùy tình hình học sinh vào trường mà nhà trường sẽ bố trí thời gian và số lượng đội học sinh mới phù hợp, số lượng có thể từ 20 đến 40 em, số thời gian ở đội mới có thể từ 25 đến 45 ngày.

- Đội học sinh mới được học tập, huấn luyện theo chương trình riêng.

- Học nội quy TGD và những quy định của nhà trường về nề nếp sống, chế độ sinh hoạt, trật tự vệ sinh, trật tự nội vụ và tập làm quen với cuộc sống, nề nếp, sinh hoạt, học tập, rèn luyện ở trường.

- Tập đội ngũ, tập các bài tập thể dục, tập chào hỏi, tập các bài hát bắt buộc và các bài hát truyền thống của TGD, tập gấp chăn, màn, quần áo...

- Giáo viên chủ nhiệm đội mới và tổ tư vấn gặp gỡ từng em một để làm công tác tư vấn và gặp gỡ, động viên, giáo dục đồng thời nắm những diễn biến tư tưởng, tâm tư nguyện vọng để có kế hoạch giáo dục tiếp theo. Những học sinh thuộc nhóm có nguy cơ lây nhiễm cao (nghiện ma túy, mại dâm...) thì tổ chức xét nghiệm máu để biết và bố trí vào các đội phù hợp với yêu cầu phòng chữa bệnh và quản lý giáo dục.

- Tổ chức cho học sinh viết bản đăng ký rèn luyện, đề xuất nguyện vọng, tự khai lý lịch, quá trình hoạt động của bản thân, khai giác, tố cáo tội phạm có hành vi vi phạm pháp luật ở ngoài xã hội mà học sinh biết.

- Tổ chức học Chương 1 "Làm quen với cuộc sống ở trường" của chương trình giáo dục công dân, kết hợp cho tham quan phòng truyền thống của nhà trường và một số đội học sinh mẫu.

- Tổ chức cho học sinh được làm quen với một số công việc lao động đơn giản như: Nhổ cỏ, làm vệ sinh...

- Phân loại đề xuất quyết định phân bổ học sinh về các đội phù hợp (căn cứ vào tuổi, sức khỏe, tính chất, mức độ vi phạm, trình độ học vấn và kết quả học tập, rèn luyện của học sinh trong thời gian đầu để phân bổ phù hợp).

♦ Công tác tổ chức, quản lý đội học sinh:

- Tính đến ngày 31/3/2006 TGD số 4 đang quản lý giáo dục 1253 học sinh (27 nữ) được tổ chức biên chế thành 21 đội (trong đó có một đội học sinh nữ) bình quân mỗi đội trên 60 em.

- Mỗi đội học sinh do 1 giáo viên chủ nhiệm trực tiếp quản lý, giáo dục và tổ chức lao động, hướng nghiệp dạy nghề phù hợp với đôi tượng theo quy định của pháp luật.

- Trong tập thể đội học sinh được chia thành 3 đến 4 phân tổ, môi phân tổ có từ 10 đến 15 học sinh, được bố trí vị trí ngủ, vị trí lao động theo từng phân tổ, mỗi phân tổ có một phân tổ trưởng, một phân tổ phó chịu trách nhiệm quản lý điều hành. Mỗi tập thể đội có BCH đội gồm 3 em, một đội trưởng và 2 đội phó, có nhiệm vụ giúp giáo viên chủ nhiệm trong việc quản lý, điều hành đội trong mọi hoạt động quản lý giáo dục. BCH đội do đại hội đội học sinh bầu ra mỗi năm một nhiệm kỳ đại hội (BCH đội có tiêu chuẩn đảm bảo và có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định).

- Đối với tập thể học sinh toàn trường có ban tự quản học sinh, có từ 20 đến 25 học sinh, được đại hội đại biểu học sinh bình bầu qua các kỳ đại hội mỗi năm 1 lần có tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định.

Một phần của tài liệu phương pháp giáo dục đối với thanh thiếu niên phạm pháp tại trường giáo dưỡng số 4 tỉnh đồng nai (Trang 51)