Phương pháp bùng nổ

Một phần của tài liệu phương pháp giáo dục đối với thanh thiếu niên phạm pháp tại trường giáo dưỡng số 4 tỉnh đồng nai (Trang 83 - 85)

- 81T 77.8% giáo viên TX,RTX giao việc Đồng đều cho từng cá nhân Đây là cách thức được giáo viên sử dụng ở mức độ cao nhất Mức độ TT 14.8% Thầy cô cho

2.2.2.2.7 Phương pháp bùng nổ

Khi khảo sát về phương pháp bùng nổ chúng tôi đã gửi đến thầy cô câu chuyện mẫu mà nhà giáo dục Macarenko đã sử dụng (câu chuyện có cải biên).

Căn cứ vào đặc điểm, tình hình và quy định chung của trường Giáo dưỡng là không được phép cho học sinh đi ra ngoài nếu không có sự đồng ý của Ban lãnh đạo nhà trường. Trong câu chuyện này chúng tôi không có ý định đưa cách thức bùng nổ mà nhà giáo dục Macarencô đã sử dụng để áp dụng cho việc "bùng nổ" của giáo viên ở trường. Bởi vì như thế là máy móc, là áp đặt và thật sự không phù hợp. Thông qua câu chuyện, chúng tôi muốn giúp các thầy cô hình dung được thế nào là phương pháp

bùng nổ.

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát ý kiến của thầy cô về những cách làm được đánh giá là phương pháp bùng nổ sư phạm. Kết quả cho thấy:

-50% giáo viên đánh giá rằng các thầy cô CBG sử dụng những cách thức bùng nổ tương tự.

-31.5% thầy cô cho rằng IK sử dụng những cách thức bùng nổ. -14.8% thầy cô đánh giá sử dụng cách thức bùng nổ ở mức độ TT. -3.7% thầy cô xác nhận là có sử dụng ở mức độ TX.

Qua tìm hiểu bằng phiếu thăm dò, kết hợp với trò chuyện - phỏng vấn, Ban lãnh đạo nhà trường xác nhận là đã từng sử dụng cách thức bùng nổ trong quá trình giáo dục lại. Cụ thể như sau:

♦ Trường hợp thứ nhất:

Em Cao Văn Thừa, quê ở Ninh Thuận, là một học sinh "nổi tiếng” rất quậy phá, em thường xuyến gây rối và là nguyên nhân chủ yếu rây ra sự mất đoàn kết giữa các thành viên trong đội. Để khắc phục tình trạng này, giáo viên đã kết hợp với Ban lãnh đạo nhà trường, với hội đồng giáo dục đê tìm cách giải quyết. Khi bàn bạc, các giáo viên đã phân tích điểm mạnh của Cao Văn Thừa, em tuy là một học sinh chuyên gây rối nhưng là một người có trách nhiệm, những công việc bắt buộc đối với trách nhiệm của người học sinh được em hoàn thành tốt và có hiệu quả. Nắm được điểm mạnh của học sinh, các thầy cô đã thống nhất với nhau và quyết định yêu cầu gặp riêng Cao Văn Thừa. Các thầy cô đã giao cho em làm Đội trưởng đội sao đỏ trong nhà trường. Qua quá trình theo dõi các thầy cô nhận thấy rằng Cao Văn Thừa đã có sự tiến bộ rõ rệt. Em không những không còn gây rối trật tự nữa mà ngược lại em đã ngăn ngừa và dập tắt được những rắc rối gây mất đoàn kết ở trong đội. Em đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của một Đội trưởng đội sao đỏ. Cao Văn Thừa đã trở thành một niềm tự hào của cả đội nói riêng và của nhà trường nói chung.

♦ Trường hợp thứ hai:

"Học sinh Nguyên Tân Cường sau khi vào đội được 16 tháng (thời hạn 24 tháng) kết quả rèn luyện của em chỉ có 1 tháng TB, còn lại là kém. Để khắc phục tình trạng này giáo viên chủ nhiệm đã phân công em làm nhiệm vụ đội phó. Sau khi nhận nhiệm vụ, em đã hoàn thành tốt, bản thân lại rất ngoan".

♦ Trường hợp thứ ba:

"Có một học sinh mới vào trường vì nhớ nhà và sợ khổ nên có tư tưởng trốn trường. Sau khi phát hiện để ngăn chặn tình trạng này sẽ xảy ra, tôi đã giao cho em làm nhiệm vụ đội trưởng. Công việc đội trưởng đòi hỏi phải rèn luyện các mặt như: học tập, lao động, chăm lo đời sống của các thành viên... Bên cạnh đó, tôi còn ai ủi em mọi lúc mọi nơi, những lúc ăn ngủ, vui chơi cũng như là thường xuyên tâm sự, chia sẻ về mặt tinh thần. Kết quả học sinh đã chuyển biến tích cực, an tâm tư tưởng rèn luyện".

Qua kết quả tìm hiểu chúng tôi nhận thấy giáo viên ở trường Giáo dưỡng đã ý thức trong việc sử dụng những biện pháp tác động mạnh, bất ngờ trong quá trình giáo dục lại đội với đối tượng là học sinh phạm pháp. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy việc sử dụng những cách thức tác động này chỉ tập trung ở những giáo viên có thâm niên cao, có kinh nghiệm trong việc giáo viên học sinh ở trường. Những biện pháp tác động mạnh, bất ngờ tuy đã được sử dụng nhưng nhìn chung vẫn được quan tâm đúng mức ở một số thầy cô.

Một phần của tài liệu phương pháp giáo dục đối với thanh thiếu niên phạm pháp tại trường giáo dưỡng số 4 tỉnh đồng nai (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)