Là phương pháp mà nhà sư phạm dùng nhiều tác động mạnh đặc biệt, bất thần tạo ra nhiều chuyển biến về mặc tâm lý, điều chỉnh quá trình hưng phấn và ức chế để phá vỡ những suy nghĩ thói quen, hành vi xấu, tạo ra những suy nghĩ, những tình cảm, những hành vi mới theo yêu cầu giáo dục.
Thực chất của phương pháp này (do A.Y Makarenko sáng tạo) là đặt trẻ vào một tình thế bất ngờ. Làm các em nhìn thấy chiều sâu của tình thế thảm hại của mình, bất bình sâu sắc với bản thân, với lỗi lầm của mình, chán ghét kiểu sống xấu xa cũ và dần dần có nhu cầu trở thành người tốt.
-Chuẩn bị một tình thế bất ngờ nhưng thích hợp với trẻ phạm pháp.
-Bất ngờ đưa trẻ vào tình thế này, tạo cho trẻ một cú sốc tâm lý, từ đó có đột biến trong nhận thức và thái độ theo hướng tích cực.
-Tiếp tục củng cố và phát triển niềm tin đã được phục hồi.
-Đưa trẻ vào hoạt động để tự rèn luyện hành vi và thói quen hành vi tích cực. -Có hai phương pháp "bùng nổ"
"Bùng nổ cảm xúc tích cực": là phương pháp gây cho trẻ phạm pháp một cú sốc tâm lý với xúc cảm tích cực trước những tác động bất ngờ. Trong "bùng nổ"
cảm xúc tích cực, điều quan trọng là tính chát bát ngờ trong những hành động của các nhà giáo dục. Mỗi sự thích thú đều tăng lên gấp đôi vì nó bất ngờ và khác thường, mọi sự rung cảm xúc cảm dâng cao dưới dạng mới điều tác động mạnh hơn đến tâm lý. Trong những trường hợp này đứa trẻ tự cảm thấy hài lòng, tự thỏa mãn với mình, nó tự mình tiếp nhận sự giúp đỡ phá vỡ những phẩm chất tiêu cực mà trước đó đã quên tha thứ hoặc không cho là xấu.
Trong "bùng nổ" cảm xúc tích cực, đứa trẻ phải tham gia một cách tích cực. Trong và sau khi "bùng nổ" trẻ có khả năng biểu hiện các phẩm chất tích cực và thỏa mãn nhu cầu về những ấn tượng xúc cảm tích cực.
"Bùng nổ cảm xúc tiêu cực": là phương pháp gây cho trẻ phạm pháp một cú sốc tâm lý với xúc cảm tiêu cực trước tác động gây ấn tượng mạnh mẽ bất ngờ của một nhà giáo dục. Nhờ vậy ở trẻ có một sự đột biến về thái độ theo hướng tích cực.
Trong thực tiễn giáo dục Makarenko đã sử dụng phương pháp này trong việc chỉ trích kẻ phạm tồi tại cuộc họp chung (gọi ra giữa hội nghị),hoặc đuổi ra khỏi trại. Đối với bùng nổ xúc cảm tiêu cực phải có những yêu cầu sau:
Mục đích hành động của nhà giáo dục là kích thích ở đứa trẻ sự không bằng lòng với mình, sự tự chỉ trích, không được làm cho "Bùng nổ" nó gây ra sự bất mãn với cuộc sống nói chung, hoặc sự lãnh đạm, sự ác cảm với nhà giáo dục.
Vạch kế hoạch cẩn thận toàn bộ tiến trình của "bùng nổ". Xúc cảm tiêu cực để cho ý kiến khỏi tản mạn, việc đánh giá hành vi khỏi bất đồng. Bùng nổ chỉ xảy ra khi tất cả hoặc tuyệt đại đa số những người xung quanh, kể cả những người mà trẻ kính trọng đều nói lên sự không bằng lòng với những hành vi, thói quen, cách cư xử của trẻ.
Cá biệt hóa tính cách của bùng nổ tùy theo đặc điểm của đứa trẻ, hiểu biết mức độ kiềm chế những rung động tiếu cực đôi với những trẻ có tính tự phụ không lành mạnh, đối với trẻ có tính xúc cảm cao, với trẻ có ý chí kém và với những trẻ mới phạm tội lần đầu tiên.
Khi nào bùng nổ chưa bắt đầu và sự không bằng lòng bản thân chưa xuất hiện thì chưa lí luận, chưa nói đến đạo đức. Chỉ sau đó mới cần phải giải thích cái gì là xấu, cái gì là tốt, do đâu mà xuất hiện cái xấu, cái xấu CÓ thể dẫn đến hậu quả như thế nào.
Vấn đề quan trọng của việc sử dụng phương pháp bùng nổ là chọn thời cơ, thời điềm bùng nổ chính xác, đúng lúc, bỏ lỡ thời cơ là không thể bùng nể. Nhà giáo dục phải nắm bắt thời cơ, phải xây dựng nội dung bùng nổ một cách hệ thông, liên tiếp, cường độ tác động mạnh theo nhiêu cách nhất định.