- 81T 77.8% giáo viên TX,RTX giao việc Đồng đều cho từng cá nhân Đây là cách thức được giáo viên sử dụng ở mức độ cao nhất Mức độ TT 14.8% Thầy cô cho
2.2.4 Đánh giá của giáo viên về một số kết quả, rèn luyện của học sinh
Qua kiểm nghiệm Chi – Square, với các mức ý nghĩa quan sát (sig<a= 0.05) cho thấy có sự khác biệt trong đánh giá của giáo viên về các mức độ lựa chọn.
98.2% giáo viên xác nhận rằng học sinh đã biết chấp hành nội quy nề nếp trong nhà trường. Tâm sự với chúng tôi, thầy cô cho rằng phần lớn học sinh trước đây đều có cuộc sống buông thả, thiếu tổ chức, kỷ luật, có nhiều em có tâm lý chống đối lại mọi quy tắc, mọi ràng buộc của gia đình, xã hội. Tuy nhiên, sau khi vào trường, với sự quản lý chặt chẽ của giáo viên và những nội quy nghiêm ngặt của nhà trường, thì các em dần hình thành được những thói quen sống có nề nếp, có kỷ luật như: thức dậy biết xếp quần áo, chăn màn đúng cách, ăn uống, nghỉ ngơi, học tập, lao động đúng thời gian quy định.
Biết lễ phép vâng lời thầy cô được 98.1% giáo viên xác nhận là học sinh có nhiều về những biểu hiện tiến bộ này. Các thầy cô nhận xét rằng, khi mới tiếp nhận học sinh vào trường, phần lớn các không biết lễ phép, không biết chào hỏi, dạ thưa, thiếu tôn trọng với những người xung quanh. Nhưng sau khi được học tập và rèn luyện tại trường thì các em đã biết tôn trọng người khác, biết chào hỏi thầy cô và khách đến thăm trường. Khi gặp gỡ, tiếp xúc với các em thì chúng tôi cũng nhận thấy các em có những biểu hiện tiến bộ này.
98.1% giáo viên cũng nhận định: có rất nhiều và có nhiều học sinh biết tự giấc chấp hành các nhiệm vụ được giao. Khi tâm sự với các em, chúng tôi nhận thấy có em đã bắt đầu có ý thức về trách nhiệm của, về bổn phận của người học sinh khi học tập và rèn luyện tại trường. Các em cũng mong muốn hoàn thành tốt những nhiệm vụ mà thầy cô giao cho, để có kết quả rèn luyện tốt để sớm trở về với gia đình, với xã hội.
Thương bố mẹ, gia đình nhiều hơn được 87% giáo viên xác nhận là có rất nhiều và có nhiều biểu hiện của yếu tố này. Trò chuyện TX với học sinh, các thầy cô nhận xét rằng các em phần nào thấy được sự vất vả, khổ nhọc của gia đình, của cha mẹ. Có nhiều em tâm sự rằng: cha mẹ phải lặn lội từ rất xa và từ rất sớm để lên thăm con cái vào những ngày cuối tuần. Và các em cũng đã thấy rằng những nỗi buồn đau của cha mẹ khi thấy con cái phải bị vào trường. Cha mẹ rất mong muốn, rất hy vọng sau khi ra trường con cái sẽ tiến bộ hơn. Có em kể rằng: trước đây em thường không chịu nghe lời và thường hay cãi lại cha mẹ nhưng bây giờ khi xa gia đình thì thấy thương
bố mẹ nhiều hơn. Do đó, em mong muốn kết quả rèn luyện tốt để sớm trở về với cha mẹ, với gia đình.
86.3% giáo viên xác nhận rằng sau khi vào trường học sinh đã làm việc nhanh nhẹn hơn. Các em tâm sự, trước đây khi sống với gia đình, do ăn chơi lêu lổng nên các em ít tham gia vào công việc của gia đình. Nhưng sau khi vào trường, được thầy cô giao cho một số việc như: làm hạt điều, đan lưới, làm vệ sinh lớp - đội... do đó không những các em đã có ý thức trong việc trong lao động mà còn có khả năng làm việc nhanh hơn, kết quả làm việc ngày càng cao hơn.
72.2% giáo viên xác nhận rằng có rất nhiều và có nhiều học sinh có thái độ tích cực rèn luyện để được học nghề, mong muốn sau này sẽ có được việc làm ổn định. Các thầy cô nhận xét rằng sau khi vào trường các em đã ý thức được trách nhiệm, bổn phận của mình đối với gia đình. Do đó, các em mong muốn sẽ học được một nghề để sau này có việc làm phụ giúp cha mẹ.
Biết giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn được 63% giáo viên xác nhận là có nhiều học sinh có biểu hiện này. Các thầy cô tâm sự khi giao cho các em nhiệm vụ giúp đỡ những bạn gặp khó khăn trong học tập, lao động thì các em rất vui vẻ nhận nhiệm vụ và phần lớn đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Bên cạnh đó thì các em cũng đã biết giúp đỡ nhau trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày như chăm sóc nhau những lúc ốm đau, viết bài hộ khi bạn bị bệnh không đến lớp được, tâm sự với bạn khi bạn có chuyện buồn.
Bên cạnh những tiến bộ mà các em đã đạt được sau khi vào trường, thì ở các em vẫn còn tồn tại một số khuyết điểm, hạn chế.
87% giáo viên xác nhận rằng có rất nhiều và có nhiều học sinh vẫn chưa tự tin vào bản thân, chưa xác định con đường tương lai cho bản thân, phó mặc cho số phận. Khi trò chuyện với chúng tôi, thầy cô tâm sự: học sinh vẫn còn rất mặc cảm với bản thân, các em thiếu tự tin và thường không có kế hoạch cho tương lai của chính mình. Đây là một biểu hiện hạn chế trong suy nghĩ của học sinh mà những tác động giáo dục trong nhà trường chưa có thể khắc phục được.
64.8% giáo viên xác nhận rằng học sinh còn nói tục, chửi thề ở mức độ TT, 20.4% giáo viên nhận xét là còn rất nhiều và nhiều những biểu hiện tiêu cực này.
Học sinh còn gây mất đoàn kết trong tập thế đội được 57.4% giáo viên xác nhận ở mức độ TT, 20.4% ở mức độ có rất nhiều và có nhiều.
74.1% giáo viên đánh giá là học sinh vẫn còn lười học bài và làm bài ở mức độ TT và 9.3% ở mức độ có rất nhiều và có nhiều. Đây là những biểu hiện tiêu cực còn chưa khắc phục được trong công tác giáo dục học sinh của thầy cô trong nhà trường.
40.7% giáo viên xác nhận là có rất nhiều và có nhiều học sinh trước khi ra trường vẫn chưa thạo được nghề. Theo các thầy cô thì nguyên nhân phần lớn là do sự ràng buộc về thời gian chấp hành các biện pháp giáo dục ở các trường Giáo dưỡng. Ở trường Giáo dưỡng, không phải tất cả đối tượng học sinh đều được học nghề mà chỉ những học sinh có kết quả học tập và rèn luyện tiến bộ thì mới tổ chức, bố trí cho các em được học nghề. Do đó mà thời gian học nghề thường ngắn nên trước khi ra trường các em vẫn chưa thạo được nghề đã theo học. Có thể thấy đây là một thiếu sót lớn trong công tác giáo dục dạy nghề ở các trường Giáo dưỡng. Việc học sinh chưa thạo được nghề trước khi ra trường không chỉ là vấn đề thuộc về mặt năng lực mà nó còn liên quan đến mặt giáo dục đạo đức cho học sinh. Thực tế cho thấy sau trước khi ra trường mà các em vẫn chưa có nghề nghiệp ổn định, trong khi đó thì những ảnh hưởng tiêu cực ngoài xã hội luôn tác động đến các em, không có việc làm dễ dẫn các em đến con đường hư hỏng, phạm pháp.