Những khó khăn gây cản trở đến việc sử dụng các phương pháp giáo dục.

Một phần của tài liệu phương pháp giáo dục đối với thanh thiếu niên phạm pháp tại trường giáo dưỡng số 4 tỉnh đồng nai (Trang 120)

- 81T 77.8% giáo viên TX,RTX giao việc Đồng đều cho từng cá nhân Đây là cách thức được giáo viên sử dụng ở mức độ cao nhất Mức độ TT 14.8% Thầy cô cho

2.2.5 Những khó khăn gây cản trở đến việc sử dụng các phương pháp giáo dục.

-94.4% giáo viên cho rằng chính sự không quan tâm cùng với những tác động xấu của gia đình là một khó khăn quan trọng gây cản trở đến công tác giáo dục học sinh. Có thể thấy rằng gia đình là một lực lượng tiên phong trong quá trình hình thành

và phát triển nhân cách của cá nhân. Tuy nhiên thì học sinh ở trường phần lớn xuất thân trong những gia đình có nhiều khiếm khuyết. Có nhiều em mồ côi, cả cha lẫn mẹ, có nhiều em mồ côi cha hoặc mồ côi mẹ, và cũng cónh em tuy còn cha và mẹ nhưng lại thiếu sự chăm sóc, giáo dục của gia đình. Khi vào trường có nhiều em không hề được gia đình thăm hỏi, các em không có một chỗ dựa nào về mặt tinh thần từ phía những người thân yêu nhất. Chính sự mặc cảm về hoàn cảnh đã làm cho nhiều em trở nên bất cần, khó gần và rất lạnh lùng đối với những người xung quanh. Bên cạnh đó cũng có nhiều gia đình vì thương con nên đã xúi giục, giúp đỡ, tạo điều kiện cho con có những hành vi sai trái, vi phạm vào các nội quy của nhà trường. Chính những điều đó làm cho các em không yên tâm ở lại trường, không tích cực học tập, rèn luyện phấn đấu.

-70.4% giáo viên cho rằng số lượng học sinh quá đông trong một tập thể đội là một nguyên nhân gây nhiều khó khăn trong công tác giáo dục học sinh. Thực tế cho thấy trong một tập thể đội chỉ với một giáo viên chủ nhiệm nhưng lại phải quản lý và giáo dục đến khoảng 60 học sinh. số lượng học sinh khá đông gây khó khăn cho giáo viên trong việc tìm hiếu đặc điểm tâm lý, tính cách, tình cảm, quan điểm sống của các em. Các thầy cô khó có thể chăm lo tốt cho đời sống tinh thần của tất cả các em. Đây là một khó khăn rất lớn của giáo viên nói riêng và của nhà trường nói chung.

-70.4% giáo viên cho rằng sự ràng buộc của pháp luật cũng là nguyên nhân gây khó khăn cho công tác giáo dục của nhà trường. Việc chấp hành các biện pháp giáo dưỡng được quy định từ 6 tháng đến 2 năm tùy vào từng mức độ vi phạm của từng em. Tuy nhiên thì các giáo viên cho rằng quá trình giáo dục lại là một quá trình khó khăn và đầy phức tạp. Với những em đã có sự khiếm khuyết trong nhân cách thì việc giáo dục trong thời gian quy định bắt buộc khó có thể đem lại hiệu quả cao và lâu dài. -68.6% giáo viên xác nhận rằng các thầy cô gặp khó khăn trong việc hiểu biết những đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi thanh thiếu niên nói chung và thanh thiếu niên phạm pháp nói riêng. Điều này có thể thây rằng phần lớn các giáo viên đặc biệt là những giáo viên chủ nhiệm, trực ban đều là những chiến sĩ công an, bên cạnh đó thì những giáo viên khác hầu như tốt nghiệp từ những chuyên ngành không được

trang bị nhiều về kiến thức tâm lý lứa tuổi. Vì chưa hiểu hết những đặc điểm tâm lý của học sinh nên đã gây khó khăn rất lớn cho giáo viên trong việc định hướng và lựa chọn những phương pháp giáo dục tối ưu cho từng đối tượng học sinh.

-Chưa có điều kiện để giao lưu, học hỏi kinh nghiệm của các cơ quan quản lý khác cũng là một yếu tố được 61.1% thầy cô đánh giá là một trong những khó khăn mà các thầy cô đang gặp phải. ít có điều kiện để giao lưu và học hỏi kinh nghiệm gây khó khăn trong việc nhìn nhận, đánh giá các phương pháp mà thầy cô đã và đang sử dụng, cũng như là gây ra sự khó khăn trong việc học hỏi những kinh nghiệm giáo dục hay ở những giáo viên trong các cơ quan quản lý khác.

Trình độ, năng lực giáo viên không đồng đều được 59.3% giáo viên xác nhận là một khó khăn mà các thầy cô đang gặp phải. Thực tế cho thấy có 53.7% giáo viên có trình độ trung cấp, 25.9% giáo viên có trình độ cao đẳng và 20.4% giáo viên có trình độ đại học. Bên cạnh đó thì có nhiều giáo viên có thâm niên cao (trên 15 năm: 44.1%), cũng có nhiều giáo viên mới vào nghề (1-5 năm: 20.4%) (5-10 năm: 24.1%). Sự chênh lệch về trình độ đặc biệt là kinh nghiệm, thâm niên công tác gây khó khăn trong việc lựa chọn những phương pháp, biện pháp tác động tối ưu, nhằm xây dựng lại nhân cách của trẻ.

-57.4% giáo viên cho rằng các thầy cô gặp khó khăn trong công tác giáo dục học sinh là do các thầy cô chưa được trang bị nhiều về kiến thức khoa học giáo dục. Cũng như những khó khăn trong việc hiếu được tâm sinh lý học sinh thì việc thiếu sự trạng bị những kiến thức về giáo dục gây khó khăn trong việc định hướng và lựa chọn những phương pháp, những tác động phù hợp, mang lại hiệu quả cao nhất đối với tập thế học sinh nói chung và từng học sinh nói riêng.

-Mất đoàn kết giữa các thành viên trong lớp - đội cũng là một trong những khó khăn được giáo viên đánh giá cao (53.7%). Thực tế cho thấy phần lớn học sinh xuất thân từ những thành phần gia đình khác nhau, những hoàn cảnh - môi trường - điều kiện sống khác nhau. Do đó, khi học tập, sinh hoạt, rèn luyện trong cùng một môi trường dễ gây ra những xung đột. Sự mất đoàn kết giữa các thành viên gây khó khăn

trong việc đưa ra những tác động giáo dục mang tính tập thể nhưng giao việc theo nhóm, thảo luận theo tổ... Bên cạnh đó thì việc mất đoàn kết còn gây ra không khí căng thẳng, bè phái giữa các thành viên trong tập thể.

-51.8% giáo viên xác nhận rằng Cơ sở vật chất thiếu thốn cũng là một nguyên nhân quan trọng gây khó khăn trong công tác giáo dục. Cơ sở vật chất thiếu thốn gắn liền với nguyên nhân là số lượng học sinh quá đông trong một tập thể đội. Thực tế với số lượng học sinh vào trường ngày càng nhiều, trong khi đó thì nhà trường lại không có điều kiện để mở rộng cũng như là tăng cường điều kiện vật chất phục vụ cho công tác giáo dục.

-44.5% giáo viên cho rằng Tâm lý chống đối, phản kháng, phòng vệ của học sinh cũng là một khó khăn cản trở đến việc giáo dục các em.

Theo các thầy cô thì đặc điểm này được thể hiện rất rõ khi học sinh mới vào trường. Qua quá trình làm quen và học tập tại trường thì các đặc điểm này giảm dần và học sinh cũng cởi mở, thân thiện hơn. Nhìn chung thì sự chống đối, phòng vệ của học sinh gây khó khăn trong việc tìm hiểu những đặc điếm tâm lý, tình cảm, tính cách, những quan điểm sống đã hình thành ở các em, để qua đó có những tác động phù hợp nhất đối với từng đối tượng.

-Đời sống vật chất - tinh thần của giáo viên chưa được quan tâm đúng mức cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng được giáo viên đánh giá cao (35.2%). Điều này có thể hiểu, khi đời sống của giáo viên chưa được quan tâm đúng mức thì giáo viên khó có thể yên tâm công tác và do đó khó có thể tập trung mọi tinh thần để đầu tư, chăm lo vào quá trình giáo dục đối với học sinh.

Nhìn chung, trong công tác giáo dục học sinh, giáo viên đang gặp khá nhiều khó khăn. Việc giáo dục học sinh có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào khả năng sử dụng các phương pháp của giáo viên. Nếu những khó khăn chủ quan được khắc phục thì những khó khăn khách quan sẽ có thể khắc phục được.

Một phần của tài liệu phương pháp giáo dục đối với thanh thiếu niên phạm pháp tại trường giáo dưỡng số 4 tỉnh đồng nai (Trang 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)