Dự báo về ngành giao nhận trong thời gian tới

Một phần của tài liệu một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của công ty tnhh dịch vụ giao nhận song song (ss logistics) (Trang 104 - 105)

Trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2019, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo tốc độ tăng trƣởng GDP hàng năm của Việt Nam đạt từ 5,6% đến 6,0%, trong khi tốc độ tăng trƣởng về sản lƣợng xuất khẩu và nhập khẩu sẽ giảm dần từ mức 18% xuống mức 8% vào năm 2019. Với mức tăng trƣởng toàn nền kinh tế nhƣ vậy sẽ thúc đẩy mạnh mẽ tăng trƣởng các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, trong đó có dịch vụ logistics của Việt Nam.

Theo các nghiên cứu gần đây, Việt Nam sẽ gia nhập các nƣớc có dân số trên 100 triệu ngƣời trƣớc năm 2020. Hƣớng tới mục tiêu cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp vào năm 2020, đất nƣớc sẽ tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đạt đƣợc mức thu nhập bình quân của các nƣớc đang phát triển (GDP bình quân đầu ngƣời khoảng 3.000 – 3.500 USD). Dân số đông và thu nhập cao hơn sẽ làm tăng nhu cầu đối với thị trƣờng dịch vụ nƣớc ta, kéo theo đó sẽ là tăng nhu cầu về dịch vụ chuỗi cung ứng. Trong những năm tới, thị trƣờng ngành bán lẻ trong nƣớc đƣợc dự báo là có tốc độ tăng trƣởng cao trên hai con số. Đây sẽ là nhân tố quan trọng tác động làm tăng cầu dịch vụ giao nhận trong thời gian tới.

SVTH: Huỳnh Quang Từng Trang 92 Ngành logistics Việt Nam đƣợc kỳ vọng sẽ tăng trƣởng với tốc độ CAGR trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2020 đạt 27% với nhu cầu thuê ngoài dịch vụ 3PL tăng lên từ những công ty đa quốc gia đang và sẽ hoạt động ở Việt Nam. Năm 2020, doanh thu từ dịch vụ 3PL kỳ vọng đạt 11,8 triệu USD với tốc độ CAGR là 25,8% trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2020.

Mặc dù còn tồn tại nhiều hạn chế và hoạt động thiếu hiệu quả, ngành logistics Việt Nam đang dần trở thành một trong những nhân tố chính phát triển nền kinh tế. Thực tế, chi phí logistics ở nƣớc ta chiếm khoảng 25% GDP. Ngành giao nhận đƣợc dự báo sẽ đạt tốc độ CAGR là 27% trong giai đoạn 2013 đến 2020, tƣơng ứng với xu hƣớng tăng trƣởng GDP và xuất nhập khẩu. Việc dự kiến ký kết các hiệp định thƣơng mại tự do nhƣ hiệp định thƣơng mại đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng hay Việt Nam – EU trong thời gian tới sẽ là đòn bẩy giúp thƣơng mại quốc tế cũng nhƣ ngành giao nhận ở Việt Nam phát triển nhanh.

Tuy nhiên, 70% đến 80% thị trƣờng logistics ở Việt Nam lại thuộc về khoảng 25 doanh nghiệp nƣớc ngoài trong tổng số 1.200 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực logistics ở Việt Nam. Hơn thế, khi một số phân khúc của thị trƣờng kho vận phải mở cửa hoàn toàn theo cam kết WTO, cơ hội tăng trƣởng cho các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng thu hẹp.

Một phần của tài liệu một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của công ty tnhh dịch vụ giao nhận song song (ss logistics) (Trang 104 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)