Tập trung nguồn lực tài chính tài trợ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng ngân hàng nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại nước CHDCND Lào (Trang 39 - 42)

nhân tố bên trong giữ vai trò quyết định.

1.3 NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐIVỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ VỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đặt ra nhu cầu về vốn đầu tư để phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế. Các ngân hàng là một kênh cung ứng vốn đầu tư qua cấp tín dụng cho nền kinh tế và hoạt động góp vốn trực tiếp. Vai trò và tác động của việc huy động và sử dụng vốn đầu tư của ngân hàng cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện thông qua các nội dung cơ bản sau [1], [2], [30]:

1.3.1. Tập trung nguồn lực tài chính tài trợ quá trình chuyển dịch cơ cấukinh tế kinh tế

Tiết kiệm trong nền kinh tế là phần thu nhập chưa chi tiêu, được nhìn nhận là nguồn có thể huy động để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư. Việc huy động nguồn tiết kiệm và đầu tư cho một ngành kinh tế mang ý nghĩa giúp cho ngành đó phát triển và làm thay đổi cơ cấu kinh tế tổng thể. Tuy nhiên, để chuyển các khoản tiết kiệm thành nguồn vốn đầu tư cần phải có kênh truyền dẫn. Trong lĩnh vực này, các ngân hàng và thị trường chứng khoán trở thành những kênh truyền dẫn hữu hiệu. Đối với các nước đang phát triển thì thể chế tài chính chủ yếu là dựa vào ngân hàng vì để có một thị trường chứng khoán mạnh cần phải có cơ sở hạ tầng và công cụ lưu thông phát triển, cái mà các nước đang phát triển còn thiếu.

Hệ thống ngân hàng làm cầu nối trung gian cho một phần trong tổng đầu tư quốc gia. Các công ty, hộ gia đình, trước hết sử dụng các khoản tiết kiệm của chính bản thân tài trợ các khoản đầu tư trực tiếp mà họ thực hiện. Chỉ khi nào nhu cầu đầu tư vượt quá tiết kiệm thì mới đi vay và khi tiết kiệm vượt quá đầu tư thì lại cần cho vay. Nhiệm vụ của hệ thống ngân hàng là chuyển các khoản tiết kiệm từ những đơn vị kinh tế dư thừa sang những đơn vị kinh tế thâm hụt. Quy trình này bao gồm việc ngân hàng vừa tiếp nhận nguồn vốn gửi của khách hàng và gánh lấy nghĩa vụ trả nợ sau này và vừa cấp vốn cho những người khác.

dụng vốn trong hoạt động của mình chính là việc chuyển hoá các công cụ tài chính ngắn hạn thành các công cụ tài chính dài hạn. Trong quy trình này, ngân hàng huy động nguồn vốn ngắn hạn sau đó cho vay dài hạn dựa trên cơ sở lòng tin của khách hàng vào ngân hàng và quy luật số lớn. Thực tế, người tích luỹ thường thích tích luỹ ngắn hạn hơn là dài hạn do ít rủi ro và ít tổn thất về khả năng thanh khoản hơn. Chức năng chuyển hoá thời hạn cho phép người tích luỹ tích luỹ ngắn hạn và người đầu tư huy động vốn dài hạn. Quy trình này được gọi là quy trình chuyển hoá thời hạn và mang tính chất đặc biệt quan trọng trong việc cung cấp tài chính dài hạn hoặc tài trợ dự án trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế đáp ứng các yêu cầu của phát triển ngành mới, mở rộng quy mô sản xuất.

Thông qua huy động và sử dụng vốn các ngân hàng đã đóng vai trò tích tụ vốn trước một bước, giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều thời gian trong quá trình mở rộng sản xuất. Bởi vì để mở rộng sản xuất kinh doanh đáp ứng cung và cầu của thị trường, các doanh nghiệp cần phải đầu tư. Nhưng nếu chờ đợi số vốn tích luỹ từ lợi nhuận để lại đủ số lượng để thực hiện mở rộng sản xuất, thì doanh nghiệp có thể phải mất thời gian dài. Trong khi chờ đợivốn tự tích luỹ, doanh nghiệp có thể sử dụng vốn tín dụng ngân hàng để thực hiện mục đích của mình. Điều đó một mặt cho phép doanh nghiệp có khả năng trang trải kịp thời các chi phí đầu vào mặt khác cung ứng hàng hoá được nhiều và liên tục cho thị trường.

Với đặc điểm trên, huy động và sử dụng vốn của ngân hàng giữ vai trò quan trọng trong việc đáp ứng các nhu cầu đầu tư trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Vốn ngân hàng phối kết hợp với các nguồn vốn khác để đầu tư có trọng điểm hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, xây dựng các ngành kinh tế mũi nhọn. Thông qua việc đầu tư theo dự án, theo các chương trình của Nhà nước, từ đó hình thành các khu công nghiệp tập trung, các vùng nông, công nghiệp kết hợp như các vùng nông, công nghiệp làm thay đổi cơ cấu kinh tế.

Trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn là một nội dung quan trọng. Ở những nước đang phát triển, vốn tự có, tự tài trợ của các hộ gia đình, trang trại thường bị hạn chế về quy mô. Để cơ giới hoá

và hiện đại hoá nông nghiệp cần phải có nguồn đầu tư lớn vào máy móc thiết bị, ứng dụng khoa học công nghệ như giống mới, phân bón, kỹ thuật canh tác để rút ngắn thời gian canh tác, thời gian thu hoạch…Hệ thống ngân hàng có khả năng tài trợ cho sản xuất nông nghiệp về vốn, giúp cho người nông dân có điểm khởi đầu tốt, nhất là khi họ có vướng mắc về tài chính. Trong những hoàn cảnh cụ thể, nguồn vốn tài trợ từ ngân sách còn hạn hẹp thì khó có thể đạt được hiệu quả như mong muốn, chính vì vậy nguồn vốn tín dụng ngân hàng với ưu thế quy mô lớn được coi là một giải pháp quan trọng.

Nội dung công nghiệp hoá và hiện đại hoá nền sản xuất đặt ra nhu cầu về vốn đầu tư cho trang thiết bị, công nghệ, cơ sở hạ tầng là rất lớn. Thông thường nhu cầu này vượt quá quy mô vốn tự tài trợ của các công ty, xí nghiệp và ngân hàng trở thành người cấp vốn thoả mãn nhu cầu đầu tư trên cơ sở làtrung gian tài chính huy động tiết kiệm à cho vay. Thị trường chứng khoán cũng có thể giải quyết được nhu cầu về vốn cho các doanh nghiệp, tuy nhiên trong bối cảnh thị trường chứng khoán chưa phát triển, ngân hàng đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong việc tài trợ vốn cho doanh nghiệp cả về tài trợ vốn lưu động và vốn đầu tư dài hạn để mua sắm tài sản cố định.

Đối với thương mại và dịch vụ, nhóm ngành có tỷ trọng vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong vốn hoạt động và do đặc tính kinh doanh mùa vụ hoặc luân chuyển hàng hoá nhanh thì vai trò tài trợ vốn lưu động của ngân hàng thương mại càng trở lên đặc biệt quan trọng.

Các cuộc cải cách tài chính ở Lào cũng như các nước đang phát triển khác đều chủ yếu chuyển tập trung vào lĩnh vực ngân hàng, là nơi cung cấp không ít hơn 60% vốn cho nền kinh tế, là quá trình thực hiện lãi suất thực dương, giảm hoặc loại bỏ sự can thiệp của chính phủ vào việc cho vay của khu vực tài chính… vấn đề chính của cuộc cải cách chính là tiến đến tự do hoá tài chính trong đó có mục tiêu quan trọng là mở rộng khối lượng tín dụng cho nền kinh tế đang cần một lượng lớn vốn đầu tư .

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng ngân hàng nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại nước CHDCND Lào (Trang 39 - 42)