Thực trạng quá trình phát triển kinh tế Lào

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng ngân hàng nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại nước CHDCND Lào (Trang 63 - 66)

CHDCND LÀO

2.2.1. Thực trạng quá trình phát triển kinh tế Lào

Qua 35 năm chấn hưng, xây dựng và phát triển, Lào đã phải trải qua bao chuyển đổi đẩy thử thách và khó khăn. Có thể nói Lào đã trải qua 3 lần chuyển đổi cơ bản.

Thứ nhất, sau giải phóng năm 1975 Lào đã quốc hữu hóa các cơ sở kinh tế công - thương nghiệp và tài chính, đất công cộng, đất thành phố, tài nguyên thiên nhiên, tăng cường vai trò của tư sản dân tộc yêu nước nhằm sự nghiệp chấn hưng đất nước. Sau 10 năm chấn hưng và xây dựng đất nước, Lào đã rút ra được những kinh nghiệm, bài học trong và ngoài nước, nghiên cứu và nhận thức lại lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin nhằm vận dụng một cách sáng tạo và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Lào hơn nhằm hòa nhập vào xu thế mới của thời đại.

Thứ hai, tháng 11 năm 1986, Đảng nhân dân Cách mạng Lào đã chính thức tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện bắt đầu từ lĩnh vực kinh tế với nội dung chính là:

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tự nhiên tự cấp, tự túc sang kinh tế sản xuất hàng hóa.

- Đổi mới cơ chế quản lý từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước.

- Đổi mới chính sách đối ngoại từ “đóng cửa” sang “mở cửa” nhằm mở rộng quan hệ quốc tế.

Vào những năm cuối thập kỷ 80 tuy hiệu quả kinh tế nói chung đạt được nhưng nếu nhìn sâu vào từng thành phần kinh tế thì nhiều xí nghiệp sở hữu Nhà nước có tình trạng yếu kém. Do vậy, Chính phủ Lào quyết định xây dựng chiến lược tư nhân hóa và cải cách các xí nghiệp Nhà nước.

Thứ ba, tháng 3 năm 1988, Chính phủ Lào ra sắc lệnh về việc tư nhân hóa với hai nội dung chính:

- Chuyển một số các xí nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước sang sở hữu khác (thuê, hoặc bán hoặc giải thể).

tăng cường các hoạt động kinh tế tư nhân.

Năm 1988 Lào có hơn 640 xí nghiệp Nhà nước. Đến năm 1994 đã có 64 xí nghiệp tư nhân hóa. Tính đến năm 2006 chỉ còn có 111 xí nghiệp, cuối 1997 có thêm 55 xí nghiệp đã chuyển sang sở hữu khác và một số giải thể. Nhà nước chỉ giữ lại có 32 xí nghiệp “chiến lược” quan trọng đối với kinh tế xã hội, quốc phòng và an ninh quốc gia và trong năm 2000 đến hiện này, Chính phủ Lào đã trao quyền tự chủ hoạt động cho các xí nghiệp Nhà nước. Họ được tự do định đoạt mức sản xuất, chính sách tiền lương, giá cả và các kế hoạch đầu tư, hạn chế dần các khoản trợ cấp và phát triển của Nhà nước cho các xí nghiệp Nhà nước.

Nền kinh tế Lào sau 35 năm có tốc độ tăng trưởng khá nhưng không đồng đều giữa các ngành kinh tế, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch rõ nét đúng hướng, thu nhập bình quân đầu người có chiều hướng tăng dần, tổng sản phẩm bình quân 5 năm 8,41% năm và đặc biệt là năm 2009 có tốc độ tăng trưởng cao nhất đạt tới 8,46%. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2010 tuy có đạt được vượt mức kế hoạch nhưng so với tốc độ tăng trưởng của năm 2009 thì giảm 0,77%.

Ngành công nghiệp là ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhưng không đồng đều, Năm 2008 tốc độ tăng trưởng cao nhất là 12,41% và những năm sau thì tốc độ tăng trưởng có giảm như năm 2009 chỉ đạt 7,63% và năm 2010 lại tăng lên 9,80% nhưng so với các ngành khác rhì tốc độ tăng trưởng vẫn còn cao.

Bảng 2.2: Tổng sản phẩm (GDP) và tăng trưởng theo giá cố định năm 1990 theo ngành kinh tế (Số liệu năm 2006 - 2010) tỷ Kip

Danh mục Năm Tăng trưởng

2006 2007 2008 2009 2010 2007/06 2008/07 2009/08 2010/09 Tổng GDP 1442,84 1579,49 1706,74 1851,25 1993,6 6 9,47 8,05 8,46 7,69 1. Nông lâm nghiệp 736,56 811,51 852,97 924,70 979,42 10,17 5,10 8,40 5,91 - Cây lương thực 434,56 463,62 487,59 546,62 588,86 6,68 5,17 12,10 7,72 -Chăn nuôi 253,10 292,50 304,99 317,94 330,67 3,19 4,27 4,24 4,0 - Nông nghiệp 48,90 55,39 60,39 60,14 59,89 13,27 9,0 -0,41 -0,41 2.Công nghiệp 396,20 433,65 487,48 524,68 576,12 9,45 12,41 7,63 9,80 - Công nghiệp 323,62 347,53 387,27 420,04 455,49 7,38 11,43 8,46 8,67 - Xây dựng 42,09 47,88 48,78 44,56 40,87 13,75 1,87 -8,65 -8,28 -Điện lực (thủy điện) 24,05 30,59 42,99 50,85 69,77 27,19 40,38 18,28 37,20 - Khác 6,44 7,65 8,44 9,23 9,99 18,7 10,32 9,36 8,23 3. Dịch vụ 291,58 314,19 350,57 390,36 428,35 7,75 11,57 11,35 9,73 - Giao thông vận tải 65,11 68,99 74,58 86,20 91,61 5,95 8,10 9,92 11,47 -Thương nghiệp 103,21 112,51 131,87 148,55 164,38 9,01 17,20 12,64 10,60 - Ngân hàng 15,09 15,99 17,12 18,55 20,36 5,96 7,06 8,35 9,75 - Dịch vụ nhà nghỉ 36,74 40,03 47,28 47,40 51,73 8,95 8,11 9,51 9,13 - Khách sạn nhà hàng 27,29 30,11 32,28 38,22 45,14 11,14 7,20 18,40 18,10 - Khác 44,14 46,56 47,44 51,44 55,13 5,36 1,89 8,43 7,75 4. Thuế nhập khẩu 18,50 19,42 15,72 11,51 9,77 4,95 -18,89 -26,78 -15,11

Ngành xây dựng đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực sản xuất với chức năng tái sản xuất tài sản cố định các ngành kinh tế khác của nền kinh tế quốc dân thông qua các hoạt động đầu tư vốn, thiết kế và sản xuất xây lắp, xây dựng. Từ năm2001 đến nay các chính sách về kinh tế của Đảng và Nhà nước Lào được bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện dần. Những bộ luật, sắc lệnh, quy chế, quy định v.v... đã được ban hành. Với chính sách và chủ trương sắp xếp lại và chuyển đổi hình thức sở hữu của các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh tế của Nhà nước “từ năm 2003 đến cuối năm 2004 hầu hết các công ty xây dựng nhà cửa và một số công ty xây dựng, sửa chữa cầu đường Nhà nước, các xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, xưởng sửa chữa dụng cụ máy móc xây dựng của Nhà nước chiếm gần 96% đã được chuyển sang hình thức sở hữu khác nhau”.

Kể từ năm2001 đến năm 2005 ngành xây dựng được phát triển và tốc độ tăng trưởng có chiều hướng tăng dần theo các năm: năm 2002 tốc độ tăng trưởng là 7,9%; năm 2003 là 15,7%; năm 2004 là 17,2% và năm 2005 là 6,9%. Đến năm 2006 tốc độ tăng trưởng có xu thế tăng mạnh 13,75% rồi chậm dần và giảm nhiều từ năm 2009 là (-8,65)% và đến năm 2010 là âm (-8,28%).

Ngành nông - lâm nghiệp có tốc độ tăng trưởng không đồng đều, năm 2007 là 10,17%; năm2008 giảm chỉ đạt 5,10%, năm 2009 lại tăng lên 8,40% và lại giảm trong năm 2010: 5,91%. Trong ngành nông - lâm nghiệp tính đến năm 2010 so với năm 2009 thì tốc độ tăng trưởng của cây lương thực giảm đi 4,49%, chăn nuôi giảm 0,24% và ngành nông nghiệp thì có tốc độ tăng trưởng âm (-0,41).

Ngành dịch vụ năm 2010 so với 2009 tốc độ tăng trưởng bị giảm đi 1,55% chỉ có giao thông vận tải là có tố độ tăng trưởng cao đạt tới 11,74% năm 2010. Tốc độ tăng trưởng trung bình giảm do sự tăng trưởng chậm lại cửa thương nghiệp và khách sạn nhà hang.

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng ngân hàng nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại nước CHDCND Lào (Trang 63 - 66)