Quan điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước CHDCND Lào

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng ngân hàng nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại nước CHDCND Lào (Trang 108 - 110)

PHÁT TRIỂN TÍNDỤNG NGÂN HÀNG NHẰM THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TẠI NƯỚC

3.1.1. Quan điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước CHDCND Lào

Như đã nêu ở phần lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình phát triển kinh tế - xã hội xuất phát từ các ngành kinh tế trong nền kinh tế quốc dân và mối quan hệ giữa chúng trong từng thời kỳ, từng lãnh thổ nhất định, đồng thời vì lợi ích vô biên của con người cho nên con người luôn tìm và tạo những điều kiện tốt, những khuỳnh hướng thuận lợi cho việc sản xuất kinh doanh sao cho đạt lợi nhuận cao trong cơ chế thị trường; luôn tìm cách để xây dựng một cơ cấu kinh tế có sự liên kết, thúc đẩy và lôi kéo lẫn nhau giữa các ngành kinh tế trong quá trình phát triển [23].

Muốn nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội thì trong quá trình phát triển cần phải có những biến chuyển về cơ cấu kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế được hiểu là một quá trình cải biến kinh tế - xã hội từ lạc hậu mang tính chất tự cấp, tự túc sang chuyên môn hóa hợp lý từng bước; cải tiến kỹ thuật - công nghệ trong sản xuất từng bước hiện đại dần nhằm nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh tế và tăng nhanh nhịp độ tăng trưởng kinh tế theo ngành, theo vùng lãnh thổ và cơ cấu các thành phần kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn phụ thuộc vào sự kết hợp chặt chẽ các điều kiện chủ quan và khách quan trong nước, trong vùng và trong các đơn vị kinh tế với khả năng đầu tư, hợp tác về sản xuất, dịch vụ và tiêu thụ sản phẩm sản xuất của các nước, các vùng, các đơn vị kinh tế với nhau.

Mục tiêu quá trình phát triển kinh tế - xã hội của CHDCND Lào là xây dựng đất nước Lào thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất hiện đại. Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Lào từ nay đến năm 2020 là phải ra sức phấn đấu đưa: "CHDCND Lào thoát khỏi tình trạng nền kinh tế lạc hậu với tổng thu nhập bình quân đầu người thấp nhất là 1.500$ Mỹ. Kinh tế và xã hội Lào phải được cùng

cố và phát triển không ngừng và có hiệu quả mạnh mẽ theo hướng chủ nghĩa xã hội trên cơ sở thị trường có sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của nhà nước, đảm bảo tính độc lập và dân chủ của nhân dân Lào. Thị trường xã hội chủ nghĩa phải được phát triển và mở rộng mạnh và vững chắc. Công nghiệp và dịch vụ phải chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế quốc dân". Như vậy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Lào cần dựa trên cơ sở các quan điểm khoa học về kinh tế và xã hội như:

+ Quan điểm về con đường đi đến mục tiêu của Lào đã chọn hướng là tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đó là mục tiêu và đồng thời là chỗ dựa cho sự tiến chuyển từng bước quá trình phát triển kinh tế - xã hội Lào.

+ Nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội là tiêu chuẩn cơ bản của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Quan điểm này thể hiện qua việc khai thác có hiệu quả cao về nguồn lực của các thành phần kinh tế, huy động vốn với công cụ tiên tiến, đảm bảo mức tăng trưởng kinh tế ổn định trên cơ sở nâng cao năng suất lao động tăng thu nhập, giải phóng dần lực lượng sản xuất và tiến tới một xã hội "Đất nước giàu mạnh, nhân dân ấm no hạnh phục, xã hội văn minh và công bằng".

+ Công nghiệp hóa bao hàm cả hiện đại hóa. Quan điểm này là một trong các định hướng của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế vì nó là một quá trình phát triển bằng mọi cách và lợi dụng mọi ưu thế của quốc tế hóa để có thể rút ngắn thời gian và khoảng cách lạc hậu vươn tới sự tiến bộ và văn minh.

+ Đẩy mạnh xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước tức là phải sản xuất có hiệu quả. Phát huy lợi thế phát triển trong cả nước, so sánh từng vùng, từng ngành, từng lĩnh vực và trong từng thời kỳ nhằm không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường nội địa cũng như quốc tế với định hướng "giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế, xây dựng nền kinh tế mở cả trong và ngoài nước, đa phương hóa và đa dạng hóa quan hệ với nước ngoài, kết hợp kinh tế với quốc phòng an ninh".

+ Quan điểm kết hợp hài hòa giữa các ngành kinh tế, các vùng kinh tế trong nước, giữa nông thôn và thành thị, giữa con người với nhau theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa là một trong những tiêu chuẩn quan trọng tạo nên khuynh

hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

+ Gắn với việc hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế với việc phát triển kinh tế thị trường. Hiện nay Lào đang đứng trước sự cạnh tranh phát triển kinh tế tiến tới quốc tế hóa. Vậy, chiến lược phát triển kinh tế và xã hội CHDCND Lào từ nay đến năm 2020 là tăng cường tính độc lập, tự chủ và vững mạnh trong sự nghiệp bảo vệ bảo vệ và xây dựng đất nước, mạnh dạn đi vào công cuộc cạnh tranh phát triển kinh tế quốc tế nhằm đưa đất nước Lào thoát ra khỏi nền kinh tế lạc hậu bằng cách nghiên cứu và rút kinh nghiệm từ sự phát triển kinh tế quốc tế so với sự phát triển kinh tế trong nước. Xét về mặt triết học sự hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn chặt với sự phát triển kinh tế thị trường một cách hữu cơ đó chính là mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất hay mối quan hệ biến chứng giữa khoa học - công nghệ với các quan hệ hàng hóa - tiền tệ.

+ Đặt con người là trung tâm của mọi sự biến cố về kinh tế - xã hội. Sự tiến bộ và phát triển kinh tế - xã hội có cao, nhanh hay chậm là phụ thuộc vào con người. Con người là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Con người có ý trí, có tài năng về khoa học - kỹ thuật - công nghệ, về lãnh đạo và quản lý, có các năng khiếu về nghề nghiệp trong đó bao gồm cả lao động phức tạp (lao động kỹ thuật và quản lý) và lao động đơn giản. Kinh tế và xã hội là hai nhân tố luôn tồn tại kéo lẫn nhau cho nên sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn chặt với sự chuyển dịch cơ cấu xã hội mà trong cơ cấu xã hội, con người đóng vai trò chủ chốt. Vậy việc phát huy nhân tố con người (nhân tài) trên mức độ lớn sẽ quyết định sự tiến bộ và chuyển dịch nhanh hay chậm cơ cấu kinh tế trong thực tiễn.

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng ngân hàng nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại nước CHDCND Lào (Trang 108 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(160 trang)
w