CHDCND LÀO
2.1.2. Tình hình kinh tế-xã hộ
Sau khi giải phóng hoàn toàn đất nước, đảng và Chính phủ của Lào chú trọng tập trung tổ chức thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ đất nước theo định hướng XHCN. Hơn 30 năm qua, nhất là trong giai đoạn thực hiện kế hoạch 5 năm là thứ IV (1996 - 2000) và kế hoạch 5 năm lần thứ V (2001 - 2005), dù gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện nhưng Lào cũng đạt được kết quả và thắng lợi to lớn. Sự phát triển kinh tế của Lào đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử. Gần 2 thế kỷ dưới sự thống trị của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nhưng kinh tế của Lào đã được hình thành và phát triển.
Thời kỳ 1981 - 1985, Chính phủ Lào đề ra kế hoạch 5 năm lần thứ I, tiếp tục triển khai đường lối phát triển kinh tế - xã hội. Trong thời kỳ này, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình là 5.5 %/năm, nhưng gặp nhiều vấn đề thách thức chủ yếu do sự thay đổi bối cảnh thế giới và khu vực.
Dựa vào nội dung đường lối đổi mới, đảng và Chính phủ Lào đã đề ra kế hoạch 5 năm lần thứ II (1986 - 1990) nhằm phát triển kinh tế đất nước theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Việc thực hiện kế hoạch 5 năm
đã được đồng bộ với việc cải cách nhiều vấn đề như xoá bỏ cơ chế kế hoạch hoá tập trung, cơ chế quan liêu bao cấp tiến tới cải cách về giá, áp dụng nhiều thành phần kinh tế để phát triển, thúc đẩy sản xuất hàng hoá, mở rộng hợp tác quốc tế để thu hút đầu tư trực tiếp và tiếp nhận công nghệ từ nước ngoài.
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ II (1986 - 1990) là sự triển khai thực hiện nghị quyết của hội nghị đảng Nhân Dân Cách Mạng Lào lần thứ IV, nhằm mục đích chủ yếu để xây dựng cơ cấu kinh tế bao gồm nông, lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, cải thiện và xây dựng luật pháp để quản lý kinh tế - xã hội theo cơ chế mới, mở rộng hợp tác quốc tế. Thời kỳ này là thời kỳ đầu tiên của việc cải cách kinh tế mới, việc xây dựng và phát triển đất nước gặp nhiều khó khăn, nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Lào trung bình đạt 4.4%. Tỷ lệ lạm phát giảm từ 30.3% năm 1985 xuống còn 11.5% năm 1987, nhưng sau đó tăng lên đến 75% trong năm 1989 trước khi giảm xuống ở mức 19.6% năm 1990. Điểm mới trong thời kỳ này là, ngày 19/4/1988 Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào ban hành Luật đầu tư nước ngoài mở đầu cho quá trình đổi mới kinh tế của Lào. Vào thời điểm này, số vốn của đầu tư nước ngoài tăng, nhiều nhất là ở thành phố Viêng Chăng. Sự có mặt của các nhà đầu tư nước ngoài có ảnh hưởng sâu rộng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của Lào, đặc biệt là việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo cơ chế kinh tế mới.
Kế hoạch 5 năm lần thứ III (1991-1995) đã được đề ra để tiếp tục sự nghiệp đổi mới toàn diện, đặc biệt là chuyển từ nền kinh tế tự nhiên và nửa tự nhiên sang kinh tế sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường có sự lãnh đạo của đảng và quản lý của Nhà nước. đáng chú ý là kế hoạch đầu tư của Nhà nước đã được hoạch định và thực hiện để phát triển cơ sở hạ tầng, để thúc đẩy sản xuất và dịch vụ xã hội. Những năm 1990, kinh tế của Lào tăng trưởng ở mức 6.4%/ năm. Trong giai đoạn này, việc tiếp tục đường lối đổi mới toàn diện đã được thống nhất và thông qua trong Hội nghị lần thứ V của đảng. đồng thời, Chính phủ cũng đã đề ra kế hoạch phát triển 8 năm (1993 - 2000) nhằm đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội theo hướng phát triển bền vững. Chính phủ xác định 8 kế hoạch ưu tiên quốc gia để
xây dựng nền tảng cho việc mở rộng sản xuất hàng hoá và thúc đẩy từng bước phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Sau đây là 8 kế hoạch ưu tiên của Chính phủ Lào đã đề ra triển khai thực hiện trong giai đoạn 8 năm (1993 - 2000):
1. Sản xuất lương thực thực phẩm 2. Khuyến khích sản xuất hàng hoá
3. Cấm chặt phá rừng làm nương và phát triển thâm canh 4. Phát triển vùng sâu vùng xa
5. Xây dựng cơ sở hạ tầng 6. Phát triển ngành dịch vụ 7. Phát triển nguồn nhân lực
8. Khuyến khích việc hợp tác quốc tế
Sau hội nghị của đảng Nhân dân Cách mạng Lào lần thứ VI và lần thứ VII về tiếp tục triển khai đường lối đổi mới thành chiến lược phát triển tới năm 2020, kế hoạch 5 năm lần thứ V (2001 - 2005) được đề ra với mục đích tiếp tục thực hiện 8 kế hoạch ưu tiên của Chính phủ, phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá từng bước.
Hơn 30 năm qua, nhất là trong giai đoạn thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ IV (1996 - 2000), dù gặp nhiều khó khăn nhưng Lào cũng đạt được kết quả và thắng lợi to lớn, nền kinh tế quốc dân tiếp tục được mở rộng và phát triển liên tục, tốc độ tăng trưởng GDP ngày càng tăng lên được thể hiện thông qua các giai đoạn thực hiện kế hoạch 5 năm từ năm 1981 đến năm 2010, cụ thể như sau:
Hình 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP của nước CHDCND Lào giai đoạn 1981 – 2012 (%).
(Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư CHDCND Lào)
Tốc độ tăng trưởng GDP của Lào không đều. Giai đoạn (1986 - 1990) có tốc độ tăng trưởng thấp nhất (4.5%) do tác động của nhiều yếu tố cả bên trong và bên ngoài tác động vào nền kinh tế. Năm 1986, Chính phủ Lào thực hiện chương trình cải cách toàn diện, được gọi là cơ chế kinh tế mới nhằm chuyển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường. Năm 1988, Nhà nước Lào ban hành Luật đầu tư nước ngoài nhằm thu hút vốn từ bên ngoài để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, trên thế giới cũng diễn ra nhiều sự kiện như hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên - Xô sụp đổ năm 1990 - 1991 làm cho nền kinh tế của một số nước trên thế giới nói chung và nền kinh tế của Lào nói riêng bị chậm lại. Giai đoạn (1996 - 2000) tốc độ tăng trưởng GDP của Lào là 5,9%, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ diễn ra trong khu vực làm ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế Lào. Giai đoạn (2001-2005) được đề ra với mục đích phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước làm tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6.2%. Riêng năm 2005 tốc độ tăng trưởng GDP đạt 8.1%. Năm 2006 đạt 8%, năm 2007 là 7.9%, năm 2008 đạt được 8% và năm 2012 ước tính sẽ đạt được 7.2% [21], [22].
Năm 1996, tỷ lệ lạm phát của Lào là 15,6% và năm 1997 là 19,5%, ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á làm tỷ lệ lạm phát tăng lên tới 3 con số trong những năm tiếp theo, năm 1998 tỷ lệ lạm phát là 90%, năm 1999 là 128% sau đó giảm xuống 23% vào năm 2000, 7,85% vào năm 2001 và trong ba năm tiếp theo tăng lên tới hai con số.
Tuy nhiên, bối cảnh kinh tế vĩ mô vẫn tiếp tục phát triển bền vững. Tỷ lệ lạm phát trung bình tiếp tục giảm từ 15.5% năm 2003 xuống còn 10.5% vào năm 2004, 7.2% năm 2005, 6.8% năm 2006 và 4.5% vào năm 2007 nhưng năm 2008 lại tăng lên 7.1%.