Mỗi nước khác nhau có những chính sách tín dụng cụ thể khác nhau nhưng phân tích sâu vào hoạt động thì có nhiều nét chung. Như vậy, để có thể vận dụng những kinh nghiệm của một số nước đã và đang phát triển cho quá trình CDCCKT tại CHDCND Lào, tác giả chỉ rút ra những kinh nghiệm mang tích chất chung và phù hợp với điều kiện kinh tế của Lào như:
- Nhà nước cần duy trì sự cân đối của nền kinh tế vĩ mô thông qua luật pháp, chính sách kinh tế và nhất quán thực hiện luật pháp và các chính sách đó để giữ
vũng lòng tin của dân chúng và các nhà đầu tư trong nước cũng như các nhà đầu tư nước ngoài.
- Thực hiện từng bước quá trình CDCCKT từ nông - công nghiệp - dịch vụ sang công - nông nghiệp - dịch vụ, coi trọng phát triển các vùng nông thôn có mức lợi cao.
- Tiến hành từng bước thay thế nhập khẩu thành xuất khẩu.
- Tăng cường tạo nguồn vốn đầu tư từ: nguồn trong nước là tích lũy, tiết kiệm; viện trợ và đi vay các nước hoặc các tổ chức tài chính quốc tế; và thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài.
- Nhà nước luôn quan tâm và lựa chọn các dự án đầu tư có hiệu quả cao về kinh tế, xã hội, và môi trường như: Việc đầu tư cơ sở kế cấu hạ tầng cho sản xuất và xã hôi; giáo dục và y tế nhằm ưu tiên sử dụng vốn ngân sách cũng như vốn tín dụng chính sách một cách hợp lý.
- Các nước đều có hệ thống ngân hàng phục vụ nông nghiệp riêng mà Nhà nước cấp vốn tự có 100% và được hưởng chế độ ưu đãi đặc biệt nhằm cho vay phát triển nông nghiệp - nông thôn, cho vay trực tiếp hộ nông dân, cho vay gián tiếp qua tổ liên doanh, liên đới trách nhiệm, cho vay thế chấp qua tổ với hình thức cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn. Quy định các ngân hàng thương mại khác dành một phần số dư tiền gửi tiết kiệm cho vay phát triển nông nghiệp.
- Việc cấp tín dụng cho các đối tượng chính sách xã hội một cách thái qúa trong phạm vi rộng thường làm cho quá trình CDCCKT của nền kinh tế đi chậm, đồng thời làm tê liệt cả các hoạt động tín dụng mang tính thương mại, cản trở tiến trình chuyển đổi sang cơ chế thị trường.
- Vai trò kiểm soát của chính phủ đối với các hoạt động tiền tệ, tín dụng là không thể thiếu được, nhưng, nếu chính phủ can thiệp quá sâu vào hoạt động ngân hàng nói chung và tín dụng ngân hàng nói riêng thì hậu quả mà ngành ngân hàng phải gánh là tình trạng chất lượng tín dụng giảm thấp, tỷ trọng nợ quá hạn ngày một tăng và rất có thể dẫn đến tình trạng không bảo đảm sự bền vũng hệ thống tài chính. - Việc cải cách chính sách tín dụng được thực hiện trên cơ sở đồng thời cải
cách hệ thống tài chính trong đó chủ yếu là hệ thống ngân hàng Trung ương, các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính khác, vì chính hệ thống các tổ chức tín dụng và các định chế này là cơ sở thực hiện nội dung của chính sách tín dụng.
Trên đây là một số kinh nghiệm mang tính chất chung rút ra qua sự thành công của một số nước trên thế giới và khu vực. Việc vận dụng những kinh nghiệm này là một vấn đề không đơn giản vì mỗi nước có điều kiện kinh tế -xã hội - chính trị khác nhau. Đối với CHDCND Lào, xét về mặt địa lý là trung tâm của khu vực ASEAN trong tiến trình hội nhập, có biên giới giáp với 5 nước có điều kiện kinh tế khác nhau. Do đó, để cải cách và đổi mới nền kinh tế của mình, Lào sẽ phải tiếp thu một cách chọn lọc và sáng tạo những kinh nghiệm của các nước đi trước, nhất là Việt Nam và Trung Quốc sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội của mình.
CHƯƠNG 2