cấu kinh tế
Đặc trưng của huy động và sử dụng vốn của hệ thống ngân hàng là thu hút và biến đổi toàn bộ tài sản tài chính dưới các tên gọi khác nhau của nhân dân từ trạng thái tĩnh sang trạng thái động. Cụ thể tài sản từ trạng thái không hoạt động như tiền trong túi, đất đai, chủ quyền, được ngân hàng trung gian chuyển thay đổi từ người này sang người khác, và trong quá trình này nó sinh ra giá trị mới, sinh ra lợi nhuận. Điều đó làm cho các nguồn lực tài chính trong nền kinh tế xã hội luôn vận động, dịch chuyển từ chủ thể này sang chủ thể khác, từ ngành kinh tế này sang ngành kinh tế khác, từ khu vực này sang khu vực khác. Hoạt động của ngân hàng là tập trung vốn tiền tệ tạm thời chưa sử dụng, mà vốn này nằm phân tán khắp mọi nơi sau đó cho các đơn vị kinh tế hay. Việc phân phối vốn tín dụng đã góp phần điều hoà vốn trong toàn bộ nền kinh tế, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được liên tục.
Với chức năng huy động vốn và cho vay, ngân hàng đã tạo ra một phương thức gián tiếp để chuyển vốn từ người tích luỹ vốn sang người có nhu cầu vay vốn. Quy trình này tạo ra cơ hội cho người tích luỹ vốn được ký gửi tiền tích luỹ của mình và được hưởng một khoản lợi tức từ việc đó. Do vậy đã huy động được vốn lẽ ra bị bỏ phí (tức là bị tích giữ không sinh lợi). Đồng thời quy trình này cũng tạo điều kiện cho những người có nhu cầu vay vốn có thể tiếp cận nhu cầu vay vốn để giải quyết nhu cầu đầu tư của mình. Trong thực tế có thể xảy ra trường hợp rất nhiều người mong muốn đầu tư nhưng không làm được trong khi những người có điều kiện để đầu tư lại không muốn đầu tư. Nếu không có sự chuyển giao vốn tích luỹ từ người đầu tư này sang người đầu tư khác thì hậu quả là nguồn vốn đầu tư đã không được sử dụng có hiệu quả và người tích luỹ vốn không có ý muốn đầu tư sẽ không được khuyến khích để tích luỹ hơn nữa. Nếu người cho vay phải đi tìm người đi vay và đi vay phải đi tìm người cho vay, như vậy có một khoảng đệm chi phí của việc đi vay và của việc cho vay, khoản này làm tăng chi phí của việc đi vay và làm giảm lợi nhuận ròng từ việc cho vay. Ngân hàng thực hiện chức năng
tương tự như chức năng của người trung gian trong việc giảm bớt chi phí tìm kiếm nhờ vào chuyên môn hoá và lợi thế kinh tế theo quy mô. Bằng cách cung cấp thông tin cũng như làm trung gian trong việc xác định giá trị thanh toán và thời hạn của nợ vay các ngân hàng có thể cắt giảm được cho người cho vay chi phí tìm kiếm. Việc làm đó làm cho sinh lợi ròng của người cho vay cao hơn và chi phí gộp của người đi vay thấp hơn nhờ đó sẽ làm tăng cả tiết kiệm và đầu tư. Chia sẻ rủi ro là một chức năng quan trọng khác của hoạt động ngân hàng, nó gắn liền với quá trình huy động và sử dụng vốn của ngân hàng. Rất nhiều người tích luỹ không muốn chấp nhận rủi ro của việc tự tiến hành đầu tư. Họ cũng có thể ngần ngại không muốn cho vay trực tiếp hoặc không muốn có cổ phần trong các dự án do những người đầu tư sẵn lòng chấp nhận rủi ro thực hiện. Ngoài lý do về khả năng thanh khoản khi cho vay trực tiếp, người tích luỹ còn có thể cảm thấy họ không đủ năng lực, kiến thức kinh nghiệm về tài chính và pháp lý cần thiết cho việc bảo vệ các khoản cho vay hoặc đầu tư đó. Những người tích luỹ đó thích thông qua các trung gian tài chính mà họ tin cậy và có đủ lực, thường thì đó là các ngân hàng lớn có uy tín. Các ngân hàng này cung cấp vốn cho nhiều nhà đầu tư, do vậy đa dạng hoá rủi ro của mình. Thông qua việc sử dụng các hình thức bảo lãnh và bảo đảm, các rủi ro đầu tư có thể được phân bổ giữa tổ chức trung gian và người đầu tư theo nhiều cách khác nhau, và mọi phương cách này đều mang lại hiệu quả chung là làm giảm bớt mức độ rủi ro của cá nhân người tích luỹ. Như vậy việc chia xẻ rủi ro của các ngân hàng đóng một vai trò đáng kể trong việc tăng cường mức tích luỹ và do vậy làm tăng mức đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư.