c. Động thái tíndụng ngân hàng đối ngành kinh tế dịch vụ
2.4.4 Tác động của tíndụng ngân hàng trong việc phân bổ nguồn lực tài chính thực hiện chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế
chính thực hiện chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế
Thực trạng cho vay đối với các thành phần kinh tế được thể hiện trên bảng 2.9.
ĐVT: Tỷ kip
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012
1. Kinh tế Nhà nước 570,6 681,9 768 863,2
Tỷ trọng (%) 37% 37% 35% 38%
Tốc độ tăng (%) 20% 13% 12%
2. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 16,4 17,1 31,4 18,6
Tỷ trọng (%) 1% 1% 1% 1%
Tốc độ tăng (%) 4% 84% -41%
3. Kinh tế tư nhân 963,9 1128,7 1403,2 1362,1
Tỷ trọng (%) 62% 62% 64% 61%
Tốc độ tăng (%) 17% 24% -3%
4. Tổng dư nợ 1550,9 1827,7 2202,6 2243,9
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước CHDCND Lào
Qua bảng 2.9 thấy rằng các ngân hàng thương mại quốc doanh đầu tư chủ yếu là cho các doanh nghiệp ngòai quốc doanh mỗi năm tăng dần từ 631,2 tỷ kip năm 2008 đến 923,2 tỷ kip năm 2011 và chiếm 40,9% tổng dư nợ. Sau đó là cho vay các doanh nghiệp quốc doanh, số dư nợ tăng từ 551,5 tỷ kip năm 2008 tới 844,7 tỷ kip năm 2011 và chiếm tỷ trọng là 37,4% tổng dư nợ, và đứng thứ 3 của việc cho vay chính là cho vay các hộ gia đình cũng tăng dần và đến năm 2011 số dư nợ là 438,9 tỷ kip chiếm 19,7% tổng dư nợ
Điều này cho chúng ta thấy được rằng tín dụng ngân hàng đã thực sự đi vào phục vụ quá trình hình thành một cơ cấu kinh tế mới hợp lý và hiệu quả hơn. Việc mở rộng cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các hộ kinh tế gia đình đã thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế từng bước vững chắc hơn những năm trước.
Dư nợ cho vay thành phần kinh tế ngoài nhà nước, DN có vốn đầu tư nước ngoài liên tục gia tăng và đang chứng tỏ vốn tín dụng được nền kinh tế sử dụng có hiệu quả. Với chủ trương đa dạng hóa các thành phần kinh tế, thời gian qua ở Lào các DN ngoài quốc doanh không ngừng phát triển cả về quy mô và số lượng. Dư nợ cho vay khu vực kinh tế ngoài nhà nước chủ yếu là các công ty tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, hộ SXKD cá thể, chủ trang trại trồng cây lâu năm (chiếm 70- 80%), còn lại là các thành phần kinh tế khác. Vốn tín dụng của các NHTM đã tạo điều kiện cho thành phần kinh tế ngoài nhà nước khai thác và phát huy được tiềm năng thế mạnh của các nguồn lực, góp phần tạo ra nhiều công ăn việc làm và tạo ra
nhiều sản phẩm cho xã hội. Tuy nhiên, việc đầu tư cho vay thành phần kinh tế ngoài nhà nước vẫn còn những tồn tại, vướng mắc nhất định cả từ phía khách hàng, lẫn ngân hàng, và cần phải tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện.
Cho vay các DN có vốn đầu tư nước ngoài cũng đang phát triển mạnh. Thành phần kinh tế này với lợi thế là có thị trường xuất khẩu, có vốn và trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý cộng thêm các ưu đãi của Chính phủ Lào nên có nhiều điều kiện thuận lợi trong hoạt động SXKD. Việc cho vay đối với thành phần kinh tế này đang có sự cạnh tranh rất quyết liệt giữa các NHTM trong nước với các Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài tại Lào…Với thế mạnh về công nghệ, quản lý, nhân lực, thủ tục đơn giản và các mối quan hệ kinh doanh, các Chi nhánh ngân hàng nước ngoài có nhiều lợi thế trong cạnh tranh hơn các NHTM trong nước và thực tế là phần lớn các DN lớn, có nhiều tiềm năng phát triển đều chọn quan hệ với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Lào. Các NHTM nội địa chỉ tiếp cận được các DN có vốn đầu tư nước ngoài vừa và nhỏ, chỉ một số ít DN lớn.
Dư nợ cho vay các DNNN ít có biến động về tỷ trọng dư nợ trên tổng dư nợ nhưng đều gia tăng về số tuyệt đối. Nhìn qua dường như đang có điều gì bất ổn, đi ngược lại xu thế thành phần kinh tế quốc doanh đang giảm dần tỷ lệ nắm giữ GDP của nền kinh tế.