- Phát triển cho vay luân chuyển theo hạn mức tíndụng
3.2.3.4. Hoàn thiện cơ chế quản lý tíndụng và nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư nhằm phục vụ quá trình chuyển dịch CCKT
định dự án đầu tư nhằm phục vụ quá trình chuyển dịch CCKT
Để đầu tư vốn cho quá trình chuyển dịch CCKT đạt hiệu quả, vấn đề cốt lõi là các NHTM tại Lào phải xây dựng và hoàn thiện các chính sách, quy trình nghiệp vụ cho vay vừa phù hợp với quy định riêng của các NHTM và vừa phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội ở CHDCND Lào, đồng thời phải đảm bảo nguyên tắc thị trường. Cùng với những điều kiện thực tiễn tại CHDCND Lào, kết hợp lý luận và các văn bản quy định của ngành ngân hàng về hoạt động tín dụng, với tầm nhìn chiến lược, cơ chế quản lý tín dụng của các NHTM phải được xây dựng và hoàn thiện hơn nữa và cần đảm bảo các nội dung cơ bản sau:
- Hoàn thiện cơ chế quản lý tín dụng của các NHTM phải gắn với đổi mới và hoàn thiện Pháp luật của Nhà nước và phù hợp với điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
- Phù hợp với mục tiêu định hướng chuyển dịch CCKT của CHDCND Lào; gắn với đặc điểm tự nhiên - kinh tế và tính đặc thù văn hóa - xã hội của CHDCND Lào. Tạo điều kiện thông thoángcho các DN, mọi thành phần kinh tế tiếp cận vay vốn tín dụng. Quan hệ giữa NHTM và khách hàng là quan hệ bình đẳng thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng tín dụng.
- Mục tiêu và chiến lược về hoạt động tín dụng của các NHTM phải được rõ ràng, mô tả các chiến lược quản trị tín dụng chẳng hạn như các khoản cho vay có thể cung cấp, khu vực địa lý, các ngành công nghiệp và dịch vụ cần tập trung vào chiến lược quản trị rủi ro. Bên cạnh đó, chiến lược cho vay phải hoạch định được cơ cấu các loại cho vay: ngắn hạn, trung hạn hoặc cho vay giữa các ngành nghề khác nhau nhằm hạn chế rủi ro, mặt khác chiến lược cho vay của các NHTM phải xác
định được mức cho vay tối đa đối với từng DN, từng ngành kinh tế.
- Thủ tục nghiệp vụ trong việc tiếp nhận hồ sơ vay vốn, thẩm định giá tài sản đảm bảo và ra quyết định cho vay đối với khách hàng. Thủ tục nghiệp vụ như nhận hồ sơ và hẹn khách hàng ngày giải quyết hồ sơ, lập phiếu thẩm định hồ sơ xin vay, phân tích rủi ro, xếp hạng để định giá tín dụng, lập biên bản xét duyệt cho vay vv...
Chính sách tín dụng cần nêu lên các dấu hiệu mà một khoản vay nào có thể không hoàn trả đúng hạn và các biện pháp giải quyết trong trường hợp như thế. Khi một khoản vay đến hạn không hoàn trả được ai có trách nhiệm giải quyết và hướng dẫn giải quyết như thế nào. Trong trường hợp nào chuyển sang nợ quá hạn, trường hợp nào gia hạn, trường hợp nào cơ cấu lại các khoản vay vv… Thời hạn được áp dụng phương pháp khai thác bao lâu vv… những nội dung này phải được cụ thể hoá trong chính sách cho vay.
Hơn nữa, chính sách tín dụng cần phải được xây dựng theo hướng tích cực, thiết kế, xây dựng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đồng bộ phục vụ cho mục tiêu chuyển dịch CCKT tại CHDCND Lào. Đặc biệt, cần phải đưa ra các sản phẩm tín dụng, ngân hàng phù hợp với đặc thù của CHDCND Lào.
Cùng với việc hoàn thiện cơ chế quản lý tín dụng các NHTM cần tiếp tục nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư nhằm hạn chế rủi ro, ngăn ngừa nợ quá hạn và đảm bảo an toàn hiệu quả trong hoạt động SXKD. Thực tiễn cho thấy trong thời gian qua, một trong những nguyên nhân gây nên hiệu quả đầu tư vốn tín dụng của các NHTM cho chuyển dịch CCKT ở Lào còn thấp là do công tác thẩm định còn nhiều bất cập, yếu kém. Cho nên, để đầu tư cho chuyển dịch CCKT ở Lào có hiệu quả cao hơn, nhất thiết phải làm tốt và nâng cao chất lượng công tác thẩm định. Trong công tác thẩm định cần phải xác định được yêu cầu và mục đích của dự án: khi thẩm định người thẩm định phải đứng trên góc độ người cho vay, nguồn vốn đầu tư để xem xét, đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của từng dự án, mặt khác công tác thẩm định phải do nhiều cán bộ, bộ phận của NHTM thực hiện với những yêu cầu đòi hỏi phải có sự phân công và phối hợp chặt chẽ. Bên cạnh đó phải gắn với công tác kiểm tra giám sát thường xuyên, liên tục và toàn diện đối với tất cả các dự
án trong suốt quá trình vay vốn; công tác thẩm định phải được quy chuẩn phù hợp với tình hình thực tế chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại CHDCND Lào trong từng thời kỳ. Phải thu thập, xử lý và cập nhập tất cả các thông tin có liên quan đến dự án đầu tư để phục vụ cho công tác thẩm định, nhất là các thông tin về suất vốn đầu tư công nghệ, thiết bị, giá cả công nghệ thiết bị, giá thành, giá bán của sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Bên cạnh đó cần phải xác định được điều kiện để thực hiện dự án đầu tư có hiệu quả và hệ thống chỉ tiêu thẩm định đánh giá dự án phải được hoàn thiện hơn, chỉ tiêu thẩm định dự án phải xuất phát từ lợi ích của các bên tham gia vào quá trình đầu tư và đáp ứng được yêu cầu quản lý các dự án. Đồng thời, hệ thống chỉ tiêu phân tích, đánh giá dự án cũng cần phải phù hợp với thông lệ quốc tế tạo điều kiện giao lưu, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thực hiện chính sách kinh tế mở trong thời kỳ đổi mới kinh tế hiện nay.
Đồng thời để thẩm định dự án có chất lượng và hiệu quả nhất thiết phải áp dụng các phương pháp tiên tiến trong quá trình thẩm định dự án. Hiện nay, khi thẩm định về phương diện tài chính của dự án, một số NHTM tại Lào CHDCND Lào còn áp dụng phương pháp đơn giản. Nhược điểm cơ bản của phương pháp này là không tính đến yếu tố thời gian của giá trị đồng tiền. Chính điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thẩm định các dự án đầu tư, có thể làm đảo lộn kết quả đầu tư mà dự án tính toán. Để khắc phục tình trạng nhất thiết phải tính đến yếu tố thời gian của tái đầu tư. Vấn đề chủ yếu của phương pháp tiên tiến là sử dụng lãi suất chiết khấu để tính đến giá trị thời gian của giá trị đồng tiền. Cùng một lượng vốn nếu bỏ ra ở thời điểm năm nay sẽ lớn hơn nếu bỏ ra vào thời điểm năm sau. Ngược lại cũng một lượng tiền thu được từng dự án ở năm nay sẽ tốt hơn nếu thu được từng dự án một năm sau.
3.2.3.5. Hoàn thiện và tăng cường công tác kiểm tra giám sát khoản vay,xử lý tốt vấn đề nợ xấu để mở rộng vững chắc tín dụng ngân hàng