Những thuận lợ

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng ngân hàng nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại nước CHDCND Lào (Trang 59 - 61)

CHDCND LÀO

2.1.4.1. Những thuận lợ

Nước Lào là nước duy nhất nằm sâu trong đất liền ở đông Nam Á có biên giới với 5 nước trong khu vực. Với vị trí đặc biệt của mình đã tạo cơ hội hợp tác phát triển giữa CHDND Lào với các nước láng giềng, các nước ASEAN. đặc biệt, Lào là địa bàn thuận lợi làm vai trò trung chuyển giữa các nước có chung biên giới không chỉ cho việc phát triển thương mại và đầu tư mà tạo cơ hội hợp tác phát triển du lịch xuyên quốc gia. Việt Nam và Thái Lan, Trung Quốc có đường biên giới chung rất dài, có quan hệ lâu đời về thương mại và giao thông vận tải thuận lợi hỗ trợ cho sự phát triển của Lào đã tạo ra cơ hội thu hút hợp tác đầu tư phát triển dọc biên giới vì lợi ích chung của các quốc gia nói riêng và của các nhà đầu tư nói chung.

Với vị trí đặc biệt như vậy, Lào sẽ là nước có sự kết nối làm nổi bật vai trò đầy tiềm năng của mình, đó là một ngã tư giao thông không chỉ giữa 5 nước có biên giới tiếp giáp mà là giữa Trung Quốc và đông Nam Á.

Đến nay Lào đã có đường quốc lộ xuyên quốc gia từ Bắc đến Nam, các tuyến đường đi ra nước láng giềng như Việt Nam, Thái Lan, Campuchia, Trung

Quốc... Bây giờ, chương trình xây dựng đường sắt từ Bắc đến Nam và đi các nước láng giềng đang là một trong những công trình lớn (Mega Project) của Nhà nước Lào đề ra và khẩn trương bắt đầu khảo sát và xây dựng. Theo đề nghị của ngành đường sắt Lào thì tuyến đường này sẽ kết nối với Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc và Campuchia. Sau khi công trình này hoàn thành sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút FDI, phát triển kinh tế xã hội của Lào.

CHDCND Lào có đất đai rộng lớn (236,800 km2) mật độ dân số thấp, đất đai màu mỡ, khí hậu thuận lợi cho việc phát triển nông sản, cây công nghiệp (cao su, cà phê, chè, hạt điều), trồng rừng nguyên liệu với diện tích tập trung quy mô lớn đáp ứng nhu cầu phát triển các xí nghiệp chế biến quy mô lớn, giá thành hạ đảm bảo khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Lào có tài nguyên thiên nhiên phong phú, đặc biệt là thuỷ năng, các nguồn khoáng sản như vàng, thạch cao, thiếc, sắt, kali, than... Diện tích rừng tự nhiên còn lớn và phong phú.

Lào có vùng núi và đồng bằng từ Bắc đến Nam với điều kiện vị trí địa lý như vậy Lào có nhiều sông suối thích hợp với công trình thuỷ điện và thuỷ lợi. Theo nghiên cứu khảo sát Lào có tiềm năng về thuỷ điện khoảng 23,000 MW. Do đó Lào có chính sách phát triển thủy điện để Lào trở thành một nước có nguồn cung cấp điện lớn cho các nước ASEAN. Năm 2007 Chính phủ Lào và Chính phủ Thái Lan đã ký biên bản ghi nhớ rằng Lào sẽ cung cấp điện cho Thái Lan với 7,000 MW; Năm 2008 Chính phủ Lào và Chính phủ Việt Nam cũng đã ký biên bản ghi nhớ rằng Lào sẽ cung cấp điện cho Việt Nam với 5,000 MW trước năm 2015 và 2020.

Hệ thống sản xuất và cung cấp năng lượng đã được đầu tư như nhiều công trình thuỷ điện lớn nằm từ Bắc đến Nam như công trình thuỷ điện Nam Theun II (Miền Trung) có công suốt 1080 MW, công trình nhà máy nhiệt điện Hông Sá (miền Bắc) có công suốt hơn 1000 MW, và hơn 15 công trình thuỷ điện đang xây dựng, hệ thống đường dây tải điện 500 KV Bắc, Trung, Nam để cung cấp đủ năng lượng điện cho sản xuất và tiêu dùng trong nước và xuất khẩu điện.

Lào có chính trị ổn định, tốc độ phát triển kinh tế tăng trưởng và có thể hội nhập kinh tế quốc tế từng bước. Cơ chế thị trường được cải thiện. Việc hợp tác khu

vực và quốc tế ngày càng mở rộng. Lào là một nước thành viên ASEAN. Đến nay Lào đã ký kết hợp đồng bảo hộ đầu tư với 27 nước và đang đàm phán ký kết hợp đồng bảo hộ đầu tư với Nhật Bản, đang chuẩn bị gia nhập thành viên tổ chức thương mại thế giới (WTO).

Nước Lào được thế giới đánh giá là nơi có sự ổn định cao về chính trị, là điểm đến an toàn của các nhà đầu tư. Sự ổn định chính trị - xã hội là nền tảng vững chắc và là nhân tố thuận lợi lớn nhất cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và đó cũng là thế mạnh cần khai thác của Lào hiện nay. Việc trở thành thành viên của Tố chức thương mại thế giới (WTO) sẽ tạo ra thế phát triển mới cho đất nước Lào.

Nhờ chính sách mở cửa và cải cách thể chế, Lào đã thu hút được nhiều dự án đầu tư nước ngoài và huy động các nguồn lực, các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển. Trong những năm tới, với nguồn tài nguyên, đất đai phong phú, điều kiện tự nhiên thuận lợi, nếu tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư điều chỉnh các chính sách chắc chắn Lào sẽ thu hút được nhiều vốn cho đầu tư phát triển kinh tế đất nước [21].

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng ngân hàng nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại nước CHDCND Lào (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(160 trang)
w