c. Động thái tíndụng ngân hàng đối ngành kinh tế dịch vụ
2.5.1 Những thành công của việc phát triển tíndụng ngân hàng đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại CHDCND Lào
quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại CHDCND Lào
Trong thực tiễn, thông qua việc khai thác và phân bổ có hiệu quả nguồn vốn trong nền kinh tế, hoạt động tín dụng của các NHTM luôn có mối quan hệ chặt chẽ, và có vai trò tác động rất quan trọng đến quá trình chuyển dịch CCKT. Khi cơ cấu tín dụng được điều hành linh hoạt và hợp lý, nó sẽ trở thành nhân tố tích cực thúc đẩy quá trình chuyển dịch CCKT; và ngược lại nếu cơ cấu tín dụng được điều hành thiếu linh hoạt, trì trệ thì sẽ trở thành nhân tố kìm hãm quá trình chuyển dịch CCKT.
giai đoạn 2008 - 2012, cho thấy hoạt động tín dụng NHTM đã đạt được những kết quả nhất định, có vai trò quan trọng tác động đến CCKT của CHDCND Lào chuyển dịch theo hướng công nghiệp, hiện đại. Hoạt động tín dụng của NHTM đã tạo điều kiện tận dụng, khai thác mọi tiềm năng đất đai, lao động, tài nguyên thiên nhiên, phát huy lợi thế của từng địa phương trong vùng. Hơn nữa, hoạt động tín dụng của NHTM còn góp phần xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy thị trường tài chính nông thôn phát triển.
Nhìn chung, các NHTM đã thực hiện tốt chức năng huy động vốn và cho vay vốn trên địa bàn, đảm bảo cung ứng vốn kịp thời, hiệu quả cho quá trình chuyển dịch CCKT. Những thành tựu cơ bản trong hoạt động tín dụng của các NHTM đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch CCKT ở CHDCND Lào theo hướng CNH, HĐH được thể hiện trên các phương diện sau:
Một là, với việc khai thác và tập trung có hiệu quả nguồn vốn, các NHTM trên địa bàn từng bước chủ động đầu tư vốn tín dụng cho chuyển dịch CCKT CHDCND Lào theo hướng CNH, HĐH.
Mặc dù trong những năm qua nền kinh tế có những biến động thăng trầm và bất lợi cho hoạt động ngân hàng, mặt khác với sự cạnh tranh của nhiều loại hình huy động vốn xuất hiện trong nền kinh tế như các công ty bảo hiểm, thị trường chứng khoán, các quỹ đầu tư … Nhưng với sự cố gắng nỗ lực của các NHTM, cùng với sự điều hành, sử dụng linh hoạt, mềm dẻo các công cụ của chính sách tiền tệ đặc biệt là các công cụ như lãi suất, tỷ giá phù hợp với tình hình kinh tế vĩ mô trong từng thời điểm cụ thể. Do đó, các NHTM trên tại Lào đã khai thác có hiệu quả các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để phục vụ đầu tư nhằm thúc đẩy chuyển dịch CCKT ở CHDCND Lào theo hướng CNH, HĐH.
Trên cơ sở khai thác và tập trung các nguồn vốn, các NHTM Lào đã mở rộng đầu tư cho các tổ chức kinh tế, các DN, hộ gia đình và các cá nhân vay vốn để phát triển SXKD, thu mua hay sản xuất hàng hóa xuất khẩu và đáp ứng các nhu cầu vay vốn khác của khách hàng theo quy định pháp luật.
đẩy kinh tế CHDCND Lào phát triển và chuyển dịch theo hướng công nghiệp, hiện đại. Thực tiễn cho thấy, hầu hết các NHTM trên địa bàn đều hoạt động theo mô hình đa năng, không phân biệt các đối tượng hay chủ thể vay vốn tín dụng. Miễn là các đối tượng vay vốn đáp ứng được các yêu cầu và điều kiện vay. Có nhu cầu vay vốn, có dự án và phương án kinh doanh khả thi.
Do đó, mọi thành phần kinh tế đều có thể tiếp cận vay vốn ngân hàng để đầu tư vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc vay vốn tín dụng ngân hàng để mua sắm hàng hóa tiêu dùng. Với sự đa dạng hóa các đối tượng vay vốn tín dụng, tín dụng ngân hàng đã góp phần khai thác tiềm năng thế mạnh của từng địa phương, tạo điều kiện cho các đối tượng được vay vốn tham gia hoạt động SXKD, nâng cao mức thu nhập, nâng cao mức sống. Hơn nữa, thông qua cho vay tiêu dùng của các NHTM đã tác động đến nhu cầu mua sắm hàng hóa của người dân, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa của DN và nền kinh tế. Như vậy, thông qua đa dạng hóa các đối tượng cho vay, các NHTM tại CHDCND Lào đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tác động đến tổng cầu của nền kinh tế từ đó đã thúc đẩy CCKT chuyển dịch nhanh, hợp lý và bền vững.
Ba là, quy mô và cơ cấu tín dụng của các NHTM ngày càng mở rộng và điều chỉnh theo hướng tích cực, hợp lý đã góp phần thúc đẩy CCKT tại CHDCND Lào chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH. Lào là một nước kinh tế nông nghiệp, do vậy trong kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân từ sau giải phóng cho đến nay luôn coi kinh tế nông nghiệp - lâm nghiệp và phát triển nông thôn là nhiệm vụ hàng đầu nhằm xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho CNH - HĐH từng bước. Muốn thực hiện nhiệm vụ chiến lược phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước thì cần phải có vốn và một nguồn vốn quan trọng nhất nhằm phát triển nền kinh tế quốc dân là vốn tín dụng ngân hàng, đây là một trong các nhân tố quan trọng tác động trực tiếp đến quá trình phát triển và CDCCKT tại Lào.
Cơ cấu ngành kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu GDP. Với việc mở rộng và tăng tỷ trọng cho vay ngành thương mại - dịch vụ và ngành công nghiệp, xây dựng đã
góp phần thúc đẩy việc di chuyển lao động từ nông nghiệp sang lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Thông qua đầu tư tín dụng đã góp phần chuyển dịch CCKT ngành, cơ cấu lao động, tận dụng lao động thời vụ, tạo việc làm nhất là ở các vùng nông thôn lâu nay sản xuất độc canh, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch CCKT theo định hướng của từng địa phương và CHDCND Lào. Đồng thời qua đó hạn chế được các tệ nạn xã hội, tạo động lực lao động sản xuất, cạnh tranh trong kinh doanh.
Hơn nữa, trong những năm qua, các NHTM đã tăng tỷ trọng đầu tư vốn tín dụng trung dài hạn vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, cải tiến công nghệ,máy móc thiết bị do đó đã tạo điều kiện cho các DN nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ ra các quốc gia trên thế giới.
- Cho vay các thành phần kinh tế ngày được mở rộng, do vậy đã tác động vào quá trình hình thành và phát triển kinh tế nhiều thành phần. Cơ cấu đầu tư tín dụng của các NHTM cho các thành phần kinh tế cũng thay đổi phù hợp với xu hướng phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt đã chú trọng cho vay các hộ sản xuất nông nghiệp, các trang trại, các DN vừa và nhỏ, các DN có vốn đầu tư nước ngoài. Dư nợ cho vay các thành phần này luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ của các NHTM. đảm bảo đúng định hướng phát triển kinh tế nhiều thành phần, tập trung phát triển nông nghiệp nông thôn mà đảng và Nhà nước đã đề ra.
Năm là, chất lượng tín dụng của các NHTM đã được nâng cao, đảm bảo tỷ lệ nợ quá hạn luôn ở mức thấp, an toàn, hiệu quả trong hoạt động. Chú trọng lựa chọn đối tượng cho vay phù hợp và chú ý đúng mức đến nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư, đến sự cân đối giữa huy động và sử dụng vốn. Các NHTM đã gắn kết giữa tín dụng ngắn hạn với tín dụng trung dài hạn chặt chẽ để phát huy hiệu quả của tín dụng trong cả cho vay ngắn hạn, lẫn cho vay dài hạn trong quá trình phục vụ cho chuyển dịch CCKT. Bên cạnh đó, hiện nay các NHTM đều sử dụng phương pháp tính toán mang tính khoa học trong quá trình thẩm định. Nếu như trước đây, chỉ tính toán mức sinh lời và nguồn trả nợ thì hiện nay các chỉ tiêu điểm hoà vốn, NPV,
IRR đã được áp dụng trong tính toán và được coi là những tiêu thức quan trọng để quyết định có nên đầu tư hay không. Các chỉ tiêu đánh giá về khả năng tiêu thụ, khả năng cạnh tranh bước đầu được tính toán, phân tích.
Sáu là, đầu tư vốn tín dụng vào khu vực kinh tế nông nghiệp, nông thôn thực sự là đòn bẩy kinh tế, góp phần khai thác tiềm năng đất đai, lao động, tài nguyên vv. . . phát huy được thế mạnh của các tiểu vùng, các tỉnh của Lào. Nhờ có vốn tín dụng, các DN, hộ sản xuất, các trang trại và cá nhân SXKD có điều kiện áp dụng khoa học công nghệ, tiến bộ kỹ thuật, đưa cây con giống mới vào sản xuất. Do vậy, năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, chất lượng vật nuôi cây trồng đã không ngừng được nâng cao, thêm vào đó còn góp phần nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường trong nước và ngoài nước, mở rộng sản xuất, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, nhất là ở các vùng nông thôn.