PHÁT TRIỂN TÍNDỤNG NGÂN HÀNG NHẰM THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TẠI NƯỚC
3.2.1.1. Giải pháp phát triển tíndụng ngân hàng nhằm thúc đẩy sự phát triển của kinh tế nông nghiệp
triển của kinh tế nông nghiệp
Như đã phân tích, tín dụng ngân hàng có vai trò quan trọng đối với kinh tế nông nghiệp của Lào. Trong những năm qua, tỷ trọng dư nợ ngành nông nghiệp tuy có giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ ngân hàng. Điều đó được lý giải từ thực tế: Để khai thác các thế mạnh của nông nghiệp CHDCND Lào theo hướng sản xuất hàng hóa để xuất khẩu cần có vốn đầu tư và tiến bộ khoa học, trong khi sức tích lũy của nông dân còn thấp thì cần có sự tài trợ từ bên ngoài thì ngân hàng có vai trò quan trọng trong cung cấp tín dụng cho nông nhgiệp. Điều đó cũng cho chúng ta thấy để ngành nông nghiệp CHDCND Lào có được nhịp độ tăng trưởng như dự kiến (3,1%/năm) thì cần chú tín dụng ngân hàng cần phải được gia tăng hơn nữa, chủ lực cung ứng tín dụng vẫn phải là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội. Những vấn đề cần thực hiện nhằm phát triển tín dụng thúc đẩy chuyển dịch kinh tế nôn nghiệp bao gồm:
- Phát triển tín dụng ngân hàng gắn với các chương trình phát triển kinh tế nông nghiệp quốc gia Lào
Ngân hàng cần rà soát lại công tác đầu tư tín dụng trong thời gian qua, qua đó rút ra kinh nghiệm cho hoạt động trong thời gian tới. Thất bại của chương trình bò sữa cho thấy khi Ngân hàng tham gia theo chương trình kinh tế cần đánh giá kỹ hơn yếu tố thị trường sản phẩm mà chương trình kinh tế đã xây dựng. Ngân hàng Nông nghiệp có thể đưa ra ý kiến tư vấn cho Chính phủ về tính khả thi của các chương trình kinh tế mà mình tham gia, cho từng địa phương. Việc cho vay đối với hộ sản xuất được đánh giá là tiềm ẩn nhiều rủi ro khó dự đoán, địa bàn cho vay rộng, số lượng đối tượng đông, do vậy cán bộ tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp
trong giám sát quản lý tín dụng nông thôn cần có sự phối hợp với cán bộ kỹ thuật khuyến nông để thấy được các diễn biến sản xuất nông nghiệp mà có được các đánh giá cần thiết về hiệu quả vốn vay.
Trong những năm tới, tín dụng ngân hàng cần chú trọng tài trợ cho các chương trình, dự án quốc gia phát triển nông nghiệp, bao gồm:
- Chương trình “nạc hóa” đàn lợn, triển khai trong toàn quốc gia, đặc biệt là các tỉnh Bắc Lào..
- Chương trình “Sinh hóa” đàn bò, triển khai trong các tỉnh Trung và Nam Lào từ Savanakhet đến Atapư.
- Đề án phát triển cây Cao su và cây mía đường tại các tỉnh Nam Lào.
- Đề án phát triển vùng rau thực phẩm phục vụ công nghiệp chế biến và xuất khẩu tại Cao nguyên Boloven.
- ...
Các chương trình trên đều có sự hỗ trợ ban đầu của Ngân sách nhà nước về giống, kỹ thuật và một số chương trình có hỗ trợ cả lãi suất vay vốn trong 3 năm. Các đề án trên đã qua giai đoạn thí điểm và đang trong giai đoạn nhân rộng nên việc giải quyết nhu cầu về vốn là hết sức quan trọng.
- Mở rộng tín dụng nhằm phát triển mô hình kinh tế trang trại tại Lào
Trên cả nước hiện có khoảng 10.000 mô hình kinh tế trang trại, thực tế số vốn giải ngân cho kinh tế trang trại mới chỉ vào khoảng 100 tỷ Kip (5000 trang trại). So với tổng số trang trại trong cả nước thì số lượng trang trại mà ngân hàng đầu tư vốn còn khiêm tốn do còn nhiều trang trại còn thiếu các điều kiện như giấy xác nhận đủ các tiêu chí trang trại và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Theo báo cáo của Chính phủ, kinh tế trang trại đã hình thành một số vùng sản xuất hàng hoá tập trung, khối lượng nông sản phẩm đã được gia tăng và thị trường ổn định, một số đã có đóng góp cho xuất khẩu.
Nhu cầu vay vốn của kinh tế trang trại CHDCND Lào hiện vào khoảng 300 tỷ kíp. Vốn tham gia vào mô hình này, ngoài nguồn vốn của Ngân hàng còn có vốn
của Quỹ tín dụng nhân dân, Quỹ hỗ trợ nông dân của quốc gia, tuy nhiên sức tài trợ của hai nguồn vốn này hạn chế. Phát triển kinh tế trang trại là hướng đi hiệu quả nhằm phát triển nông nghiệp của Lào cần có chính sách tín dụng mạnh hơn cho khu vực kinh tế này bởi hiệu quả kinh tế của loại hình này đã được khẳng định.
- Mở rộng tín dụng cho khu vực HTX tại Lào
Cho đến nay nhiều HTX tại Lào đã được thành lập và đã chuyển đổi hoạt động theo luật HTX mới của Lào, song việc đầu tư tín dụng cho đối tượng này còn hạn chế, hiện chỉ có rất ít HTX có quan hệ tín dụng với ngân hàng. Vấn đề chính ở đây là các HTX khi có nhu cầu vay ngân hàng do quy mô hoạt động quá nhỏ thì thủ tục thế chấp là một trở ngại chính vì các tài sản của các HTX không có giá trị lớn. Các ngân hàng cần chủ động tiếp cận, tư vấn cho các HTX các dự án kinh doanh và ưu đãi cho họ về lãi suất.
- Mở rộng tín dụng ngân hàng cho các hộ sản xuất nông nghiệp
Bên cạnh tín dụng theo chương trình kinh tế, các ngân hàng và có thể nói chủ yếu là Ngân hàng Nông nghiệp và Ngân hàng Chính sách xã hội cần đẩy mạnh tiếp cận cho vay hộ sản xuất nông nghiệp có nhu cầu vay vốn. Quan điểm chung là Ngân hàng Chính sách xã hội sẽ thực hiện tín dụng chính sách theo đối tượng chỉ định của nhà nước nhằm xoá đói giảm nghèo. Đối với Ngân hàng nông nghiệp thì mở rộng cho vay hộ sản xuất là một thế mạnh, hơn nữa chủ động mở rộng cho vay kinh tế hộ còn giúp ngân hàng mở rộng thị phần và lợi nhuận.
Để mở rộng đầu tư cho hộ sản xuất các ngân hàng tại Lào cần thực hiện những biện pháp quan trọng sau:
+ Trước hết cần phát triển các Chi nhánh, bố trí đủ các cán bộ tác nghiệp để giao dịch. Vị trí các ngân hàng phải đặt ở những điểm tập trung dân cư và trung tâm kinh tế từng vùng và có các phương án hoạt động cụ thể.
+ Cần đơn giản hơn nữa thủ tục và điều kiện đi vay. Những khó khăn chủ yếu đối với việc vay vốn ngân hàng hiện nay là các vấn đề thế chấp, bảo lãnh thủ tục phê duyệt các dự án, hợp đồng tín dụng và cân đối cho vay của các tổ chức tín dụng mà thực tế là quy trình phức tạp khiến người dân khó khăn khi tiếp xúc với
thủ tục vay vốn ngân hàng.
+ Thực hiện tốt chương trình phối hợp với các tổ chức chính trị, xã hội: Hội nông dân, hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, nhằm tạo nhiều kênh dẫn vốn thuận lợi nhất cho hộ nông dân, hình thành các tổ cho vay vốn tại các địa phương thông qua các tổ này truyền thông về tín dụng đối với hộ sản xuất các nội dung như thủ tục, các lợi ích và ưu đãi mà họ được hưởng.
- Ngoài các đối tượng cho vay truyền thống như cho vay để thu mua giống, phân bón, thức ăn gia súc.. cần mở rộng cho vay các đối tượng mới như đầu tư thuỷ lợi, kết hợp với giao thông và nuôi trồng thuỷ sản, cho vay sản xuất gắn với phương tiện giao thông, bến bãi sân phơi.
Song song với việc cho vay các ngân hàng phải thường xuyên khảo sát nhu cầu vốn của khách hàng, chú trọng hộ sản xuất kinh doanh giỏi, hộ kinh tế trang trại, những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, để có kế hoạch kinh doanh. Đồng thời giám sát quản lý chặt chẽ các khoản vay và có biện pháp tích cực, linh hoạt xử lý các khoản nợ đến hạn, nghiêm túc thực hiện việc chuyển nợ quá hạn, tìm mọi biện pháp thu nợ quá hạn, nợ đã xử lý rủi ro. Đối với hộ sản xuất nông nghiệp, do chưa có cơ chế khuyến khích lãi suất, dù hộ vay lần đầu hay đã vay nhiều lần và thực hiện nghĩa vụ sòng phẳng có uy tín thì đều áp dụng cơ chế lãi suất như nhau. Do vậy để khuyến khích hộ vay vốn cần có cơ chế lãi suất cho vay phân biệt cụ thể như:
+ Hộ vay lần đầu có thể áp dụng lãi suất thỏa thuận tại thời điểm vay. + Hộ vay vốn đã vay trả sòng phẳng đi thì có lãi suất khuyến khích.
+ Hộ vay vốn có tính chất thường xuyên, khách hàng truyền thống thì Ngân hàng nên có mức lãi suất khuyến khích cao.
Các Ngân hàng cần triển khai điều tra nắm chắc nhu cầu vay vốn của khách hàng của từng tỉnh, thông qua việc phối hợp với UBND các tỉnh và ban ngành liên quan lập hồ sơ kinh tế địa bàn từ tỉnh đến cả quốc gia, rà soát phân loại khách hàng đã giao dịch và có nhu cầu vay vốn trong thời gian tới. Sau khi lập hồ sơ kinh tế trên địa bàn, các ngânh hàng tiến hành điều tra độc lập kinh tế hộ vay vốn,
đánh giá xếp loại khách hàng, nắm bắt nhu cầu vay cụ thể từng đối tượng từ đó làm cơ sở rút ngắn thời gian thẩm định nhằm giải quyết nhanh chóng nhu cầu vay vốn hợp lý của hộ.
- Chú trọng cấp tín dụng cho các nhà máy chế biến nông sản có thế mạnh của địa phương
Chế biến nông sản quy mô lớn hướng đến phục vụ xuất khẩu đang là mối quan tâm của Chính phủ Lào. Xây dựng các nhà máy chế biến nông sản một mặt tăng được giá trị nông sản thông qua xuất khẩu mặt khác giải quyết đồng bộ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản cho nông dân. Hiện tại các nhà máy chế biến lớn đã đi vào hoạt động như: Nhà máy chế biến rau quả sấy chân không, Xí nghiệp chế biến thực phẩm đông lạnh xuất khẩu, Nhà máy sản xuất thực phẩm cao cấp... cần một lượng vốn lưu động rất lớn để thu mua nông sản, nhiều mặt hàng nông sản ở địa phương đã được thu mua để sản xuất hàng xuất khẩu.