Xây dựng cơ cấu tíndụng gắn với CCKT theo thành phần, mở rộng và tăng cường đầu tư đối với khu vực kinh tế tư nhân

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng ngân hàng nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại nước CHDCND Lào (Trang 130 - 133)

- Phát triển cho vay luân chuyển theo hạn mức tíndụng

3.2.2.1. Xây dựng cơ cấu tíndụng gắn với CCKT theo thành phần, mở rộng và tăng cường đầu tư đối với khu vực kinh tế tư nhân

rộng và tăng cường đầu tư đối với khu vực kinh tế tư nhân

Cơ cấu tín dụng có tác động rất lớn và trực tiếp đến quá trình chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH. Cho nên, trong công tác quản lý và điều hành hoạt động tín dụng của NHTM tại CHDCND Lào, yêu cầu đặt ra là không chỉ gia tăng quy mô dư nợ tín dụng để đáp ứng nhu cầu vốn cho chuyển dịch CCKT một cách chung chung, mà quan trọng hơn, còn phải xây dựng và chuyển dịch cơ cấu tín dụng phù hợp với quá trình chuyển dịch CCKT của vùng và của từng địa phương trong vùng. Dưới góc độ đầu tư vốn cho nền kinh tế, trong chính sách cơ cấu tín dụng của các NHTM ở Lào cần lưu ý những giải pháp định hướng lớn sau đây:

Một là, chuyển dịch cơ cấu đầu tư tín dụng theo nhóm ngành kinh tế. Lào là quốc gia đang phát triển, kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông lâm nghiệp, các ngành công nghiệp chủ yếu nhằm phục vụ nông nghiệp và chế biến nông lâm sản.

Chủ trương của đảng và Nhà nước Lào là coi trọng CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn là một trọng điểm cần tập trung sự chỉ đạo và các nguồn nhân lực cần

thiết, do đó hoạt động tín dụng của các NHTM tại Lào phải trở thành một trong những nơi cung cấp nguồn lực tài chính quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển ngành nông - lâm nghiệp lên một trình độ mới. Theo đó, vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại tại CHDCND Lào cần tập trung đầu tư vào lĩnh vực áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, đổi mới giống và cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng giá trị thu được trên một đơn vị diện tích; tập trung cho vay phát triển các cây trồng nông nghiệp là lợi thế của các vùng, cho giá trị hàng hóa và xuất khẩu cao như: cao su, hồ tiêu và cây ăn quả. Thêm vào đó, nguồn vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại cũng cần phải hướng vào cho vay chăn nuôi gia súc gia cầm quy mô lớn, và đẩy mạnh thuỷ lợi hoá, cơ giới hoá và điện khí hoá trong sản xuất nông nghiệp, đồng thời, tín dụng ngân hàng cũng cần tham gia giải quyết tốt vấn đề tiêu thụ nông sản hàng hoá trong lĩnh vực nông nghiệp, bởi đây là một trong những đầu mối tháo gỡ khó khăn trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp hiện nay của CHDCND Lào.

Hai là, điều hành hoạt động tín dụng của các NHTM ở Lào cần phải gắn với chủ trương phát triển các vùng kinh tế sản xuất tập trung và các khu, cụm công nghiệp của CHDCND Lào; đồng thời trong lĩnh vực kinh tế nông thôn, hoạt động tíndụng cần tham gia tích cực quá trình đầu tư phát triển mạng lưới công nghiệp, dịch vụ và kết cấu hạ tầng ở nông thôn; phát triển ngành nghề đa dạng, nhất là công nghiệp chế biến, cơ khí phục vụ nông nghiệp, các làng nghề, các loại dịch vụ. Bên cạnh đó hoạt động tín dụng của các NHTM ở CHDCND Lào cần phải tích cực tham gia vào quá trình phát triển mạng lưới đô thị địa phương theo định hướng hiện đại hoá, thúc đẩy quá trình đô thị hoá nông thôn. Vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại tập trung đầu tư nâng cấp các KCN, khu chế xuất, khu công nghệ cao hướng đến hình thành các khu công nghiệp - đô thị, khu công nghiệp công viên.

Ba là, chuyển dịch cơ cấu đầu tư tín dụng trung và dài hạn. Nhu cầu vốn cho CNH, HĐH là rất lớn và trước hết phải là vốn đầu tư trung và dài hạn, trong khi thị trường chứng khoán chưa hình thành, các phương thức tài trợ vốn trực tiếp cũng còn hạn chế thì việc đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho chuyển dịch CCKT chủ yếu là thông qua các NHTM. Để chuyển dịch nhanh cơ cấu tín dụng trung và dài hạn, các

NHTM tại CHDCND Lào cần tích cực huy động các nguồn vốn trung và dài hạn thông qua việc tăng cường phát hành các loại chứng chỉ, trái phiếu trung và dài hạn. Hơn nữa, bên cạnh thực hiện có hiệu quả các phương thức cho vay trung, dài hạn truyền thống các NHTM tại CHDCND Lào cần tập trung phát triển các phương thức cho vay đồng tài trợ, cho vay hợp vốn…

Mặt khác, trong thời gian tới các NHTM ở CHDCND Lào cần phải có những tính toán chiến lược, trên cơ sở áp dụng phương pháp quản trị ngân hàng hiện đại cùng với mục tiêu và tầm nhìn dài hạn của mỗi ngân hàng để hình thành cơ cấu tín dụng với thời hạn một cách tối ưu, bảo đảm sự cân xứng về thời hạn giữa nguồn vốn và dư nợ cho vay, giảm thiểu rủi ro về cơ cấu thời hạn, rủi ro lãi suất và những rủi ro về ngoại hối có thể xảy ra, góp phần tạo cho hoạt động tín dụng phát triển bền vững. Bên cạnh đó, các NHTM cầnphải tính toán và cân đối được các dòng tiền vào, ra để đảm bảo chắc chắn rằng việc sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn không bị ảnh hưởng đến khả năng thanh toán hay chi trả cho khách hàng vào bất cứ thời điểm nào.

Bốn là, tiếp tục mở rộng cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Hiện nay, ở CHDCND Lào, thành phần kinh tế ngoài quốc doanh là lực lượng chủ yếu tham gia vào quá trình chuyển dịch CCKT. Do vậy, mở rộng cho vay đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh là một giải pháp lớn, tất yếu của đầu tư tín dụng, đồng thời cũng là một trong những yêu cầu căn bản trong đáp ứng nhu cầu vốn cho chuyển dịch CCKT. Thực chất, quá trình chuyển dịch CCKT ở CHDCND Lào là phát triển nhiều thành phần kinh tế, trong đó nâng dần tỷ trọng phát triển kinh tế ngoài quốc doanh. Vì vậy, đây là hướng đầu tư của các NHTM tại Lào. Đồng thời qua đó, đa dạng hoá các hình thức đầu tư tín dụng để phân tán rủi ro và điều quan trọng là không phân biệt thành phần kinh tế, thực hiện chính sách khách hàng bình đẳng trong cho vay.

Để mở rộng tín dụng ngoài quốc doanh có hiệu quả đòi hỏi NHTM cần phải làm tốt hơn nữa quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng. Tuy vậy, khi cho vay khu vực kinh tế này phải vừa năng động vừa lựa chọn dự án, lựa chọn khách hàng.

Muốn mở rộng được khu vực này, các NHTM phải có cơ chế tín dụng và chính sách khách hàng phù hợp, hiệu quả trên cơ sở cân đối lợi ích của các chủ thể, cũng không phải chỉ chú trọng mục tiêu trước mắt mà phải có cách nhìn nhận lâu dài.

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng ngân hàng nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại nước CHDCND Lào (Trang 130 - 133)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(160 trang)
w