PHÁT TRIỂN TÍNDỤNG NGÂN HÀNG NHẰM THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TẠI NƯỚC
3.1.3. Phương hướng CDCCKT Lào đến năm
Phương hướng CDCCKT của Lào từ nay đến năm 2020 là nâng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GDP, đồng thời phải bảo đảm an toàn lương thực quốc gia bằng việc mở rộng thị trường, nâng dần sản lượng và chất lượng nông sản, khai thác nguyên liệu cho công nghiệp chế
biến nhằm giải quyết việc làm ở nông thôn làm cho lao động và ngành dịch vụ cùng phát triển, xây dựng và đô thị hóa từng bước thị trường trao đổi phục vụ nông nghiệp - nông thôn như cụm dân cư đã có điều kiện làm kinh doanh kinh tế từng bước được phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ.
Bảng 3.1: Dự báo về cơ cấu kinh tế Lào đến năm 2020
Đơn vị: %
Ngành 2011-2015 2016-2020
Nông - Lâm nghiệp 37 32 Công nghiệp - xây dựng 34 38 Dịch vụ 29 30 Tổng 100 100
Nguồn: Bộ kế hạch và đầu tư Lào
Số liệu bảng 3.2 cho thấy rằng, cơ cấu nền kinh tế Lào có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng - lâm nghiệp và tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ và đến năm 2020, cơ cấu kinh tế Lào sẽ chuyển thành công- nông nghiệp - dịch vụ.
Lĩnh vực nông nghiệp
Đến năm 2015, phấn đấu sản xuất lương thực cho được 7 triệu tấn , trong đó sản xuất lúa là 3,7 triệu tấn; phát triển và mở rộng diện tích trồng lúa xuân cho được 200 nghìn ha, tăng sản lượng về chăn nuôi khoảng 4,5%/năm nhất là về trâu bò. Khuyến khíc chăn nuôi bằng cách tổ chức trang trại hóa, chú trọng khuyến khích sản xuất hàng háo, đồng thời khuyến khích đầu tư phát triển kinh tế trang trại mà hiện nay có mầm mống và đang ngày càng phát triển. Tốc độ tăng trưởng trung bình 4-5%/năm.
Lĩnh vực công nghiệp - thủ công nghiệp
Tập trung phát triển các ngành: công nghiệp điện lực, ngoài việc tiếp tục khai thác và phát triển các trạm điện lực lớn và trung bình, cần phải phát triển mở rộng các trạm điện lực cỡ nhỏ nhằm phục vụ sản xuất và đời sống nông thôn như: công trình Nặm thơn III (thi công năm 2015), công trình Nặm ngừm III và công trình nhà máy nhiệt điện Hông Sả phục vụ trong nước và xuất khẩu, phấn đấu hoàn thiện 5 công trình xây dựng điện lực phục vụ trong nước bằng vốn nhà nước Lào như: Huổi Hỏ (150 MW), Xê Ka Mản IV (250 MW), Xê La Bâm (80 MW), Xê Sết
II (76 MW) và Xê Kông V (330 MW), đồng thời, tiếp tục mở rộng mạng lưới đường dây dẫn điện trung thế và cao thế trong toàn quốc như: xây dựng đường dây dẫn điện 50 KW và115 KW ( miền Bắc) và đường dây dẫn điện cao thế 230 - 500 KW từ miền trung - miền nam và nói chung, sản xuất điện năng năm 2015 phải đạt 4.500 kw/h với tốc độ tăng trưởng trung bình 3,7%/năm; công nghiệp chế biến nông - lâm sản: sản xuất giấy, chỉ và vải, chế biến thuốc, dầu thực phẩm... (tốc độ tăng trưởng trung bình 11 - 12%/năm); công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng: vật liệu xây dựng, các công cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp và các hàng tiêu dùng khác; công nghiệp địa chất và chế biến các khoáng chất... đi đôi với khuyến khích phát triển thủ công nghiệp làm cơ sở cho CNH - HĐH. Đến năm 2020, phát triển ngành công nghiệp điện lực thấp nhất là 7.000 Kw/h với hơn 15 công trình thủy điện đang xây dựng, hệ thống đường dây tải điện 500 KW Bắc, Trung , Nam để cung cấp đủ năng lượng điện cho sản xuất và tiêu dùng trong nước và xuất khẩu điện.
Lĩnh vực dịch vụ:
- Giao thông, vận tải, bưu điện và xây dựng: xây dựng mạng lưới giao thông xuyên quốc gia, chủ yếu là đối với các nước láng giền; khảo sát và xây dựng đường tàu, sân bay, cầu,...
- Thương nghiệp: tập trung phát triển, mở rộng và thống nhất mạng lươí thương mại trong nước và tạo điều kiện cho sự lưu thông hàng hóa trong toàn quốc. Nâng cao chất lượng và sản lượng hàng hóa xuất khẩu có tính cạnh tranh lâu dài, tăng cường quan hệ ngoại thương với nhiều chiều hướng, tạo điều kiện và cơ hội để được nhập vào tổ chức thương mại thế giới (WTO). Mục tiêu phấn đấu là làm cho sự lưu thông hàng hóa bán lẻ tăng trung bình 15%/năm, giá trị hàng xuất khẩu tăng lên trung bình 12%/năm, hàng xuất khẩu chuyển tiếp và dịch vụ bay qua tăng lên trung bình 10%/năm và nhập khẩu tăng lên trung bình 8%/năm.
- Tài chính - Ngân hàng: đa dạng hóa các hình thức và công cụ huy động vốn thông qua thị trường tài chính bao gồm cả thị trường chứng khoán tập trung và phi tập trung. Mở rộng và hoàn thiện cơ chế hoạt động của các quỹ tài chính trung gian như hệ thống quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,... nhằm vừa phục vụ lợi ích kinh
tế của nhà nước vừa phục vụ và bảo đảm khả năng sinh lợi của các quỹ, không ngừng nâng cao năng lực tài chính toàn xã hội. Phấn đấu thu ngân sách trên cơ sở khuyến khích sản xuất, đổi mới phương thức thu thuế trên cơ sở tăng cường hiệu lực quản lý thuế của nhà nước thông qua thực hiện trách nhiệm giám sát, kiểm tra, thành tra thuế.
Nâng cao tính độc lập của ngân hàng trung ương Lào trong điều hành chính sách tiền tệ, chấm dứt phát hành tiền để bù đắp bội chi ngân sách. Trong trường hợp cần thiết, ngân sách có thể xin tạm ứng tiền từ ngân hàng với thời gian ngắn. Chấm dứt khoanh nợ, giãn nợ và can thiệp hành chính của nhà nước vào hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại quốc doanh. Xây dựng ngân hàng chính sách và nghiên cứu việc cổ phần hóa các ngân hàng thương mại quốc doanh, tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung nhằm nhanh chóng hoàn thiện hơn hệ thống luật pháp ngân hàng như: luật ngân hàng CHDCND Lào và luật các tổ chức tín dụng Lào [23].