Động thái tíndụng ngân hàng đối ngành kinh tế nông nghiệp

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng ngân hàng nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại nước CHDCND Lào (Trang 88 - 90)

Cho đến nay, CHDCND Lào là một nước nông nghiệp, tuy nhiên diện mạo đã dần dần thay đổi, công nghiệp và dịch vụ đã tăng lên và đóng vai trò quan trọng trong việc tạo GDP của đất nước. Tuy nhiên nông nghiệp vẫn tăng trưởng và thay đổi cả về cơ cấu sản xuất để khai thác hết các tiềm năng trong nông nghiệp. Từ chỗ sản xuất nông nghiệp chỉ đơn thuần canh tác truyền thống, tự phát thì nay đã hình thành các vùng cây nông nghiệp áp dụng canh tác kỹ thuật hiện đại để sản xuất nông sản hàng hoá có giá trị cao. Có được kết quả đó là nhờ các chính sách và chương trình kinh tế của Nhà nước, sự phấn đấu của ngành nông nghiệp CHDCND Lào và phần không nhỏ là sự đóng góp của ngành ngân hàng trong hỗ trợ nguồn vốn vào sản xuất nông nghiệp. Cụ thể:

- Tín dụng ngân hàng góp phần phát triển kinh tế hộ nông nghiệp trong nông thôn: Tham gia vào sản xuất nông nghiệp ở CHDCND Lào chủ yếu là các hộ sản xuất nông nghiệp dựa trên ruộng đất được giao và một phần đất thổ cư. Đặc điểm tài chính của các hộ sản xuất nông nghiệp là quá nhỏ bé, đối với hộ nghèo được coi là không đáng kể. Với chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, nhiều chính sách và chương trình kinh tế của Nhà nước đã được thực hiện để định hướng và trợ giúp nhà nông cả về vốn và phương diện kỹ thuật. Tham gia hỗ trợ vốn đầu tư cho các chương trình này chủ lực là Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Lào.

Để đáp ứng nhu cầu vốn cho kinh tế hộ, Chính phủ Lào đã tạo hành lang pháp lý thông thoáng làm cho mọi người dân dễ dàng tiếp cận và vay vốn ngân hàng để phát triển kinh doanh. Đồng thời các ngân hàng tại Lào đã triển khai cho vay trực tiếp tới hộ sản xuất. Nổi bật nhất là hoạt động của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã triển khai cho vay trực tiếp đến hộ sản xuất. Đối với ngành nông nghiệp, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn là đơn vị có vốn đầu tư chủ yếu, bám sát vào thể lệ, chế độ của ngành và các văn bản chỉ đạo của trung ương, các ngân hàng đã vận dụng, đổi mới cơ chế cho vay, cải tiến thủ tục

cho vay theo hướng thông thoáng hiệu quả hơn, nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của ngân hàng cũng như của khách hàng vay vốn, tạo điều kiện cho các hộ được tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Do vậy số dư của khu vực này ngày càng tăng trưởng.

- Tài trợ kinh tế trang trại:

Hiện nay tại Lào đã có hơn 30.000 mô hình kinh tế trang trại, trong đó số trang trại đủ tiêu chí và đã được ngân hàng cho vay vốn là 507 trang trại với số tiền trên 100 tỷ kip. So với tổng số trang trại trong cả nước thì số lượng trang trại mà ngân hàng đầu tư vốn còn khiêm tốn do còn nhiều trang trại còn thiếu các điều kiện như giấy xác nhận đủ các tiêu chí trang trại và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

- Tài trợ cho các doanh nghiệp nông nghiệp cung cấp các đầu vào sản xuất nông nghiệp và bao tiêu sản phẩm:

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cho các doanh nghiệp cung cấp đầu vào cho nông nghiệp tại Lào vay trên 12 000 tỷ kip mỗi năm để thu mua lương thực tạm trữ và xuất khẩu theo chương trình chỉ định của Chính phủ. Vốn của ngân hàng đã góp phần thu mua hết lương thực trong dân, giữ được giá lương thực, tạo điều kiện cho nông dân yên tâm tiếp tục sản xuất và đảm bảo có lương thực dự trữ góp phần thực hiện mục tiêu an toàn lương thực quốc gia.

Hàng năm, Ngân hàng nông nghiệp CHDCND Lào còn cung cấp khối lượng tín dụng trên lớn để tạo điều kiện cho các Công ty giống cây trồng kinh doanh nhập khẩu hàng trăm tấn giống lúa, giống rau màu các loại phục vụ cho hàng chục ngàn hộ nông dân sản xuất gieo trồng những giống lúa có năng suất cao góp phần đưa năng suất lúa từ 3tấn/ ha năm 2005 lên trên 4tấn năm 2012, tạo ra nhiều vùng sản xuất và kinh doanh lúa cao sản và đặc sản. Đồng thời ngân hàng cũng giành lượng vốn tín dụng lớn mỗi năm để cho vay phát triển trại giống cho các loại gia súc, gia cầm trên cả nước.

Nhờ có vốn vay ngân hàng mà kinh tế nông nghiệp phát triển. Vốn tín dụng ngân hàng đã giúp sản xuất nông nghiệp tận dụng mọi tiềm năng laođộng, đất đai sản xuất nông nghiệp để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, tạo điều kiện cho các hộ

đầu tư chiều sâu, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất. Vốn tín dụng ngân hàng đã góp phần quan trọng trong việc cải tạo hàng ngàn ha đất hoang hoá thành đất trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ, đất trồng lúa 1 vụ chắc chắn. Ngoài việc phục vụ cho phát triển các loại cây trồng, vốn tín dụng ngân hàng còn đầu tư cho phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm. Nguồn vốn ngân hàng cũng đã tham gia vào các chương trình chuyển đổi kinh tế nông nghiệp như: nuôi bò sữa, nuôi thả cá trên các sôn hồ, chương trình nạc hoá đàn lợn, sinh hoá đàn bò….

Kết quả là bộ mặt kinh tế nông thôn thay đổi tiến bộ, giảm tỷ lệ hộ nghèo, thu nhập trong dân chúng tăng lên, vốn đầu tư có hiệu quả, giảm tỷ lệ cho vay nặng lãi, hộ vay trả được nợ ngân hàng đồng thời tạo ra nguồn tiết kiệm ngày càng lớn. Từ đó mà đời sống tinh thần và dân trí được nâng cao.

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng ngân hàng nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại nước CHDCND Lào (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(160 trang)
w