Thực trạng huy động vốn của các ngân hàng cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng ngân hàng nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại nước CHDCND Lào (Trang 80 - 86)

CHDCND LÀO

2.4.1. Thực trạng huy động vốn của các ngân hàng cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế

VỚI QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TẠI CHDCND LÀO

2.4.1. Thực trạng huy động vốn của các ngân hàng cho chuyển dịch cơcấu kinh tế cấu kinh tế

Để chủ động hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường, các ngân hàng thương mại CHDCND Lào đã đẩy mạnh việc huy động vốn nhằm góp phần đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ tích cực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Lào. Tăng trưởng huy động vốn của các NHTM được thể hiện qua biểu đồ 2.2.

(ĐVT: Tỷ kip)

Hình 2.2: Tăng trưởng huy động vốn của các NHTM Lào

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước CHDCND Lào)

Với phương châm “đi vay để cho vay”, các NHTM đã đẩy mạnh mở rộng mạng lưới huy động vốn ở những nơi có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển. Bên cạnh đó các hình thức huy động vốn luôn được hoàn thiện và đa dạng hóa, ngoài hình thức huy động truyền thống, các NHTM còn áp dụng một số hình thức huy động mới; luôn cải tiến phong cách, lề lối làm việc; nghiên cứu phát triển nhiều loại hình dịch vụ trên cơ sở công nghệ hiện đại như dịch vụ chuyển tiền, thẻ thanh toán, máy rút tiền tự động, internet banking …; thiết lập thị trường vốn; xử lý lãi suất linh

hoạt, hài hòa; chính sách lãi suất huy động đúng đắn và từng bước hoàn thiện theo hướng tự do hóa. Do vậy, đã đáp ứng được thị hiếu của mọi thành phần kinh tế và đông đảo dân cư. Cho nên, lượng tiền gửi vào ngân hàng luôn tăng trưởng qua các năm, mặc dù có nhiều hình thức đầu tư mới xuất hiện như mua bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán, đầu tư vào trái phiếu Chính phủ, trái phiếu, kinh doanh bất động sản, tạo áp lực cạnh tranh rất lớn đến việc thu hút tiền gửi của khách hàng. Hơn nữa, qua đó còn cho thấy rằng ngân hàng đã tạo được niềm tin đối với công chúng, thu hút công chúng sử dụng sản phẩm của mình, đồng thời chứng tỏ sự phát triển trong hoạt động kinh doanh của hệ thống.

Đi đôi với việc tăng quy mô và tốc độ nguồn vốn huy động, các NHTM ở Lào đã tích cực điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn huy động ngày càng hợp lý, hiệu quả. Đây là cơ sở quan trọng để các NHTM chủ động trong việc cấp tín dụng, đồng thời đảm bảo an toàn và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. Theo đó, trong thời gian qua các NHTM đã thực hiện chủ trương chiến lược khách hàng nhằm khai thác tối đa mọi nguồn vốn nhàn rỗi từ các tổ chức kinh tế đến dân cư, từ các khách hàng trong nước đến khách hàng nước ngoài, qua đó tận dụng được dòng chảy của vốn từ tiền gửi thanh toán đến tiền tiết kiệm, từ tiền gửi nội tệ đến huy động bằng ngoại tệ. Tình hình huy động vốn của các NHTM tại Lào được thể hiện trên bảng số 2.6.

Bảng 2.6: Cơ cấu nguồn vốn huy động

Đơn vị: Tỷ kip Năm Danh mục Số dư 2009 Số dư 2010 Số dư 2011 Số dư 2012 Tăng trưởng % 10/09 11/10 12/11 Tổng số vốn huy động 2424,9 3138, 5 5486,8 8125,8 29.4 74,8 48,0 I. Vốn huy động 2251,5 2871,8 5175,3 7768,5 27,5 80,2 50,1 1.Tài khỏan tiền gửi

thanh toán

578,7 684,2 768,8 833,4 18,2 12,3 8,4

2.Tiền gửi tiết kiệm không

kỳ hạn 637,7 932,3 1861,5 2451,6 46,1 99,6 31,7

3. Tiền gửi có kỳ hạn 787,9 922,2 2143,

1 4031,5 17,0 132,3 88,14.Tiền gửi kho bạc nhà nước 35,8 55,2 46,8 50,7 54,1 -15,2 8,3 4.Tiền gửi kho bạc nhà nước 35,8 55,2 46,8 50,7 54,1 -15,2 8,3 5. Tìền gửi khác 211,4 277,9 355,1 401,3 31,4 27,7 13,0

Nguồn: báo cáo tình hình nguồn vốn của các ngân hàng thương mại qua các năm

Tổng nguồn vốn của hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh tăng nhanh từ 2424,9 tỷ kip năm 2009 đến 8125,8 tỷ kip cuối năm 2012. Tốc độ tăng trưởng năm 2010 so với 2009 là 29,4%, năm 2011 so với năm 2010 là 74,8% và năm 2012 so với 2011 là 48,0%. Nguồn vốn của hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh Lào có 2 nguồn chính:

Thứ nhất: Nguồn vốn huy động: nguồn vốn này có tốc độ tăng trưởng không đồng đều, tốc độ tăng trưởng năm 2009 so với năm 2008 là 27,5%; năm 2010 so với năm 2009 đạt 80,2% và 50,1% năm 2011 so với năm 2010. Nguồn vốn huy động gồm các hình thức sau:

- Tiền gửi thanh toán: là tiền gửi không kỳ hạn của các cá nhân, đơn vị và các tổ chức kinh tế mà ngân hàng mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho họ nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt. Thông qua hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, làm tốt công tác thanh toán nhanh đáp ứng kịp thời nhu cầu tiền mặt, các ngân hàng thương mại quốc doanh đã thu hút được nguồn vốn từ các cá nhân, đơn vị và tổ chức kinh tế. Nguồn vốn này càng ngày càng tăng từ 578,7 tỷ kíp năm 2008 đến 833,4 tỷ kip năm 2011. Tốc độ tăng trưởng năm 2009 so với 2008 là 18,2%, năm 2010 so với năm 2009 là 12,3% và năm 2011so với 2010 là 8,4%. Đặc điểm của nguồn vốn này là lãi suất thấp lợi cho kinh doanh ngân hàng, nhưng là ngồn vốn luôn có sự biến động, tính ổn định thấp, do vậy với nguồn vốn này ngân hàng chỉ có thể kinh doanh với điều kiện và thời gian ngắn nhất định.

- Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư, cá nhân, đơn vị hoặc tổ chức kinh tế mà họ có thể chưa xác định được mục tiêu kinh doanh, hoặc xác định được mục tiêu kinh doanh nhưng chưa đủ điều kiện hoặc gửi vào chờ thanh toán, v.v... Nguồn vốn này có lãi suất cao hơn nguồn tiền gửi thanh toán và được tính lãi làm 2 kỳ như tháng thứ 6 và tháng thứ 12 trong năm. Nguồn vốn này nói chung cũng luôn biến động và có tính ổn định thấp nên không được tiện lắm trong kinh doanh ngân hàng. Cuối năm 1998 nguồn vốn này có 637,7 tỷ Kip và tăng dần đến năm 2011 là 2451,6 tỷ Kip. Tốc độ tăng trưởng năm 2009 so

năm 2010 là 31,7%.

- Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư mà họ gửi vào ngân hàng với các kỳ hạn như 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng và trên 12 tháng với các hình thức trả lãi suất: trả lãi hàng tháng, trả lãi khi hết hạn theo các kỳ hạn đã được thỏa thuận. Đây là nguồn vốn quan trọng và là nguồn vốn có tính ổn định cao, ngân hàng luôn chủ động khi sử dụng vào kinh doanh. Để thu hút nguồn vốn này, ngân hàng đã cải tiến tác phong giao dịch đáp ứng nhanh yêu cầu gửi tiền, rút vốn của khách hàng. Đến cuối năm 1998 tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn có số dư 787,9 kíp và tăng dần đến năm 2011 có số dư: 4031,5 tỷ Kip. Tốc độ tăng trưởng năm 2009 so với năm 2008 là 17,0%, năm 2010 so với năm 2009 tăng lên 132,3% và năm 2011 so với năm 2010 tăng 88,1%. Với nguồn vốn này tuy ngân hàng có thuận tiện hơn trong việc sử dụng vào kinh doanh, nhưng cũng chỉ với các dự án ngắn hạn.

- Tiền gửi kho bạc nhà nước: là nguồn tiền gửi chiếm tỷ trọng thấp nhất trong các nguồn vốn huy động gửi. Năm 2008 có số dư 35,8 tỷ Kip, đến cuối năm 2009 có số dư là 55,2 tỷ Kip tăng lên 54,1%; cuối năm 2010 có số dư 46,8 tỷ Kip so với năm 2009 giảm 15,2% và cuối năm 2011 có số dư 50,7 tỷ Kip so với năm 2010 tăng 8,3%. Nguồn vốn này có lãi suất thấp nhất, nhưng tính ổn định không cao do nhu cầu chi phí của ngân sách nhà nước, do vậy hiệu quả trong kinh doanh của ngân hàng không được cao.

- Tiền gửi khác: là tiền gửi bao gồm tiền gửi của các ngân hàng khác (ngoài quốc doanh) hay các tổ chức tài chính khác; tiền gửi của ngân hàng trung ương và tiền gửi bảo lãnh tín phiếu (letter of credit). Nguồn vốn này cũng chiếm tỷ trọng khá lớn trong nguồn vốn huy động nhưng do tính ổn định không cao nên việc sử dụng vào kinh doanh cũng không được thuận tiện, chỉ có thể sử dụng trong thời hạn rất ngắn. Cuối năm 2008 có số dư 211,4 tỷ Kip, đến cuối năm 2009 có số dư 277,9 tỷ Kip so với năm 2008 tăng 31,4%, đến cuối năm 2010 có số dư 355,1 tỷ Kip so với năm 2009 tăng 27,7% và cuối năm 2011 có số dư 401,3 tỷ Kip so với năm 2010 tăng 13,0%.

Thứ hai, nguồn vốn vay từ ngân hàng trung ương (tức Ngân hàng CHDCND Lào): để đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển kinh tế với các dự án trung và dài hạn, các ngân hàng thương mại quốc doanh phần lớn phải đi vay ngân hàng trung ương. Trong năm 2008 nguồn vốn vay này có số dư 173,4 tỷ Kip, năm 2010 tăng lên 266,7 tỷ Kip so với năm 2009 tăng 53,8%, năm 2011 có số dư 133,5 tỷ Kip so với năm 2009 tăng 16,7% và cuối năm 2012 có số dư 357,3 tỷ Kip so với năm 2011 tăng 14,7%.

Cùng với những chuyển biến trong hoạt động huy động vốn, công tác cho vay của các NHTM cũng không ngừng phát triển, cải tiến để phù hợp với tình hình thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội. Có thể nói sau hơn 20 năm đổi mới và hơn 30 năm thống nhất đất nước, hoạt động tín dụng ngân hàng ở Lào hết sức sôi động, tín dụng ngân hàng luôn là nguồn vốn quan trọng cho nền kinh tế, nhất là khi thị trường chứng khoán chưa ra đời. Tín dụng ngân hàng đã đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng vay vốn và sự phát triển phong phú của nền kinh tế.

Một thực tế đang diễn ra là thông qua đầu tư vốn tín dụng, các NHTM trên địa bàn đã và đang trở thành nơi cung ứng vốn tín dụng chủ yếu cho các DN và dân cư. Hiện nay hoạt động tín dụng của các NHTM đã có những bước đổi mới khá căn bản, đó là việc chuyển từ cấp tín dụng theo kiểu bao cấp và phân biệt đối xử sang cấp tín dụng dựa trên nguyên tắc thị trường; tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh; xử lý linh hoạt lãi suất tín dụng trên cơ sở cung cầu vốn của thị trường; giảm dần và tiến tới chấm dứt việc cấp tín dụng chính sách của Chính phủ thông qua hệ thống NHTMNN, tạo điều kiện để hệ thống này tập trung vào hoạt động kinh doanh, phát huy tốt vai trò chủ đạo và chủ lực trên thị trường.

Hơn nữa, chính sách lãi suất ngày càng được hoàn thiện theo hướng tự do hóa. Từ tháng 6/2002, cơ chế lãi suất được điều chỉnh hoàn toàn sang cơ chế lãi suất thỏa thuận. NHNN chỉ công bố lãi suất cơ bản trên cơ sở lãi suất bình quân của các ngân hàng, phục vụ mục đích tham khảo cho các NHTM ấn định lãi suất kinh doanh. Có thể nói đây là bước tiến quan trọng trong lộ trình tự do hóa lãi suất, đã cơ bản đáp ứng điều kiện hoạt động theo cơ chế thị trường dựa trên quan hệ cung cầu

và phù hợp với thông lệ quốc tế. Cùng với tiến trình đổi mới chung của nền kinh tế, trong những năm qua cơ chế tín dụng đã được điều chỉnh theo hướng thông thoáng, tăng tính bình đẳng tín dụng, nâng cao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm của các NHTM; đồng thời đã tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động tín dụng. Do vậy, hoạt động kinh doanh của các NHTM ngày một an toàn, hiệu quả và phục vụ một cách tốt nhất cho mục tiêu chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH.

Với nguồn vốn huy động từ nhiều nguồn, nhiều hình thức khác nhau, vốn tín dụng của các NHTM ở Lào đã bám sát chương trình phát triển kinh tế của quốc gia, chủ động tìm kiếm khách hàng, tìm kiếm dự án khả thi để cho vay. Bên cạnh đó, hoạt động tín dụng của các NHTM đã không ngừng được cải thiện cả về chính sách, về quy mô, cơ cấu và chất lượng tín dụng, do vậy, đã tác động tích cực đến quá trình chuyển dịch CCKT của CHDCND Lào.

Quy mô tín dụng của các ngân hàng ngày càng tăng, các phương thức kỹ thuật cho vay luôn được đa dạng hóa, hoàn thiện phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội. Thực tiễn trong những năm qua cho thấy, vốn tín dụng ngân hàng vẫn là kênh đầu tư chủ yếu, có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội và thay đổi CCKT theo hướng hợp lý, hiệu quả.

Bảng 2.7: Tăng trưởng dư nợ tín dụng của các NHTM Lào qua các năm

ĐVT: Tỷ kip

STT Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 10/09 11/10 12/11Tăng trưởng %

1 Cho vay các TCTC 5,8 11,6 15,9 10,7 100 37,0 -32,7

2 Tài khoản thấu chi 19,1 15,6 21,5 16,6 0 37,8 -22,7

3 Dư nợ ngắn hạn 1223.4 1645,7 2332,5 2519,9 34,5 41,7 8,0

4 Dư nợ trung và dài hạn 455,1 516,7 606,3 593,4 13,5 17,3 -2,1

5 Tổng dư nợ tín dụng 1703,4 2189,6 2976,2 3140,6

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước CHDCND Lào

Bảng 2.7 cho thấy tốc độ tăng trưởng trong hoạt động sử dụng vốn nói chung tăng lên không đồng đều và có chiều hướng tăng với tốc độ giảm dần, năm 2010 so với 2009 tăng 29,4%, năm 2011 so với 2010 tăng 34,7% nhưng với tốc độ năm 2010/2009 thì 5,3% với tốc độ tăng trưởng năm 2012 so với 2011 thì giảm đi chỉ có 6,4% và tốc độ tăng trưởng của hoạt động cho vay nói riêng cũng vậy, năm 2010 so

với năm 2009 tăng 28,5%, năm 2011 so với 2010 tăng 35,9% nếu so với tốc độ tăng năm 2010/2009 thì tăng 7,4% và năm 2012 so với 2011 cũng có tốc độ tăng trưởng là 5,5% nhưng so với tốc độ tăng năm 2011/2010 thì giảm 30,3%. Tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân hàng năm là 23,3%. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của khủng hoản tiền tệ khu vực và tình hình kinh tế trong nước.

Quy mô và tốc độ tăng trưởng tín dụng là phù hợp và tác động đến tăng trưởng kinh tế. Vốn tín dụng ngân hàng đã đầu tư vào SXKD, tạo ra công ăn việc làm mới, thúc đẩy sản xuất công nghiệp, nông lâm ngư nghiệp, sản xuất hàng xuất khẩu… tác động đến tăng trưởng kinh tế, nâng cao thu nhập và mức sống cho dân cư. Tuy nhiên, việc tăng trưởng tín dụng không hợp lý, đầu tư quá nhiều vào lĩnh vực phi sản xuất hoặc lĩnh vực bất động sản thì sẽ tác động không hiệu quả đến nền kinh tế, là thủ phạm gây ra lạm phát. Qua đó cho thấy, giữa tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng tín dụng có mối liên hệ hữu cơ với nhau, luôn vận động cùng chiều, trong đó tăng trưởng tín dụng là nhân tố thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, và ngược lại kinh tế tăng trưởng là cơ sở nền tảng cho tăng trưởng tín dụng.

Tóm lại, trong điều kiện hiện nay ở Lào, khi thị trường chứng khoán còn chưa có, thị trường vốn mới bắt đầu hình thành thì hoạt động tín dụng của NHTM đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn vốn cho phát triển kinh tế, việc mở rộng tín dụng của các NHTM trong thời gian qua là phù hợp với tốc độ tăng trưởng GDP và ngày càng phát triển theo chiều sâu.

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng ngân hàng nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại nước CHDCND Lào (Trang 80 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(160 trang)
w