CHDCND LÀO
2.2.2.3. Một số nhận xét về quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại CHDCND Lào
CHDCND Lào
Thứ nhất: Về cơ cấu thành phần kinh tế
- Cơ cấu kinh tế Lào đổi mới theo hướng từ chỉ có hai thành phần kinh tế trong nền kinh tế quốc dân như: thành phần kinh tế quốc doanh (ngày nay là kinh tế nhà nước) và hợp tác xã (thành phần kinh tế tập thể) dựa trên cơ sở sở hữu toàn dân (sở hữu công cộng) sang nhiều thành phần kinh tế trong nền kinh tế quốc dân với sở hữu bộ ba như: sở hữu nhà nước, sở hữu tư nhân và sở hữu hỗn hợp
- Vẫn duy trì vai trò chủ đạo và tầm quan trọng của thành phần kinh tế nhà nước trong nền kinh tế quốc dân, nhưng có cải cách và đã tư nhân hóa một số các doanh nghiệp quốc doanh không có vai trò then chốt, quyết định đến sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, đồng thời khuyến khích phát triển mở rộng các doanh nghiệp tư nhân trong các lĩnh vực kinh tế.
- Thành phần kinh tế tập thể được khuyến khích phát triển trên cơ sở thay đổi một cách căn bản về hình thức tổ chức và quản lý tùy thuộc vào quy mô mức độ và trình độ của những tập thể kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh tế, đồng thời khuyến khích phát triển và phát huy vai trò đơn vị kinh tế tự chủ của dân cả trong lĩnh vực nông nghiệp cũng như trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.
- Thành phần kinh tế tư nhân đã từng bước đi vào hoạt động và được coi là một trong những động lực chủ yếu trong phát triển nền kinh tế. Mối quan hệ giữa các khu vực kinh tế là có sự cạnh tranh và bình đẳng trong hoạt động phát triển nền kinh tế Lào theo cơ chế thị trường
Thứ hai: Về cơ cấu ngành kinh tế
- Cơ cấu kinh tế Lào đã có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ nhưng còn chậm bởi cơ sở vật chất còn chưa đầy đủ và vững chắc.
- Mức độ tăng trưởng kinh tế còn chậm nếu so với các nước trong khu vực. - Xét về cơ cấu kinh tế thì có sự chuyển biến tốt nhưng còn mất cân đối trong
nội bộ cơ cấu kinh tế, chẳng hạn như: trong nông nghiệp, trồng trọt chiếm 57,24%, chăn nuôi 36,40% và lâm nghiệp chỉ chiếm có 6,35%. Cây lúa vẫn chiếm vị trí độc tôn, còn các loại cây công nghiệp làm thế mạnh cho việc xuất khẩu còn chưa được chú trọng là bao, kể cả chăn nuôi cũng chỉ để đáp ứng phần nào trong nước. Quá trình đa dạng hóa trong nông nghiệp còn yếu kém, trong ngành công nghiệp và xây dựng, năm 2010 lĩnh vực chế biến chiếm đến 79,27%, lĩnh vực xây dựng là lĩnh vực sẽ tạo điều kiện thuận lợi (xây dụng đường giao thông, công trình phục vụ phát triển kinh tế v.v…) cho nền kinh tế hoạt động không ngừng giữa các vùng kinh tế cũng như các ngành kinh tế thì chỉ chiếm có 8,42%, lĩnh vực điện lực là một lĩnh vực tạo nên thu nhập quan trọng và lâu dài của Lào cũng chỉ chiếm có 10,20%.