PHÁT TRIỂN TÍNDỤNG NGÂN HÀNG NHẰM THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TẠI NƯỚC
3.1.2. Định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế Lào đến năm
Để tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội Lào từ nay đén năm 2020, Đại hội Đảng nhân dân cách mạng Lào lần thứ IX năm 2011 đã nêu rõ:
"Mục tiêu và tiêu chuẩn phấn đấu đến năm 2020: Đưa đất nước Lào thoát khỏi lạc hậu, tiến tới một nền kinh tế - xã hội phát triển với tốc độ tăng trưởng trung bình; hiện đại về sản xuất nông nghiệp và dịch vụ; sự đói nghèo không những chỉ được xóa bỏ hoàn toàn mà còn được ngày càng nâng cao lên. Lĩnh vực giáo dục và
y tế được phát triển và mở rộng, nền văn hóa dân tộc của cán bộ Lào được phát triển tốt đẹp và phong phú, bảo đảm cơ bản về phúc lợi xã hội, có nguồn nhân lực và lực lượng lao động có trình độ khả năng cao; đất nước bình yên và an toàn, có chế độ chính trị vững mạnh dưới sự lãnh đạo của Đảng; có mối quan hệ rộng rãi với quốc tế và có khả năng tham gia vào ưu thế chung của thời đại một cách chủ động" [26].
Căn cứ vào quy hoạch chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, có thể chia làm 2 giai đoạn phát triển như:
Một: giai đoạn từ năm 2011 - 2015, có phương án:
+ Tổng sản phẩm quốc dân tăng lên trung bình là 7,5-8%/năm,
+ Dân số năm 2015 tính theo tốc độ tăng trung bình là 1,3%/năm sẽ tăng lên khoảng 6,5 triệu người, GDP tính theo đầu người đạt khoảng 750 - 800 USD (đôla Mỹ), trong đó:
- Tổng sản phẩm nông - lâm nghiệp tăng lên trung bình là 5 - 6%/năm,
- Tổng sản phẩm công nghiệp - thủ công nghiệp tăng lên trung bình là 11 - 12%/năm.
- Dịch vụ tăng lên trung bình là 9 -10%/năm.
+ Đến năm 2015, phấn đấu xây dựng cơ cấu kinh tế nông - lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ như sau:
- Tổng sản phẩm nông - lâm nghiệp chiếm 47% GDP,
- Tổng sản phẩm công nghiệp - thủ công nghiệp chiếm 26% GDP, - Dịch vụ chiếm 27% GDP.
+ Kiềm chế lạm phát mỗi năm ở mức một con số. + Đảm bảo ổn định tỷ giá hối đoái.
Hai: giai đoạn từ năm 2016 - 2020, có phương án:
Đến năm 2020, dân số Lào sẽ có khoảng 7,7 triệu người và thu nhập quốc dân tính theo đầu người phải đạt khoảng 1.200 - 1.500 USD (đô la Mỹ). Trình độ văn hóa của người dân Lào từ 15 tuổi trở lên phải chiếm 90% và kéo dài tuổi thọ bình quân là 70 tuổi. Tốc độ tăng trưởng trung bình của tổng sản phẩm quốc nội
(GDP) phải đạt thấp nhất là 7,5%/năm trên cơ sở đầu tư hàng năm là 25 - 30% của GDP, trong đó, đầu tư từ ngân sách nhà nước chiếm 12 - 14% của GDP và đầu tư từ các thành phần kinh tế chiếm 13 - 16% của GDP. Phải phấn đấu sao cho sự tích lũy vốn trong nước đạt được 15% tổng GDP trong năm 2020.
- Chiến lược phát triển chủ yếu:
Thứ nhất: tiến hành chính sách lao động cho phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội, phát triển tích cực nguồn tài nguyên nhân lực trên cơ sở cải cách và nâng cao chất lượng giáo dục tiến kịp các nước khác.
Thứ hai: phát triển và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng về kinh tế và xã hội trong mọi lĩnh vực và mọi mặt, xây dựng nước CHDCND Lào trở thành trung tâm của dịch vụ kinh doanh kinh tế trong khu vực.
Thứ ba: điện lực hóa các vùng và lãnh thổ nhằm thúc đẩy phát triển các ngành khác của nền kinh tế quốc dân và tiến tới công nghiệp háo - hiện đại hóa từng bước.
Thứ tư: Phân bố lực lượng sản xuất cho phù hợp với đặc điểm của từng vùng - từng lãnh thổ nhằm xây dựng cơ cấu kinh tế nông - lâm nghiệp có sự liên kết chặt chẽ với ngành công nghiệp chế biến và dịch vụ.
Thứ năm: Phát triển và khuyến khích các thành phần kinh tế đạt hiệu quả cao, vững chắc, nhất là lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu và dịch vụ. Khuyến khích mọi hình thức tổ chức kinh tế khác nhau, nhất là hình thức kinh tế hộ gia đình, kinh doanh hợp doanh và góp phần của nhân dân.
Thứ sáu: tích cực đóng góp và hòa nhập vào hôị quốc tế và khu vực một cách chủ động.
Thứ bảy: đầu tư hợp lý cho quá trình phát triển khoa học - kỹ thuật công nghệ làm cơ sở cho tiến trình tiến lên CNH – HĐH [26].