c. Động thái tíndụng ngân hàng đối ngành kinh tế dịch vụ
2.5.2. Những hạn chế trong hoạt động tíndụng của các NHTM ảnh hưởng đến chuyển dịch CCKT tại CHDCND Lào
hưởng đến chuyển dịch CCKT tại CHDCND Lào
Qua phân tích ở những phần trên cho thấy, CCKT ở CHDCND Lào đã chuyển dịch theo hướng tích cực. Đạt được kết quả đó là do sự đóng góp và tác động của nhiều nguồn lực, trong đó có sự đóng góp quan trọng của NHTM, hoạt động tín dụng của NHTM đã có những đổi mới đáng kể, tác động tích cực, hiệu quả đến quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội CHDCND Lào, CCKT chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH. Thông qua hoạt động tín dụng, các NHTM tại CHDCND Lào không chỉ gia tăng quy mô dư nợ tín dụng để đáp ứng nhu cầu vốn cho chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH, mà quan trọng hơn, đã từng bước điều chỉnh và hình thành cơ cấu tín dụng phù hợp với cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực trên, trong những năm qua hoạt động tín dụng của các NHTM ở Lào vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định ảnh hưởng đến chuyển dịch CCKT, nhiều tiềm năng vẫn chưa được khai thác phát huy, CCKT chuyển dịch chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh của vùng, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển chậm; công nghệ thiết bị còn lạc hậu, chất lượng sản phẩm chưa cao, năng suất lao động thấp, những hạn chế đó là:
Thứ nhất, mâu thuẫn giữa nhu cầu về vốn trung dài hạn cho chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH và khả năng cung ứng vốn của NHTM. Để thúc đẩy cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp và hiện đại thì đòi hỏi nhu cầu vốn đầu tư rất lớn, trong đó đặc biệt là vốn trung dài hạn. Trong điều kiện ngân sách dành cho đầu tư còn có hạn, khả năng tích lũy của nền kinh tế còn thấp. Cho nên, nguồn vốn đầu tư cơ bản cho nền kinh tế vẫn chủ yếu là từ các định chế tài chính trung gian, trong đó NHTM đóng vai trò chính trong việc khai thác và đầu tư có hiệu quả các nguồn vốn cho chuyển dịch CCKT. Trong những năm qua, tín dụng trung dài hạn của các NHTM tuy đã được chú trọng và ngày càng mở rộng nhưng khả năng đáp ứng của các NHTM đối với loại vốn này còn bị hạn chế. Nguồn vốn huy động của các NHTM chủ yếu vẫn là vốn huy động ngắn hạn chiếm trên 80% tổng nguồn vốn huy động. Vốn trung dài hạn huy động được quá thấp, do vậy chưa đáp ứng được nhu cầu vốn cho chuyển dịch CCKT ở CHDCND Lào, đây là vấn đề nan giải nhất hiện nay. Một thực tế hiện nay ở Lào cho thấy, nhu cầu về vốn cho CNH, HĐH là rất lớn, các NHTM phải sử dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư cho vay trung dài hạn, do vậy đã gây khó khăn cho việc cân đối và đảm bảo khả năng thanh toán của NHTM. Nguồn vốn còn ít chưa đáp ứng đầy đủ được nhu cầu cho khách hàng, các nguồn vốn phần lớn là ngắn hạn nên chưa đáp ứng được nhu cầu vốn đầu tư cho các chương trình dự án dài hạn chẳng hạn như: đầu tư nhà ở, đầu tư vào các công trình thuộc ngành công nghiệp, xây dựng, nhu cầu đầu tư chiếu sâu, nhu cầu áp dụng các tiến bộ khoa học và cả trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp như các dự án trồng cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm, chăn nuôi gia súc v.v...
Tốc độ tăng nguồn vốn huy động chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng trong cả nước nên các ngân hàng thương mại quốc doanh nói chung vẫn phải đi vay hoặc xin tài trợ từ ngân hàng CHDCND Lào như: năm 2008 phải vay và xin tài trợ là 7,1% tổng nguồn vốn, năm 2009 là 8,4%, năm 2010 là 5,6% và năm 2011 là 4,3% . Đối với NHKKPTNo Lào nói riêng ngay từ năm mới thành lập đã phải đi vay và xin tài trợ, năm 2003 là 42%, năm 2006 là 43,3% và năm 2011 có giảm xuống còn 39,1%.
nhiều bất cập thiếu phù hợp với thực tiễn ở Lào. Để phục vụ và thúc đẩy chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH, hệ thống ngân hàng đã đưa ra hàng loạt các văn bản quy định về cho vay đối với mọi thành phần kinh tế, mọi ngành kinh tế và các vùng lãnh thổ. Nhưng thực tế việc tiếp cận vốn NHTM đang còn nhiều khó khăn, nhất là khu vực kinh tế ngoài nhà nước.
Nhiều ngân hàng chưa thực sự nhiệt tình trong việc phục vụ khách hàng là DN vừa và nhỏ, các trang trại, hợp tác xã, thể hiện ở chính sách tài sản thế chấp khắt khe, thủ tục hành chính phức tạp khiến những đối tượng vay vốn rất khó đáp ứng được. Mặt khác nhiều ngân hàng còn có tâm lý không muốn cho vay những dự án nhỏ lẻ, phân tán, khó quản lý. Một số NHTM trên địa bàn còn thụ động trong việc tiếp cận, nắm bắt phân tích hoạt động của DN vừa và nhỏ, các hợp tác xã. Chính sách khách hàng chưa rõ, chưa sát, thể hiện trong quy định về xếp loại khách hàng; về cho vay, lãi suất, đều chưa có quy định cụ thể theo từng thị trường.
Quy trình cung cấp tín dụng còn phức tạp, chưa phù hợp với trình độ của người dân đặc biệt là các thủ tục liên quan đến tài sản thế chấp là đấtđai. Các NHTM thường yêu cầu người đi vay phải thế chấp tài sản, phổ biến nhất là đất hay nhà có kèm theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc ít nhất phải có giấy chứng nhận tạm thời quyền sử dụng đất do huyện cấp, và đôi khi yêu cầu cả bảo lãnh của chính quyền địa phương.
Thứ ba, công nghệ ngân hàng cũng như mạng lưới viễn thông phát triển không đồng bộ, chỉ tập trung ở các vùng đô thị, đông dân, còn vùng sâu, vùng xa còn chưa phát triển, nên cũng rất hạn chế đến việc tiếp cận tín dụng của người dân, cũng như các NHTM khó có thể mở rộng mạng lưới của mình. Và điều đó cũng giải thích tại sao các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tại khu vực nông thôn còn nghèo nàn, chủ yếu là tín dụng truyền thống, các dịch vụ thanh toán, bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm tín dụng nông nghiệp còn rất hạn chế, gần như mới phát triển ở mức thử nghiệm, sản phẩm tín dụng của ngân hàng chưa bao gồm các dịch vụ hỗ trợ đi kèm.
Thứ tư, đầu tư tín dụng của các NHTM chưa tác động đúng mức đến yêu cầu phát triển kinh tế, chuyển dịch CCKT khu vực nông nghiệp, nông thôn ở CHDCND
Lào; khối lượng tín dụng và mạng lưới các NHTM chưa tương xứng với những đóng góp và tiềm năng, thế mạnh của khu vực này. Mặc dù khối lượng tín dụng đầu tư cho khu vực nông nghiệp, nông thôn không ngừng tăng lên qua các năm nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vốn cho khu vực này, một số NHTM vẫn chưa quan tâm đúng mức đối với nông nghiệp nông thôn, cho vay trong lĩnh vực này. Thứ năm, hình thức đầu tư tín dụng ủa các NHTM còn đơn điệu, chưa đa dạng, đang còn hạn chế ở các sản phẩm truyền thống. Chưa phát triển đa dạng và nâng cao chất lượng các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Các NHTM chủ yếu áp dụng phương thức cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức, cho vay theo dự án đầu tư, cho vay hợp vốn. Các phương thức khác như cho vay trả góp, cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng. Các dịch vụ ngân hàng còn đơn nhất, thiếu đa dạng, thiếu tiện ích cao, chưa thực hiện các dịch vụ ngân hàng trọn gói hoặc bán chéo các dịch vụ, chưa kết nối rộng rãi hệ thống thanh toán thẻ trong nước cũng như các tổ chức thẻ quốc tế, do đó chưa phát huy được hết những tiện ích của thẻ, gây lãng phí nguồn lực ở ngân hàng, chưa thực sự tiện ích cho khách hàng.
Thứ sáu, đảm bảo nợ vay trong tín dụng cho chuyển dịch CCKT chưa đầy đủ, chất lượng chưa cao. Đối với các ngân hàng, tài sản đảm bảo là một yếu tố quyết định quan trọng trong quá trình đánh giá khoản vay của khách hàng. Thiếu đảm bảo nợ sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng nhất là trong cho vay để thúc đẩy chuyển dịch CCKT, vì đây thường là các khoản cho vay trung, dài hạn. Nguy cơ mất vốn xảy ra bất cứ lúc nào. Trên thực tế, thiếu tài sản đảm bảo nợ vay thể hiện trên nhiều khía cạnh cả khách quan và chủ quan. Đánh giá tài sản đảm bảo nợ không đúng, do biến động giá cả về tài sản đó hoặc do cố ý làm sai lệch tài sản đảm bảo. Việc không có đảm bảo nợ vay là một trong những lí do hạn chế đầu tư tín dụng đối với quá trình chuyển dịch CCKT ở Lào. Do đó, nhiều khách hàng, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ rất khó khăn hoặc không thể tiếp cận các khoản tín dụng trung và dài hạn do không có tài sản đảm bảo.