theo ngành kinh tế. Hầu hết các NHTM đều tham gia đầu tư các ngành nghề lĩnh vực, không có phân biệt giữa các loại hình ngân hàng. Tuy nhiên, mỗi loại hình NHTM đều khai thác tối đa lợi thế của mình để đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư nhằm gia tăng lợi nhuận và phân tán rủi ro.
Bảng 2.8: Cơ cấu dư nợ tín dụng NHTM theo ngành kinh tế
Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 Dư nợ trọngTỷ (%) Dư nợ trọngTỷ (%) Dư nợ trọngTỷ (%) Dư nợ trọngTỷ (%) Tổng dư nợ 1571,8 100 1854,4 100 2227,1 100 2256,7 100 1. Công nghiệp 588,2 37,4 609,1 32,8 655,6 29,4 757,8 33,5 2. Xây dựng –GTVT 342,6 21,7 438,5 23,6 444,1 19,9 456,5 20,2 3. Nông - Lâm nghiệp 279,3 17,7 323,7 17,4 422,8 18,9 486,3 21,5 4. Dịch vụ - Thương
nghiệp 322,5 20,5 427,4 23,0 615,9 27,6 511,5 22,6
5.Dư nợ khác 39,2 2,4 55,7 3,0 88,7 3,9 44,6 1,9
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước CHDCND Lào
Qua bảng 2.8 ta thấy rằng ngành công nghiệp có số dư nợ chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ và tăng dân từ số dư năm 2009 là 588,2 tỷ kip, chiếm tỷ trọng trong tổng dư nợ là 37,4% đến 757,8 tỷ kip năm 2012 với tỷ trọng là 33,5%. Ngành dịch vụ - thương nghiệp có số dư nợ đứng thứ 2 và cũng tăng mạnh dần. Sau đó là ngành xây dựng – giao thông vận tải đứng thứ 3 và ngành nông - lâm nghiệp là cho vay yếu kém hơn cả. Tuy nhiên, cũng có chiều hướng phát triển tăng dần năm 2010 có số dư nợ là 279,3 tỷ kip, chiếm 17,7% tổng dư nợ và tăng dần đến năm 2012 có số dư nợ là 486,3 tỷ kip và chiếm 21,5%. Như vậy, từ một nước có nền kinh tế và nửa tự nhiên và vửa tự nhiên chuyển sang nền kinh tế hàng hóa theo cơ chế thị trường như Lào hiên nay thì việc đầu tư của các ngân hàng thương mại quốc doanh vào ngành nông - lâm nghiệp còn yếu kém và điều này rất có thể làm cho quá trình CHDCND Lào tiến triển chậm.
Sự thay đổi về cơ cấu tín dụng ngân hàng theo ngành kinh tế tại Lào cho thấy, đi cùng với sự tăng trưởng tín dụng ngân hàng cơ cấu tín dụng đầu tư của các ngân hàng đã thay đổi nghiêng về tín dụng ngân hàng đầu tư cho công nghiệp và dịch vụ. Điều đó cho thấy sự gia tăng đóng góp của ngân hàng trong đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho các ngành công nghiệp và dịch vụ khi nhu cầu vốn cho phát
triển hai ngành này tăng mạnh trong những năm gần đây.