Nâng cao chất lượng quản lý và sử dụng đội ngũ cán bộ hợp lý, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng ngân hàng nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại nước CHDCND Lào (Trang 139 - 142)

- Phát triển cho vay luân chuyển theo hạn mức tíndụng

3.2.3.3.Nâng cao chất lượng quản lý và sử dụng đội ngũ cán bộ hợp lý, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng

hiện đại hóa công nghệ ngân hàng

Để huy động vốn và không ngừng mở rộng tín dụng ngoài các biện pháp về mở rộng mạng lưới, sử dụng công cụ lãi suất, tuyên truyền và xây dựng chiến lược khách hàng, NHTM cần thiết phải phát triển nguồn nhân lực và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, nhất là đang trong điều kiện hội nhập và bùng nổ thông tin như hiện nay đòi hỏi năng lực, phẩm chất của nguồn nhânlực và hệ thống công nghệ ngân hàng phải tương thích với đòi hỏi của xã hội, của quốc tế hóa.

Con người là yếu tố quyết định của mọi thành công. Chất lượng của đội ngũ cán bộ tín dụng là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng và hiệu quả tín dụng. Thực tế đã chứng tỏ rằng, trong hoạt động tín dụng nếu ngân hàng nào có đội ngũ cán bộ tín dụng năng động, có trình độ, kinh nghiệm, bản lĩnh và đạo đức tốt thì ngân hàng đó sẽ có nhiều lợi thế và có cơ hội chiến thắng trong cạnh tranh. Những bài học kinh nghiệm về sự thành công và chưa thành công trong hoạt động tín dụng của các NHTM trong thời gian vừa qua đều tìm thấy nguyên nhân thuộc về phía cán bộ ngân hàng, mà trong đó trực tiếp là cán bộ tín dụng.

Thực tiễn cho thấy trình độ học vấn của cán bộ và trình độ công nghệ tại các NHTM ở CHDCND Lào tương đối cao (so với các ngành khác), ở các vị trí quan trọng của NHTM đều có trình độ đại học hoặc trên đại học, cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho hoạt động ngân hàng ở trình độ cao. Tuy nhiên, NHTM chưa khai thác hết khả năng tiềm tàng của nguồn lực này làm cho hoạt động ngân hàng không đạt được hiệu quả như mong muốn, do tính bất cập trong việc nâng cao trình độ, bố trí sắp xếp, phân công phân nhiệm của đội ngũ nhân sự và tính thiếu đồng bộ của hệ thống công nghệ tại NHTM. Do vậy, việc tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng cán bộ, nhất là cán bộ quản lý và cán bộ tín dụng là một yêu cầu bức xúc. Nếu có một đội ngũ cán bộ đủ mạnh về nghiệp vụ, yêu nghề, am hiểu kiến thức pháp luật và kiến thức về kinh tế thị trường, kiến thức và yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước nói chung, đối với CHDCND Lào nói riêng, đồng thời có phẩm chất đạo đức trong sáng, lành mạnh, không tham ô, lợi dụng thì chắc chắn hoạt động tín dụng của các NHTM sẽ đạt được kết quả cao, phục vụ đắc lực cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nói chung và CHDCND Lào nói riêng. Để đạt được những mục tiêu nói trên nhất thiết phải tiến hành bố trí, đào tạo và sử dụng cán bộ quản lý và làm công tác tín dụng một cách hợp lý, hiệu quả.

Trước hết, tiến hành sàng lọc, bổ sung, tăng cường cán bộ tín dụng, kể cả cán bộ điều hành và cán bộ tác nghiệp trực tiếp. Nghiên cứu ban hành quy định cụ thể về tiêu chuẩn cán bộ nói chung, cán bộ tín dụng nói riêng, đảm bảo: có đạo đức nghề nghiệp, thông thạo nghiệp vụ, có hiểu biết về pháp luật và kinh tế thị trường,

có tác phong giao dịch tốt vv… Trên cơ sở đó tiến hành chọn lọc đội ngũ cán bộ hiện có, chuyển sang bộ phận khác những cán bộ tín dụng không đáp ứng được yêu cầu tiêu chuẩn đã đề ra. Đồng thời tuyển chọn, bổ sung cán bộ trẻ, có đủ tiêu chuẩn đã đề ra.

Hai là, tăng cường đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ tín dụng một cách toàn diện, liên tục, có hệ thống. Cán bộ tín dụng phải thường xuyên được bồi dưỡng và cập nhật kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ; phải nắm bắt kịp thời những chủ trương, chính sách của Nhà nước, cơ chế tín dụng của ngân hàng. Ngoài ra phải thường xuyên bổ sung những kiến thức về pháp luật, thị trường, ngoại ngữ, tin học, kinh tế ngành vvv . . . cho cán bộ tín dụng; có kế hoạch thường xuyên tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng, tăng cường trao đổi, học hỏi kinh nghiệm giữa các ngân hàng và giữa các địa phương khác. Các hình thức đào tạo cán bộ cần có sự nghiên cứu, áp dụng phù hợp với điều kiện thực tế và bảo đảm hiệu quả; đào tạo tại chỗ, đào tạo tập trung, đào tạo ngắn ngày, và đào tạo tại các trường chuyên ngành.

Cần tiến hành tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ tín dụng những kiến thức, nội dung liên quan trực tiếp đến chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH nói chung, nhất là cho CHDCND Lào nói riêng. Ba là, bố trí, sắp xếp sử dụng đội ngũ cán bộ tín dụng hợp lý, đúng người, đúng việc bảo đảm sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực, đồng thời tăng cường khâu quản lý, kiểm tra giám sát phát huy được tính tự giác, linh hoạt của mỗi cán bộ. Ban hành chế độ giao khoán công việc và các chỉ tiêu tín dụng gắn liền với quyền lợi vật chất. Việc giao khoán phải gắn liền với công tác kiểm tra, kiểm soát, tránh khoán trắng cho cán bộ tín dụng, hạn chế việc chạy theo chỉ tiêu, cho vay kém chất lượng. Gắn liền với giao khoán phải có hệ thống đánh giá cán bộ một cách chính xác, từ đó có chế độ đãi ngộ thoả đáng. Đối với đội ngũ cán bộ tín dụng hiện nay, ngoài chế độ đãi ngộ vật chất hợp lý, cần có chế độ thưởng phạt nghiêm minh, trang bị phương tiện, điều kiện làm việc, chỉ đạo hỗ trợ chặt chẽ trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.

Bốn là, có chế độ tiền lương, khen thưởng và đãi ngộ hợp lý cho cán bộ tín dụng. Trong công tác quản lý cần phải coi đây là một cơ chế động lực nhằm khuyến

khích và động viên cán bộ tín dụng nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc. Cơ chế này cần xây dựng trên nguyên tắc gắn khuyến khích lợi ích kinh tế với việc mở rộng quy mô tín dụng, bảo đảm an toàn và hiệu quả. Bên cạnh đó, các NHTM cũng cần có biện pháp xử lý nghiêm túc những cán bộ vi phạm cơ chế tín dụng, gây ra rủi ro tín dụng và làm giảm hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng ngân hàng nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại nước CHDCND Lào (Trang 139 - 142)