Nói chung, hầu hết các nước, kể cả các nước đã phát triển đều nhận thức rõ vai trò và vị trí của tín dụng ngân hàng vì nó là một trong những công cụ kinh tế tác động trực tiếp hoặc gián tiếp vào các định hướng phát triển nền kinh tế. Thực tế cho thấy, kinh tế thị trường làm cho các tổ chức tín dụng (TCTD) ngày càng muốn thoát ly các hoạt động tín dụng mang tính hỗ trợ, chính sách mà chỉ quan tâm nhiều đến
vấn đề kinh doanh tín dụng sao cho đạt lợi nhuận tối đa. Thế nhưng CNH – HĐH nông nghiệp - nông thôn lại đòi hỏi nhiều sự ưu đãi về khối lượng vốn đầu tư, thời hạn và lãi suất cho những mục tiêu trọng yếu như xây dựng cơ sở hạ tầng, các vùng sản xuất chế biến nông sản... để tăng cường thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách hiệu quả ma trong đó cơ cấu ngành kinh tế là đóng vai trò quan trọng nhất. Nó được cấu thành từ ba nhóm ngành như: nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Đối với các nước có cơ sở kinh tế là nông nghiệp và lấy nông nghiệp làm ngành chủ đạo, cần phải thực hiện chính sách tập trung đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu nông sản, tạo nguồn ngoại tệ đáp ứng nhu cầu máy móc thiết bị, nguyên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp và dịch vụ, từ đó từng bước thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành từ nông công nghiệp - dịch vụ sang công - nông nghiệp - dịch vụ.
Do vậy, “các quốc gia có nền kinh tế chậm phát triển, nhất là nên kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp được coi việc xây dựng chính sách tín dụng chủ yếu nhằm vào các mục tiêu và giải pháp hỗ trợ vốn đầu tư cho các vùng, các chương trình và các đối tượng cần ưu tiên trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn để khôi phục và phát huy lợi thế về đất đai, lao động, trồng trọt, chăn nuôi và xuất khấu” [14].
Để đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn và các chương trình cơ cấu hạ tầng khác, “Chính phủ một số nước đã tổ chức thành lập ra các định chế tài chính có chức năng chuyên trách cung ứng các khoản tín dụng chính sách cho các đối tượng cần thiết, như là Ngân hàng nông nghiệp và hợp tác xã nông nghiệp (bank for Ariculture and cooperative) ở Thái Lan, Ngân hàng nông nghiệp (Land Bank of the Philippine) ở Philipine, Ngân hàng người nghèo (Bank for the poors) và Ngân hàng chính sách (Grameen Bank) ở Banglades. Ngoài ra cũng nhiều nước đã cấp đủ 100% vốn tự có cho một NHTM để làm nhiệm vụ cho vay chính sách, ưu đãi, các NHTM khác có trách nhiệm dành một phần vốn huy động chuyển cho NHTM chính sách để bổ sung nguồn vốn cho vay. Điển hình cho mô hình này là các nước Thái Lan, Myanma, Ấn Độ”.
Ở các nước đang phát triển như: Trung Quốc, Phillippine, Malayxia, Ấn Độ và Srilanca đã xây dựng cho mình một chính sách tín dụng ưu đãi với cơ chế lãi suất thấp không ảnh hưởng đến lãi suất thị trường và thị trường vốn nói chung. Nguồn vốn tín dụng ưu đãi này được tạo thành từ hai nguồn như: Nguồn vốn Ngân sách trong nước của Chính phủ và ngồn vay ưu đãi các tổ chức tài chính quốc tế (Ngân hang thế giới, Ngân hàng phát triển Châu Á) và vay nước ngoài với lãi suất thấp nhằm cho vay các chương trình tín dụng chỉ định [18], [19], [20].
Thái Lan: Quy chế cho vay của Ngân hàng nông nghiệp là: 30% cho vay trung và dài hạn, 70% cho vay ngắn hạn, 87% khối lượng tín dụng là cho vay trực tiếp nông dân và phát triển nông thôn, 13% là cho vay thông qua tổ nhóm, kợp tác xã tín dụng với lãi suất từ 1 - 3% thấp hơn so với cho vay các đối tượng khác.
Pháp: Cho vay cá nhân, các tổ chức kinh tế, hợp tác xã (mua máy cày, xới, giống, phân...) với điều kiện là phải có dự án, có một số vốn tự có, thời hạn theo tuổi thọ máy móc, có trường hợp đến 12 năm. Về lãi suất được hưởng 6 - 7%/ năm. Ngoài ra còn cho vay thanh niên nông thôn với lãi suất ưu đãi là 4 - 5%/ năm, bằng 40% lãi suất trung bình của đối tượng khác, thời hạn cho vay ngắn nhất là 5 năm trở lên. Đối tượng cho vay là thanh niên, tuổi không quá 35, có trình độ văn hóa, có kiến thức kinh tế nông nghiệp, biết lập dự án sản xuất, biết hạch toán kinh tế và phải có cam kết ở nông thôn ít nhất 5 năm. Số tiền cho vay không quá 400.000 EURO sử dụng cho mục đích kinh doanh trong nông nghiệp như mua đất, nhà, máy móc và súc vật.
Nhật Bản: Để không ngừng phát triển sản xuất nông nghiệp, Nhật Bản thực hiện chính sách hỗ trợ vốn bằng hai cách: vay không tính lãi với điều kiện phải có dự án sản xuất, thẩm định dự án, xác định hiệu quả kinh tế của dự án và vay có lãi suất thấp với mục đích sử dụng: xây nhà, mua máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Quy chế cho vay là cá nhân hay một tổ chức hợp tác làm nông nghiệp thì đăng ký với Nhà nước và có tổ chức xã hội bảo đảm, Nhà nước sẽ cho vay thông qua hợp tác xã và Ngân hàng.
là “bốn Ngân hàng thương mại của Nhà nước chiếm trên 90% tài sản của khu vực ngân hàng và 2/3 tài sản chính”. Trong hoạt động các ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước chưa được hoàn toàn tự do cho vay theo các tiêu chí thương mại, “khoảng 1/3 vốn đầu tư cho vay của họ được cấp cho các dự án do Ủy ban kế hoạch Nhà nước phê duyệt, số còn lại phải chịu tác động ngầm nhưng rất lớn từ Nhà nước, đặc biệt là ở các tỉnh”, dẫn đến hiệu quả là tài sản của ngân hàng dần giảm sút và xuống mức âm vào năm 1996. Qua quá trình cải cách và chuyển đổi, Trung Quốc đã: Thành lập 3 ngân hàng chính sách điều hành việc cấp vốn vay đối với các khoản đầu tư do Nhà nước chỉ đạo và khởi xướng chương trình chuyển đổi bốn ngân hàng lớn của Nhà nước thành ngân hàng thương mại. trao thêm quyền tự chủ cho các ngân hàng thương mại của Nhà nước trong việc ra quyết định cho vay và khuyến khích sự tham gia của nhiều ngân hàng thương mại lớn. Đưa ra các biện pháp gián tiếp mới trong việc quản lý tiền tệ, bao gồm cả một chính sách lãi suất tích cực hơn, một thị trường liên ngân hàng thống nhất, các cuộc đấu giá quyền phát hành trái phiếu kho bạc, tỷ lệ tài sản/nợ cho các ngân hàng thương mại và các hoạt động của thị trường mở. Đề xướng một hệ thống thanh toán hiện đại [14].
Việt Nam: Trong quá trình phát triển và chuyển đổi sang kinh tế thị trường, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã đổi mới nhiều để có khả năng hợp tác và cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, nhất là về hoạt động tín dụng ngân hàng. Trong thời gian qua, Việt Nam “đã có nhiều loại hình tổ chức tín dụng được cấp phép và đi vào hoạt động. Xét về mặt sở hữu, vừa có ngân hàng quốc doanh, vừa có ngân hàng ngoài quốc doanh. Xét về tính chất và phạm vi hoạt động, có Ngân hàng thương mại quốc doanh, Ngân hàng thương mại cổ phần đô thị, Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn. hợp tác xã tín dụng, Quỹ tín dụng nhân dân, Công ty tài chính cổ phần, Ngân hàng liên doanh, Ngân hàng nước ngoài và Văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài”. Việt Nam đổi mới ngân hàng theo quan điểm tham khảo kinh nghiệm nước ngoài và thông lệ quốc tế, nhưng có phê phán chọn lọc va phải gắn với thực tiễn đất nước chứ không dập khuôn máy móc, phải thích nghi với đòi hỏi của kinh tế thị trường, phục vụ và thúc đẩy nó có sự kiểm soát vĩ mô của
nha nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Về hoạt động, chính phủ không can thiệp sâu vào hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng Nhà nước, đồng thời, ngân hàng Nhà nước cũng không can thiệp quá sâu vào quá trình vạch chiến lược và điều hành kinh doanh của ngân hàng thương mại. Chính sách tín dụng trong chiến lược đầu tư của hệ thống ngân hàng Việt Nam là nhằm vào mục tiêu:
Tăng nhanh khối lượng tín dụng cho nền kinh tế cả vốn cố định và vốn lưu thông: mở rộng cho vay khu vực ngoài quốc doanh, nhất là khu vực kinh tế hộ gia đình bằng cách cho vay sản xuất và đổi mới kỹ thuật, công nghệ, cho vay xuất- nhập khẩu, cho vay tiêu dùng...
Thực hiện chính sách lãi suất thị trường Việt Nam đã từng bước chuyển dần từ lãi suất âm sang lãi suất dương, tức lãi suất cho vay cao hơn lãi suất tiền gửi và lãi xuất tiền gửi cao hơn lạm phát; thực hiện lãi xuất cho vay trung và dài hạn cao hơn lãi xuất cho vay ngắn hạn theo thông lệ quốc tế. Phân bố tín dụng với sự chú trọng cơ cấu vốn trung và dài hạn, đồng thời mở rộng cho vay các thành phần kinh tế. Thực hiện hoạt động đa lĩnh vực kinh tế, đồng thời nâng cao tính hiệu quả của tính dụng, hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro trong tín dụng bằng cách: Tạo lập môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng, đảm bảo an toàn, phù hợp cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế. Xây dựng cơ chế tín dụng theo hướng đổi mới các thể lệ, nghiệp vụ, phù hợp thực tiễn nền kinh tế Việt nam đảm bảo các nghuyên tắc của tín dụng trong nền kinh tế thị trường. Thành lập hệ thống các trung tâm thông tin tín dụng, nhằm hỗ trợ cho hoạt động tín dụng, ngăn ngừa rủi ro.