- Phát triển cho vay luân chuyển theo hạn mức tíndụng
3.3.1.3. Đối với hệ thống ngân hàng
- Nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tín dụng. Tiếp tục bổ sung, chỉnh sửa và hoàn thiện quy chế cho vay phù hợp với thông lệ quốc tế, loại bỏ các quy định không phù hợp hoặc đã được quy đinh tại các văn bản khác. Chính sách tín dụng vĩ mô cần được xây dựng phù hợp với quá trình và yêu cầu chuyển dịch CCKT, cơ cấu phân bổ nguồn lực, cơ cấu thị trường và thay đổi cơ cấu sản phẩm … chính sách tín dụng của NHNN phải là cơ sở, định hướng cho các NHTM xác định mục tiêu, mức độ, cơ cấu về huy động nguồn vốn cũng như đầu tư tín dụng cho nền kinh tế. Hướng dẫn khuyến khích các NHTM áp dụng các phương thức cho vay có hiệu quả như: cho vay theo hạn mức tín dụng, chiết khấu, cho vay theo dự án vv... Hơn nữa cần sớm chỉnh sửa các văn bản pháp luật nhằm tạo môi trường pháp lý minh bạch về quy trình cho vay, về vấn đề tài sản bảo đảm, đồng tài trợ... và nghiên cứu để hoàn thiện cũng như ban hành các văn bản pháp lý về thấu chi, factoring, cho vay đầu tư chứng khoán phù hợp với quá trình phát triển và hội nhập kinh tế trong điều kiện hiện nay.
- Xây dựng cơ chế khuyến khích, hỗ trợ các NHTM đầu tư vốn cho chuyển dịch CCKT của cả nước nói chung và cũng như ở CHDCND Lào nói riêng. Hoạt động ngân hàng nói chung và tín dụng nói riêng luôn phát triển, ngày càng đa dạng và có tính nghiệp vụ cao. Theo đó, cần phải tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung các văn bản
pháp lý liên quan như: Luật công cụ chuyển nhượng, Pháp lệnh Ngoại hối, Nghị định về mức vốn Pháp định của các TCTD … Tuy nhiên, việc xây dựng môi trường pháp lý nhằm khuyến khích, định hướng cho các NHTM đầu tư vốn tín dụng cho chuyển dịch CCKT phải theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh, tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các NHTM theo nguyên tắc thị trường.
Hơn nữa, trong giai đoạn hiện nay để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh, hiệu quả và bền vững, cần phải có cơ chế khuyến khích, hỗ trợ các NHTM yên tâm đầu tư vào các ngành, nghề mũi nhọn, các vùng kinh tế. Do đặc thù của các NHTM là đơn vị kinh doanh, mục tiêu vì lợi nhuận và an toàn trong hoạt động. Do vậy, các khoản cho vay phải đảm bảo đúng trình tự, thủ tục và quy chế cho vay. Tuy nhiên, trong thực tiễn, nhu cầu vốn cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế là rất lớn, đặc biệt là vốn trung dài hạn đầu tư cho các chương trình, dự án có thời hạn thu hồi vốn dài, các dự án trọng điểm, các ngành mũi nhọn quan trọng phục vụ trực tiếp cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Theo đó, cần phải có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước cho các NHTM, chẳng hạn như hỗ trợ lãi suất, miễn giảm thuế, bổ sung, tăng vốn điều lệ, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc …, qua đó các NHTM sẽ yên tâm đầu tư và định hướng đầu tư vốn tín dụng cho chuyển dịch CCKT. Hơn nữa, cần tiến hành khảo sát, đánh giá thực tế để có cơ chế đặc thù cho hoạt động tín dụng tại CHDCND Lào, nhằm thúc đẩy chuyển dịch nhanh CCKT tại Lào theo hướng CNH, HĐH. - NHNN cần thúc đẩy quá trình tự do hóa lãi suất trong quan hệ huy động vốn và cho vay của NHTM đối với khách hàng trên thị trường tín dụng. Kết hợp chặt chẽ việc kiểm soát khối lượng tín dụng với việc kiểm soát lãi suất thông qua các công cụ điều hành của NHTW, tác động lên cung cầu vốn để điều chỉnh lãi suất trên thị trường phù hợp với yêu cầu của chính sách tiền tệ.
- Có quy định rõ ràng về thủ tục cấp giấy phép cho các ngân hàng nước ngoài mở chi nhánh và hoạt động tại Lào, giảm bớt các hạn chế về hoạt động ngân hàng nước ngoài trên thị trường trong nước đồng thời cho phép các ngân hàng nước ngoài được cầm cố thế chấp bất động sản, được phép huy động tiền gửi, và thực
hiện các dịch vụ ngân hàng, có như thế mới tạo ra sự cạnh tranh công bằng trong hoạt động ngân hàng giữa các NHTM với nhau.
- Mở cửa thị trường tài chính trong nước đối với các tổ chức và các ngân hàng nước ngoài, tiếp tục cải cách các định chế tài chính và pháp luật để thị trường tài chính hoạt động hiệu quả hơn. Phát triển các tổ chức tài chính phi ngân hàng như cho thuê tài chính, các công ty đầu tư mạo hiểm, các công ty bảo hiểm nhân thọ nhằm tăng cường nguồn vốn đầu tư cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Quản lý có hiệu quả hoạt động tín dụng của các NHTM, sử dụng linh hoạt và hiệu quả các công cụ chính sách tiền tệ để vừa đáp ứng được nhu cầu vốn cho chuyển dịch CCKT, vừa thực hiện được các mục tiêu của chính sách tiền tệ. Hướng luồng vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại đầu tư vào các ngành, các lĩnh vực cần ưu tiên của CHDCND Lào.
- Củng cố, lành mạnh hóa các NHTM Lào. Xây dựng hành lang pháp lý minh bạch rõ ràng để đảm bảo an toàn cho các loại hình NHTM trong lĩnh vực tín dụng, dịch vụ ngân hàng, đầu tư và các nghiệp vụ tài chính khác trên địa bàn Lào cũng như các địa phương khác. Nghiên cứu thành lậpcác ngân hàng chuyên doanh phục vụ cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời gian tới như: Ngân hàng hợp tác, Ngân hàng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, các ngân hàng này hoạt động theo mô hình của ngân hàng thương mại phục vụ cho các đối tượng và mục tiêu cụ thể, nhằm đáp ứng đa dạng nhu cầu vốn để thúc đẩy cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh theo hướng CNH, HĐH.
- Sửa đổi các quy định pháp luật theo hướng từng bước mở rộng các dịch vụ tài chính, bổ sung các văn bản theo những cam kết trong quá trình Việt Nam tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế hiện nay.
- Tuân thủ quá trình áp dụng các chuẩn mực kiểm toán trong kiểm toán hoạt động của các NHTM một cách chặt chẽ nhằm giúp cho NHTM được an toàn hơn trong quá trình hoạt động.
- Phối hợp có hiệu quả với các Bộ, Ngành tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động tín dụng của NHTM và hoàn thiện khung pháp lý liên quan đến hoạt động tín
dụng như: quản lý và sử dụng đất, chính sách tài chính, chính sách thu hút và khuyến khích đầu tư, chính sách hỗ trợ và nâng cao hiệu quả hoạt động của các thành phần kinh tế.
- Tăng cường và nâng cao vai trò quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng, thanh toán tại Lào; tăng cường công tác thanh tra, giám sát kết hợp định hướng cho hoạt động tín dụng của các NHTM đúng hướng, hiệu quả và đảm bảo an toàn hệ thống.