Quá trình hình thành và phát triển các ngân hàng tại Lào

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng ngân hàng nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại nước CHDCND Lào (Trang 74 - 79)

CHDCND LÀO

2.3.1 Quá trình hình thành và phát triển các ngân hàng tại Lào

Thời kỳ Pháp thuộc, ở Lào chỉ có một chi nhánh của ngân hàng Đông Dương. Trước năm 1950 đồng tiền được sử dụng trong lưu thông ở Lào là đồng Frăng Pháp và toàn bộ hệ thống tín dụng tiền tệ của Lào hòan toàn phụ thuộc vào chính quốc. Hoạt động chính của Chi nhánh Ngân hàng Đông Dương này làm nhằm phục vụ chính sách thuộc địa của chính quyền Pháp ở Lào, còn phục vụ nền kinh tế Lào thì hầu như không có và không được quan tâm. Nhưng năm 1950, kinh tế xã hội Lào có bước phát triển hơn, nhất là ngành thủ công và công nghiệp chế biến cần nhiều vốn đầu tư cho sản xuất, nên vào năm 1952 và 1953, các nhà tư sản tư nhân Lào đã thành lập 3 ngân hàng chuyên doanh như: ngân hàng Lao Viêng, Ngân hàng Viêng Chăn và ngân hàng Viêng Cha Lơn với mọi hoạt động của các ngân hàng này đều thuộc sự kiểm soát của chi nhánh ngân hàng Đông Dương, bởi vì nó độc quyền phát hành tiền tệ.

Nhằm tạo lập cho mình một nền tài chính tiền tệ độc lập, tự chủ, chính quyền Vương Quốc Lào đã chính thức ngày 14/7/1958 thành lập Ngân hàng Quốc gia Vương Quốc Lào, theo Nghị định số 21, ngày 7/10/1958 và đồng tiền kip quốc gia Lào ra đời. Chức năng của ngân hàng này là: quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng, ngoại hối và hoạt động kinh doanh với tư cách một ngân hàng chuyên nghiệp.

Thời kỳ 1960 đến 1975 là thời kỳ đế quốc Mỹ xâm lược và chia cắt đất nước Lào thành: vùng địch tạm chiến thuộc quyền kiểm soát của chính quyền Viêng Chăng và căn cứ địa cách mạng hay còn gọi là vùng giải phóng. Đất nước bị chia cắt đồng thời, nền tài chính Lào cũng bị ảnh hưởng nặng. Tình hình tài chính trong vùng địch chiếm rất phức tạp là do tình trạng hạn chế các nguồn tích lũy trong nước, tình trạng vô tổ chức của nền kinh tế và chi phí quân sự cao dẫn đến sự thâm hụt ngân sách nhà nước tăng nhanh, lạm phát phát triển với nhịp độ chưa từng có. Còn vùng giải phóng thì lại khó khăn hơn, không thể làm sự nghiệp cách mạng và xây dựng nền kinh tế ở vùng giải phóng với đồng tiền kip quốc gia được vì trung tâm tài chính nằm ở Viêng Chăn (ngân hàng quốc gia Vương quốc Lào cũng như các ngân hàng chuyên doanh tư nhân Lào đều nằm ở Viêng Chăn).

Để phục vụ sự nghiệp cách mạng và xây dựng nền kinh tế mới ở vùng giải phóng, ở các tỉnh phía bắc, năm 1965 chính quyền cách mạng Lào đã in và phát hành đồng tiền kip giải phóng và từ đó ở Lào đồng thời có 2 đồng kip cùng lưu thông, trong đó đồng kip giải phóng đã trở thành công cụ đắc lực cho sự phát triển nền kinh tế ở vùng giải phóng và phục vụ sự nghiệp cách mạng giải phóng đất nước.

Năm 1975 Lào hòan toàn được giải phóng và tuyên bố nước CHDCND Lào ra đời vào ngày 2/12/1975. tòan bộ hệ thống ngân hàng được chính quyền cách mạng thu hồi và tổ chức điều chỉnh lại hoạt động của nó đồng thời xóa bỏ sự lưu thông của đồng tiền kip quốc gia cũ, đưa đồng tiền kip giải phóng vào lưu hành trong toàn quốc. Hệ thống ngân hàng Lào năm 1976 bao gồm: ngân hàng Trung ương quốc gia Lào và có 2 ngân hàng chuyên doanh thuộc sự kiểm soát của ngân hàng Trung ương Lào như: Ngân hàng ngoại thương Lào phục vụ các dịch vụ thanh toán quốc tế và ngân hàng Phi Sệt phục vụ các dịch vụ thanh toán kinh tế trong nước. Ngòai ra còn có 13 chi nhánh của ngân hàng Trung ương ở các tỉnh trong toàn quốc. Năm 1980 đồng kip Thanakhan được phát hành và sử dụng rộng rãi trong sự nghiệp chấn hưng và xây dựng đất nước.

Năm 1981 ngân hàng quốc gia Lào đổi tên thành ngân hàng Trung ương CHDCND Lào có trách nhiệm kiểm soát các ngân hàng trung ương thuộc các tỉnh

gồm 17 ngân hàng có các chi nhánh ở các huyện bao gồm 96 cơ sở, Hoạt động của hệ thống ngân hàng Lào trong giai đoạn này vừa làm trách nhiệm là ngân hàng trung ương, vừa là ngân hàng kinh doanh và vừa là là kho bạc chi trả tiền ngân sách nhà nước. Tuy trong Đại hội đảng toàn quốc lần thứ IV năm 1986 đã đề ra chủ trương đổi mới chế độ kinh tế kế hoạch tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế quản lý kinh tế mới, nhưng trong thực tế hệ thống ngân hàng Lào còn tiếp tục hoạt động theo cơ chế quản lý cũ cho đến năm 1988 mới chính thức thực hiện chính sách đổi mới hệ thống ngân hàng. Theo chỉ định của Đảng và nhà nước đã đề ra trong hội nghị lần thứ V khóa 4 của Hội đồng hành chính trung ương Đảng vào tháng Giêng năm 1988 với mục đích chính là đổi mới hệ thống ngân hàng Lào một cấp sang hệ thống ngân hàng 2 cấp. Tháng 4 năm 1988, Đảng và nhà nước Lào đã ra nghị định với nội dung chính như:

- Xóa bỏ chế độ hành chính bao cấp trong họa động của ngân hàng Trung ương Lào, đồng thời đổi mới hệ thống ngân hàng Lào theo cơ chế hạch toán kinh doanh hòan tòan

- Chuyển hóa các chi nhánh ngân hàng Trung ương cấp tỉnh và ở thủ đô Viêng Chăn thành các ngân hàng kinh doanh quốc doanh

- Xóa bỏ sự cách biệt giữa tiền mặt và tiền chuyển khỏan trong việc thanh toán giữa ngân hàng Trung ương và các ngân hàng kinh doanh, giữa các ngân hàng kinh doanh với nhau, khách hàng với ngân hàng và khách hàng với nhau khi thanh toán qua ngân hàng.

- Các công ty, xí nghiệp, các tổ chức kinh tế và mọi người có quyền lựa chọn ngân hàng để hoạt động kinh tế

- Xóa bỏ tình hình sử dụng vốn tín dụng để thanh toán chi trả cho ngân sách Tháng 10/1988 chính thức thử nghiệm 2 chi nhánh ngân hàng Trung ương thuộc tỉnh Kăm Pheng Na Khon Viêng Chăn (thủ đô Viêng Chăn) thành ngân hàng kinh doanh quốc doanh: Ngân hàng Na Khon Luổng và ngân hàng Sệt Thả Thị Lạt. Hai ngân hàng này hoạt động được một năm thì mở hội nghị ngân hàng tòan quốc vào tháng 2/1990 nhằm tổng kết rút kinh nghiệm và cùng với 2 ngân hàng trên,

Đảng và nhà nước tiếp tục chuyển các chi nhánh khác trong toàn quốc thành một hệ thống hệ thống ngân hàng kinh doanh quốc doanh như: Ngân hàng ngoại thương Lào (BCEL) vào tháng 6/1990. năm 1991, sáp nhập các chi nhánh ngân hàng Trung ương ở các tỉnh phía nam lại thành "ngân hàng Phạc Tay" sáp nhập cac chi nhánh vùng miền trung Lào (tỉnh Sa vẳn Nạ Khệt và Khăm Muôn) thành ngân hàng Lao May, năm 1992 tiếp tục sáp nhập và chuyển các chi nhánh thuộc 6 tỉnh miền bắc thành " ngân hàng Lạn Xạng" sáp nhập 2 chi nhánh thuộc tỉnh Hủa Phăn và Xiêng Khỏang thành ngân hàng A Lun May.

Từ khi hệ thống ngân hàng Lào chuyển từ hệ thống ngân hàng một cấp thành hệ thống ngân hàng 2 cấp đồng thời xóa bỏ bao cấp, vận hành theo cơ chế thị trường thì các ngân hàng thương mại tự chịu trách nhiệm và tính toán thế nào để giữa huy động vốn và cho vay phải có lãi suất dương, đảm bảo có lợi nhuận. Năm 1999, sáp nhập các chi nhánh ngân hàng thuộc 8 tỉnh miền Bắc thành ngân hàng Lan Xang và sáp nhập các chi nhánh thuộc 7 tỉnh miền Nam thành ngân hàng Lao May . Đến năm 2009 tiếp tục sáp nhập các ngân hàng thuộc các thỉnh miền Bắc và Nam thành ngân hàng PhátTanaLào và sáp nhập các ngân hàng tuộc các tỉnh miền Nam thành ngân hàng ngoại thương đều có trụ sở chính tại thủ đô Viêng Chăn. Nhằm cung cấp dịch vụ ngân hàng cho khách hàng trong toàn quốc như: các doanh nghiệp, xí nghiệp, quốc doanh, ngòai quốc doanh lớn, vừa và nhỏ và cho cả nông dân.v.v... các ngân hàng thương mại Lào (các ngân hàng quốc doanh) đã mở các chi nhánh của mình ở các tỉnh trong toàn quốc.

- Ngân hàng PhátTaNaLào ở các tỉnh miền Bắc có 13 chi nhánh như: Hóa Phăn, Phong Saly, Luổng Nặm Thà, Huội Sai, Luổng Phạ Bang, Uđôm Xay, Xăm Nửa, Xay nha Buly, Xiêng Khoảng, Phôn Hông, Pạc Xê, Lạc Xao và Pạc Xăn và ở các tỉnh miền Nam có 8 chi nhánh như: Bò Ly Kăm Xay, Khăm Muộn, XaVănNaKhêt, Pạc Xê, Xa La Văn, Không Xê Đôn, Xê Kong, Ắt Tạ Pư.

- Ngân hàng ngoại thương có 14 chi nhánh : Bò Keo, Xiềng Khuống, Luổng Nặm Thà, Uđôm Xay, Luổng Phạ Băng. , Khăm Muộn, Xạ Vẳn Nạ Khệt, Xê Nô, Chăm Pa Sắc, lặc Xao, Mương Xỉnh, Văng Chiêng, Pắc Xăn và Ắt Ta Pư.

Đi đôi với việc mở rộng các chi nhánh, các ngân hàng thương mại quốc doanh đã nhanh chóng lựa chọn cho mình các hình thức và phương thức dịch vụ:

- Đổi mới phong cách giao dịch : coi khách hàng là "thượng đế" đảm bảo gửi vào thuận tiện, rút ra dễ dàng

- Đổi mới công nghệ ngân hàng nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán giữa các ngân hàng với nhau, giữa ngân hàng với khách hàng và giữa khách hàng với nhau v.v... Các chi nhánh cấp tỉnh huyện cũng đã được trang bị máy vi tính và nối mạng thanh toán liên hàng nội - ngoại tỉnh nhằm phục vụ một cách nhanh chóng - an toàn - chính xác và tiện lợi

Ngòai ra còn có ngân hàng liên doanh phát triển (JDB) bắt đầu hoạt động vào tháng 10/1989. Tháng 12/1990 cho phép ngân hàng quân đội Thái Lan sang mở chi nhánh ở Lào. Ngày 27/7/1991, luật thành lập ngân hàng CHDCND được ban hành và tháng 1 năm 1993 chính phủ Lào ra sắc lệnh của Thủ tướng số 03/TT về quản lý hoạt động của ngân hàng kinh doanh và các tổ chức tài chính khác. Dựa vào sắc lệnh trên, ngân hàng CHDCND Lào đã dự định xây dựng ngân hàng kinh doanh, tư nhân và chi nhánh ngân hàng nước ngòai. Trong năm 1995 đã có 1 chi nhánh ngân hàng nước ngòai ở Lào như: Ngân hàng Thay Pha Nít. 1997 đã có một ngân hàng kinh doanh cổ phần hoạt động là: ngân hàng Viêng Chăn Pha Nít. Đến năm 2000 có thêm 3 chi nhánh ngân hàng nước ngòai nữa như:Ngân hàng lien doanh Lào-Việt, Ngân hàng kinh doanh cổ phần Cung Thêp và ngâng hàng kinh doanh cổ phần Cung Thai.

Hiện nay, ngòai các ngân hàng đã nêu trên đây Lào còn có một chi nhánh ngân hàng của Malaysia: Ngân hàng Pu Blich Bank (PBB); một ngân hàng khuyến khích phát triển nông nghiệp thành lập năm 2003 có 22 chi nhánh trong toàn quốc. 2005 đã có ngân hàng ASX Pha Nít hoạt động. năm 2008 có them 3 chi nhánh ngân hàng nữa: Ngân hàng kinh doanh Kankha Bank, ngân hàng kinh doanh Sacom Bank (Việt Nam), và ngân hàng ACLEDA (Campuchia), có một số hợp tác xã tín dụng do dân tự góp vốn, tự kinh doanh. Đến năm 2009 đã có thêm 3 chí nhanh ngân hàng nữa: Ngân hàng Indochin (trung quốc), ngân hàng Buyong Bank (Malaysia), ngân

hàn Cung Xi ( Thái lan). trong năm 2010 này đã có ngân hàng lien doanh Lao-Pháp, ngân hàng quân đội Việt Nam được thành lập và hoạt động .

Tóm lại: Ngành ngân hàng Lào trải qua gần 30 năm với bao nhiêu khó khăn trở ngaị. Năm 1992 ngành ngân hàng Lào đã hòan thành một bước tiến trong lịch sử là chuyển hệ thống ngân hàng 1 cấp thành hệ thống ngân hàng 2 cấp và phân biệt rõ vai trò, quyền hạn, nhiệm vụ của ngân hàng CHDCND Lào và các ngân hàng kinh doanh nhằm tiếp tục thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội Lào theo định hướng XHCN.

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng ngân hàng nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại nước CHDCND Lào (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(160 trang)
w