c. Động thái tíndụng ngân hàng đối ngành kinh tế dịch vụ
2.5.3.2. Nguyên nhân chủ quan
Trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường theo định hướng XHCN cơ sự quản lý của nhà nước, vị trí của vai trò nghiệp vụ tín dụng ngân hàng chưa được nhận thức đầy đủ và thống nhất nên chưa được quan tâm sử dụng đúng mức trong
nền kinh tế.
Thứ nhất, nguyên nhân dẫn đến những hạn chế tồn tại về nguồn vốn và huy động vốn:
- Các phương thức huy động vốn chưa được đa dạng hóa, từ xưa đến nay vẫn chỉ tồn tại có: tiền gửi thanh toán, gửi tiết kiệm không kỳ hạn và gửi tiết kiệm có kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng. Các ngân hàng thương mại quốc doanh chưa có quyền bán kỳ phiếu, huy động vốn tiết kiệm tiêu dùng, tiết kiệm có mở thưởng v.v... và hầu như không có nguồn vốn ủy thác nào, không những thế, các ngân hàng thương mại quốc doanh còn làm nhiệm vụ thay cho ngân hàng trung ương và kho bạc nhà nước là bán các chứng phiếu, trái phiếu nhằm đáp ứng nhu cầu chiến lược của ngân hàng trung ương và của chính phủ. Khi đến hạn trả lãi suất cho khách hàng thì các ngân hàng thương mại quốc doanh phải tạm ứng chi trước với số vốn huy động của mình, còn kinh doanh của mình có đủ vốn để hoạt động hay không là tự giải quyết bằng cách đi vay v.v...
- Cơ sở vật chất còn hạn chế nhất là ở các chi nhánh ngân hàng thương mại quốc doanh ở các tỉnh chưa đáp ứng được nhu cầu chuyển tiền nên khuyến khíc được khách hàng gửi tiền vào ngân hàng.
- Qua quá trình phát triển, nền kinh tế của Lào đã và đang tăng trưởng dần, nhưng tích lũy từ nội bộ trong dân chưa cao, chưa có nhiều tiền nhàn rỗi để gửi ngân hàng.
- Quy cách làm việc, còn qua nhiều khâu gây mất thời gian cho khách hàng phải chờ lâu.
- Chưa có mầm mống của việc huy động vốn có thời hạn 2 năm trở lên đến 5 năm nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng sản xuất trung và dài hạn.
Thứ hai, nguyên nhân dẫn đến những hạn chế tồn tại về hoạt động tín dụng ngân hàng:
- Cơ chế quản lý tín dụng chưa được xây dựng phù hợp với cơ sở lý luận về tiền tệ - tín dụng trong cơ chế thị trường như: chưa đề cao hiệu quả kinh tế và hiệu quả tín dụng là yếu tố hàng đầu để quyết định cho vay mà dựa vào tính chất sở hữu
nhà nước của khách hàng làm điều kiện an toàn để cho vay. Chưa tạo lập đủ các điều kiện cho việc sử dụng các công cụ gián tiếp để nâng cao hiệu quả điều hành hoạt động tín dụng, chưa có phương tiện phù hợp với sự năng động trong quá trình chu chuyển và giao dịch vốn trên thị trường.
- Cho vay còn gặp nhiều rủi ro và cho vay quá tiêu chuẩn quốc tế. Thông thường ngân hàng chỉ có thể cho khách hàng vay không quá 30% vốn lưu động tự có của họ, nhưng ở đây phần lớn là 70% hoặc lớn hơn. Khả năng thu hồi vốn của ngân hàng phần lớn dựa vào vật thế chấp và thu nhập của các xí nghiệp, công ty mà các công trình họ thực hiện là của nhà nước khi họ làm song và đạt tiêu chuẩn (đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ) nhiều khi còn cho vay quá giá trị thế chấp. Còn đối với các doanh nghiệp nhà nước thì nói chung càng thể hiện rõ tính rủi ro hơn vì không có vật thế chấp, mà có thì cũng thuộc sở hữu nhà nước.
- Công tác tìm hiểu thị trường, nắm bắt thị trường, thẩm định thị trường (dự án đầu tư hoặc phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng) chưa được coi trọng, chưa giám sát thị trường gây nên sử dụng vốn không đúng mục đích của khách hàng.
- Về thủ tục cho vay của ngân hàng hiện nay tuy đã qua nhiều lần cải tiến nhưng vẫn còn phức tạp, chưa có một quy cách chung hợp lý của ngân hàng Lào phù hợp với điều kiện kinh tế của Lào sao cho hoạt động tín dụng được thuận tiện theo một quy trình nghiệp vụ với thủ tục đơn giản nhưng chặt chẽ đảm bảo an toàn vốn, đồng thời cũng không gây phiền hà cho khách hàng.
- Công tác tuyên truyền quảng cáo còn yếu kém, nhất là về tuyên truyền qua phương tiện thông tin đại chúng và nếu có thì cũng chỉ có ở thành thị, còn những nơi xa, hẻo lánh thì chưa được biết chưa được nghe về tín dụng ngân hàng.
- Cho vay trong thời gian qua của các ngân hàng thương mại quốc doanh gần như 50% là cho vay bằng ngoại tệ trong khi đó thu nhập của một số lớn doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp quốc doanh cũng như doanh nghiệp ngoài quốc doanh lại là nội tệ mà tỷ giá hối đoái lại không ổn định ảnh hưởng đến việc thu hồi vốn cho vay bằng ngoại tệ khi đến hạn.
- Các ngân hàng thương mại quốc doanh với nhau còn thiếu quan hệ chặt chẽ nhằm đảm bảo việc cho vay có hiệu quả, chủ các công trình thuộc nhà nước mà các công ty, xí nghiệp tư nhân thi công còn quá giữ "bí mật" nhiều khi làm tổn hại đến vốn tín dụng ngân hàng.
- Công tác thu hồi vốn (nợ) quá hạn của ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn do sự phối hợp chưa chặt chẽ, và chưa thật sự tích cực giữa ngân hàng với các bộ, các ngành các ngành có liên quan của nhà nước.
- Môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng còn thiếu nhiều các yếu tố an toàn, sự thống nhất và bình đẳng trong quan hệ tín dụng chưa được bảo đảm.
- Hệ thống luật pháp còn chưa đẩy đủ, đồng bộ như: luật ngân hàng CHDCND Lào, luật ngân hàng kinh doanh nói chung và luật ngân hàng kinh doanh quốc doanh, luật tổ chức tín dụng (chưa có), luật về séc v.v.. chưa tạo được lòng tin của dân đối với hệ thống ngân hàng đồng thời chưa được cơ sở cụ thể cho nhân viên ngân hàng thực hiện hoạt động nghiệp vụ của mình.
- Các yếu tố pháp lý về tài sản thế chấp nói chung là chưa có và chưa ban hành quy chế thế chấp, cầm cố tài sản vay vốn ngân hàng rõ ràng làm cho công tác đánh giá vật thế chấp, cầm cố gặp nhiều khó khăn, không có cơ sở để đánh giá chính xác các tài sản thế chấp nhất là các tài sản thế chấp như: nhà và đất, và đó là một kẽ hở cho những người thiếu đạo đức, thiếu trách nhiệm đối với tài sản nhà nước, lợi dụng đánh giá tài sản thế chấp quá cao để có thể vay vốn ngân hàng được nhiều nhằm lợi ích riêng. Việc phát mại tài sản thế chấp khi khách hàng không trả được nợ còn gặp nhiều khó khăn, kéo dài thời gian thu hồi nợ của ngân hàng.
- Hiện nay, trong hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh Lào có 3553 cán bộ trong đó số cán bộ trình độ đại học và sau đại học chiếm 13,82%; trình độ trung cấp chiếm 35,7% còn lại là trình độ sơ cấp và chưa qua đào tạo. Tổng số cán bộ có chuyên nghiệp ngân hàng chỉ chiếm có 34,6%, trong đó trình độ sau đại học và đại học chiếm 17,4% ; trình độ trung học chiếm 32,8%. Cán bộ với trình độ như trên ảnh hưởng không ít đến việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ của hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh Lào, nhất là trong thời kỳ chuyển sang cơ chế kinh tế
thị trường và hội nhập quốc tế này. Công tác đào tạo cán bộ tuy đã không ngừng tổ chức các cuộc học tập thảo luận về chuyên ngành ngân hàng, đào tạo trong thời gian ngắn và dài nhằm nâng cao trình độ tại các nước như: Việt Nam, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Nhật Bản, Mỹ và các nước khác, tạo điều kiện cho cán bộ ngân hàng được bồi dưỡng thêm về tiếng Anh nhưng vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu của nghề nghiệp ngân hàng. Hiện nay đã có trung tâm đào tạo chuyên ngành về ngân hàng do Ngân hàng CHDCND Lào thành lập, đào tạo được ở trình độ cao đẳng và đại học, nhưng thiếu giáo viên giảng dạy. Năng lực và trình độ nghiệp vụ ngân hàng của cán bộ ngân hàng còn bất cập chưa tiến kịp với yêu cầu của cơ chế thị trường, phần lớn không có chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng, bộ phận chính tạo ra lãi thu nhập cho ngân hàng là tín dụng, thế nhưng cán bộ nhân viên tin dụng phần lớn là có chuyên môn khác với trình độ đại học rất ít, hiện nay trong toàn hệ thống ngân hàng quốc doanh Lào có 3.553 cán bộ trong đó số cán bộ có chuyên nghiệp ngân hàng chiếm 34,6% (1231 người) và trong số 1231 người đó số cán bộ có trình độ sau đại học và đại học chiếm 17,4% (215 người), nếu so với tổng số cán bộ toàn hệ thống chỉ chiếm 6%. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới công tác hoạt động tín dụng ngân hàng. Tuy có được quan tâm đào tạo, song việc đào tạo đó cũng mang tính chắp vá, không cơ bản và chưa phù hợp với sự nghiệp hiện đại hóa ngân hàng. Trình độ chuyên môn của không ít cán bộ tín dụng với khả năng điều hành vi mô còn thấp nên việc xây dựng và vận hành chính sách tín dụng còn mang tính chất đối phó trong tình thế trong ngắn hạn. Khả năng phân tích, thẩm định dự án, dự báo rủi ro còn thấp nên không lường trước được những diễn biến xảy ra của nền kinh tế trong dài hạn dẫn đến nợ quá hạn tăng, hiệu quả và chất lượng tín dụng không cao.
- Về tổ chức còn quá cồng kềnh, lao động vừa thiếu lại vừa thừa. Thiếu là thiếu cán bộ có năng lực, có trình độ, thừa là thừa những người không có năng lực, trình độ thấp. Việc mở rộng quá nhiều phòng giao dịch, các chi nhánh ở nhiều tỉnh, xã cần được xem xét kỹ và nghiêm túc vì khả năng và trình độ quản lý của cán bộ còn mang tính kinh nghiệm, thiếu khoa học dẫn đến quản lý yếu kém nên nợ quá hạn có nguy cơ mất vốn.
- Công tác kiểm tra, kiểm soát của ngân hàng tuy đã được tăng cường, nhưng chưa được thường xuyên, kịp thời và toàn diện nên một số cán bộ tín dụng lợi dụng sơ hở thông đồng với khách hàng mượn tài sản của ngừơi khác để thế chấp ngân hàng, làm hồ sơ giả để lợi dụng vốn ngân hàng v.v... không những thế, việc xử lý khuyết điểm sau thanh tra còn chưa được thực hiện thực sự nghiêm túc, thiếu kiên quyết kể cả với cán bộ ngân hàng và khách hàng.
CHƯƠNG 3