Cơ cấu ngành kinh tế và sự chyển dịch của cơ cấu ngành

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng ngân hàng nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại nước CHDCND Lào (Trang 69 - 73)

CHDCND LÀO

2.2.2.2. Cơ cấu ngành kinh tế và sự chyển dịch của cơ cấu ngành

Cơ cấu kinh tế theo ngành của Lào cũng như cơ cấu ngành kinh tế các nước trong khu vực và trên thế giới, được cấu thành từ 3 nhóm ngành chính: nông nghiệp, trong đó bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp, công nghiệp trong đó bao gồm: công nghiệp và xây dựng, dịch vụ trong đó bao gồm: các ngành kinh tế còn lại.

Qua 10 năm (2001-2011) phát triển kinh tế xã hội, nền kinh tế Lào nói chung có tốc độ tăng trưởng chưa được đồng đều và chưa được khá lắm, bình quân 5,0% năm, nhưng về cơ cấu kinh tế thì chưa có chuyển dịch đúng hướng. Ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn, từ năm 2006 – 2010, tỷ trọng ngành nông nghiệp chỉ thay đổi từ 51% xuống 49%, Công nghiệp chỉ tăng từ 27% lên 29%, dịch vụ từ 20% lên 21%.

Bảng 2.4: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành của Lào

2006 2007 2008 2009 2010

Tổng GDP (tỷ kip) 1443 100% 1579 100% 1707 100% 1851 100% 1994 100% 1. Nông lâm nghiệp 736.

6 51% 811. 5 51% 853 50% 924.7 50% 979.4 49% 2. Công nghiệp 396. 2 27% 433. 7 27% 487.5 29% 524.7 28% 576. 1 29% 3. Dịch vụ 291. 6 20% 314. 2 20% 350. 6 21% 390. 4 21% 428.4 21% 4. Thuế nhập khẩu 18.5 1% 19.42 1% 15.72 1% 11.5 1 1% 9.77 0.5%

Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê của nước CHDCND Lào

Về sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp: Trong thời gian qua ngành nông nghiệp luôn được phát triển không ngừng và có tác động lớn đến hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Lào. Khối lượng nông sản tăng lên kéo theo các ngành khác phát triển như công nghiệp, chế biến, giao thông vận tải, dịch vụ và.v.v... tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp năm 2000 là 53,64%, năm 2006 tăng với chiều hướng giảm dần là 40,71%, năm 2009 là 56,95% và năm 2010 là 48,26%.

+ Trồng trọt: Lào có tiềm năng khá lớn để phát triển nông nghiệp. Đất đai màu mỡ, có đồng bằng và thung lũng rộng, nhất là ở vùng trung và hạ Lào, khí hậu nhiệt đới gió mùa thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là ngành trồng trọt, chăn nuôi đáp ứng nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu.

Từ năm 2000 đến nay diện tích trồng trọt ngày càng được mở rộng kể cả diện tích gieo trồng cây lương thực, thực phẩm và cả diện tích trồng cây công nghiệp. Năm 2000 tòan bộ diện tích trồng trọt chỉ có 881.5 ngàn ha với lượng sản xuất là 3444.7 ngàn tấn. Đến năm 20010 diện tích trồng trọt có 1.209.882 ngàn ha so với năm 2000 tăng lên ngàn hơn lần và tổng sản lượng đạt 6.09.9786 ngàn tấn. Từ 2005-2010 nhà nướ dã xáo bỏ tình trạng phá rừng làm rẫy dẫn đến diện tích trồng lúa nương không có.

Năm 2010 sản xuất lúa đạt 3,40 triệu tấn, bình quân đầu người là đủ ăn và còn dư để dự trữ. Đặc biệt là các vụ lúa xuân ngày càng được phát triển và mở rộng

kể cả diện tích, sản lượng và năng suất. Năm 2010 diện tích trồng lúa xuân có 656471 nghìn ha so với năm 2010 tăng lên ngàn hơn lần, về sản lượng lúa xuân năm 2010 so với năm 2000 tăng lên 1100 lần, năng suất lúa đạt được hàng năm ngày càng cao.

Diện tích trồng cây công nghiệp cũng được phát triển và mở rộng, năm 2010 có 107227 ngàn ha so với năm 2000 tăng lên gần 1800 lần, sản lượng năm 2010 đạt 997897 nghìn tấn so với 2000 đạt 372,4 nghìn tấn tăng lên gần 2700 lần. Năng suất cây công nghiệp, đặc biệt là cây mía năm 2010 đạt 44,75tấn/ha so với năm 2000 đạt 35,35 tấn /ha tăng lên 1,27 lần.

Sản lượng nông nghiệp và năng suất đạt được trên đây là do tác động tổng hợp của nhiều yếu tố và đặc biệt là hệ thống thủy lợi, mở rộng diện tích đất canh tác, nâng cao kỹ thuật canh tác, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ thích hợp với điều kiện sinh thái của vùng. Nói chung sản lượng lúa và các loại cây trồng công nghiệp tăng chưa đồng đều nhưng đó là nhân tố quyết định sự tăng trưởng nông nghiệp và đảm bảo an toàn lương thực quốc gia và xuất khẩu

+ Chăn nuôi: ngành chăn nuôi (bảng 2.3) thì tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm là: 3,92%, nói chung là phát triển chậm và chưa ổn định, thường chiếm tỷ trọng 25-30% giá trị sản lượng toàn ngành nông nghiệp (bản 2.5). Về giá trị sản lượng chăn nuôi năm 2000 đạt 204,99 tỷ kip , năm 2005 đạt 622,12 tỷ kip so với năm 2000 tăng lên 3,0 lần. Năm 2010 đạt 3616,71 tỷ kip so với năm 2005 tăng 5,8 lần.

+ Lâm nghiệp: Lào thuộc vào một trong những nước có nhiều rừng nhất thế giới. Rừng phát triển mạnh nhờ vào khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, đất đai phần lớn là đất núi, song rừng Lào đang bị giảm xuống nghiêm trọng bởi sự kiếm sống của con người. Rừng chiếm trên một nữa diện tích của Lào và có một tổng trữ lượng gỗ rất lớn. Theo tài liệu của ảnh vệ tinh lanh sat 1980, tổng diện tích rừng là 12.697.000ha (53,6% diện tích tự nhiên, tổng trữ lượng 1.044.461.800m3). Rừng tốt ở Lào còn chiếm một tỷ lệ quan trọng, phần lớn nằm ở phía Bắc và phía Đông. Năm 2005 diện tích rừng còn khoảng 9,9 triệu ha có trữ lượng gỗ 1 tỷ mét khối (m3) mỗi năm có thể khai thác trên 300.000m3 gỗ tròn các loại. Giá trị sản xuất lâm nghiệp của

Lào năm 2000 là: 82,55 tỷ kip chiếm 6,53% toàn ngành nông nghiệp - lâm nghiệp, năm 2005 đạt 168,44 tỷ kíp chiếm tỷ trọng 7,11% toàn ngành nông – lâm nghiệp so vối năm 2000 tăng lên hơn 2 lần. Đặc biệt năm 2009, giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt tới 867,44 tỷ kip so với năm 2005 tăng lên gần 5,2 lần. Năm 2010 đạt 631,19 tỷ kip so với năm 2009 giảm là 236,25 tỷ kip. Lào hiện nay phần lớn là rừng tự nhiên, còn rừng trồng cũng có nhưng không đáng kể.

- Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng:

Tốc độ tăng trưởng bình quân từ 2006-2010 đạt 9,82% = 483,6 tỷ kip chiếm 22,21% GDP của cả nước. Trong năm 2010 công nghiệp chiếm 92,99% và xây dựng chiếm 7,1%. Tổng sản phẩm ngành công nghiệp và xây dựng năm 2010 trong GDP chiếm 25,80% trong đó ngành công nghiệp chế biến vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất là 20,45%, công nghiệp điện là một lĩnh vực kinh tế quan trọng của Lào nên đã được nhà nước luôn chú trọng và năm 2010 đã tăng lên gần 2 lần so với năm 2005. Nói chung kể từ năm 2000 đến nay sản lượng một số sản phẩm công nghiệp tăng lên rõ rệt nhất là sản phẩm công nghiệp hàng tiêu dùng

- Lĩnh vực dịch vụ

Ngành dịch vụ phát triển tuy chậm nhưng có xu thế tăng dần từ năm 2000 chiếm tỷ trọng là 30,72% trong GDP đến năm 2007 chiếm tỷ trọng 26,59% trong GDP. Từ năm 2008 - 2010 ngành dịch vụ có xu thế giảm tăng không đồng đều nói chung vẫn có xu thế cố gắng phát triển sao cho phù hợp với sự biến đổi của tinh hình kinh tế khu vực. Năm 2008 chiếm tỷ trọng 33,01% năm 2009 chiếm 33,30% và năm 2010 chiếm 25,10% (bảng 2.5)

Trong ngành dịch vụ thì thương nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất, sau đó là giao thông vận tải và bưu điện. Năm 2010, thương nghiệp chiếm 10,93%, GTVT và bưu điện chiếm 4,80% ... và kể từ năm 2000 đến nay, dịch vụ bao gồm cả thuế nhập khẩu nữa. Năm 2006 thuế nhập khẩu chiếm 4,43% đến năm 2010 chỉ tăng có 0,36%. Tốc độ tăng giảm so với năm 2006

Hiện nay, thành phần quốc doanh đã và đang xếp lại trong các lĩnh vực quan trọng, đóng vai trò chủ đạo. Tư nhân cũng ngày càng tham gia tích cực vào khu vực

dịch vụ như: thương mại, giao thông, ngân hàng, y tế, giáo dục.v.v...

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng ngân hàng nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại nước CHDCND Lào (Trang 69 - 73)