CHDCND LÀO
2.2.2.1. Cơ cấu thành phần kinh tế của Lào và chuyển dịch cơ cấu
xã hội và phát triển nền kinh tế của mình với 2 thành phần kinh tế là kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể dựa trên chế độ sở hữu công cộng, từng bước thực hiện công cuộc công nghiệp hóa đất nước theo phương hướng dựa vào các doanh nghiệp nhà nước, ưu tiên xây dựng các cơ sở công nghiệp nặng thiết yếu, kết hợp kinh tế trung ương và kinh tế địa phương theo cơ chế kế hoạch tập trung.
Qua 10 năm chấn hưng, phát triển và xây dựng đất nước, Lào đã đạt được những thành tích đáng kể trong nền kinh tế và xã hội, đồng thời cũng đã rút ra được những kinh nghiệm tích cực, tiêu cực về phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ trong nước và ngoài nước, nhất là trong những năm cuối thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90 với sự kiện về sự sụp đổ nhanh chóng của chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu và đặc biệt là ở Liên Xô (cũ). Từ đó đòi hỏi Lào càng cần phải nghiên cứu và tìm cho mình một mô hình chủ nghĩa xã hội phù hợp với đặc điểm của Lào trong điều kiện mới của thế giới. Đó là phát triển nền kinh tế với từng bước chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp tự cung, tự túc sang nền kinh tế sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường, đồng thời chuyển đổi từ cơ cấu kinh tế chỉ có 2 thành phần kinh tế sang nhiều thành phần kinh tế khác nhau như: thành phần kinh tế nhà nước, thành phần kinh tế từ nhân, kinh tế hợp doanh, kinh tế tập thể và thành phần kinh tế cá thể, trong đó thành phần kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, có nghĩa là phải luôn chiếm tỷ trọng lớn ở mọi ngành và không chỉ thể hiện về mặt hiệu quả kinh tế mà còn thể hiện cả về mặt tổ chức quản lý vĩ mô.
Từ đó đã từng bước cải cách các doanh nghiệp nhà nước, chú trọng phát triển kinh tế tư nhân và coi nó là một trong những động lực chính trong quá trình phát triển. Hoạt động kinh tế tư nhân chủ yếu phát triển mạnh trong lĩnh vực dịch vụ và thương mại, trong công nghiệp thì tập trung ở những ngành công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp [28], [29].
Bảng 2.3 Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần của nước CHDCND Lào ĐVT: % Cơ cấu GDP 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 GDP của cả nước 100 100 100 100 100 100 100 100 1. KTNN 93,2 89,7 795 75,5 70,3 65,4 60,4 60,2 2. Kinh tế ngoài nhà nước 6,3 9,4 15,6 17,3 20,4 22,5 25,5 23,4 3. Kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài 0,5 0,9 4,9 7,2 9,3 12,1 14,1 16,4
Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê của nước CHDCND Lào
Cùng với quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế xã hội chủ nghĩa theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung với hai thành phần kinh tế chủ yếu là kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể sang nền kinh tế hàng hóa theo cơ chế thị trường, phát triển với nhiều thành phần kinh tế, Lào cũng đã từng bước thực hiện chính sách cải cách chế độ sở hữu công cộng là xác định rõ quyền sở hữu cái gì, của ai nhằm nâng cao ý thức bảo quản và sử dụng vào kinh doanh có hiệu quả cao.
Đối với thành phần kinh tế tập thể trong thời gian qua được thực hiện chủ yếu trong ngành nông nghiệp. Sau giải phóng, Bộ chính trị Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào đã có quyết định về mở rộng cuộc vận động xây dựng hợp tác xã nông nghiệp trong cả nước nhằm đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp đi lên sản xuất lớn xã hội xhủ nghĩa. Đến năm 1980, trong cả nước đã có hàng nghìn hợp tác xã nông nghiệp với quy mô lơn. Mỗi hợp tác xã có khoảng 30 - 70 hộ. Qua quá trình phát triển hệ thống hợp tác xã nông nghiệp trong thời gian qua Lào đã đạt được nhiều thành tích đáng kể trong sản xuất nông nghiệp, giải quyết được phần lớn vấn đề lương thực đáp ứng nhu cầu trong nước... tuy nhiên trong quá trình xây dựng và phát triển mô hình hợp tác xã hóa nông nghiệp trở nên gặp nhiều khó khăn, nhất là trong thời kỳ đổi mới nền kinh tế theo cơ chế thị trường.
Do vậy, Trung ương Đảng nhân dân cách mạng Lào đã ra nghị quyết năm 1988 về nông nghiệp nhằm đổi mới tổ chức quản lý hợp tác xã một cách hợp lý hơn, thể hiện đầy đủ hơn tính chất dân chủ tập thể, làm rõ quyền làm chủ của nông
dân, đồng thời phát huy vai trò đơn vị kinh tế tự chủ của hộ nông dân. Đưa ra luật đất đai và qui định quyền sử dụng đất lâu dài, quyền chuyển nhượng, thừa kế, cho thuê và thế chấp nhằm tạo động lực khuyến khích các hộ nông dân sử dụng và phát triển quỹ đất một cách hiệu quả.
Hiện nay, thành phần kinh tế quốc doanh đã và đang sắp xếp lại các hình thức tổ chức, quản lý và hoạt động của mình trong tất cả các lĩnh vực kinh tế nhằm giữ và thực hiện tốt vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Tư nhân cũng ngày càng tham gia tích cực vào khu vực dịch vụ như: thương mại, giao thông, ngân hàng, y tế, giáo dục v.v...
Như vậy, cơ cấu thành phần kinh tế của nước CHDCND Lào đã chuyển dịch đúng định hướng, tuy nhiên quá trình chuyển dịch khá chậm. Khu vực KTNN tiếp tục được đổi mới và sắp xếp lại; khu vực kinh tế ngoài nhà nước tăng trưởng cả quy mô và tỷ trọng, không ngừng phát huy tiềm năng, thế mạnh của khu vực kinh tế này. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có sự tăng trưởng mặc dù còn chậm.