c. Động thái tíndụng ngân hàng đối ngành kinh tế dịch vụ
2.5.3.1. Nguyên nhân khách quan
- Thực hiện chủ trương "cải cách và cơ cấu lại bộ máy tổ chức, cán bộ và cơ chế hoạt động của các ngân hàng kinh doanh theo sự phát triển của kinh tế hàng hóa", tuy nhiên trên thực tế cơ chế bao cấp cũ vẫn tồn tại khá nặng nề. Tư tưởng bao cấp qua tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp nhà nước còn tồn đọng tương đối nặng, ngoài vốn đầu tư ban đầu khi thành lập, hàng năm còn được vay vốn tín dụng ngân hàng với tỷ lệ cao từ 50% đến khoảng 80% với lãi suất ưu đãi (thấp), thời hạn thì càng dài càng tốt, không thế chấp. Khi gặp khó khăn trong sản xuất hay tiêu thụ sản phẩm thì đòi được vay vốn thêm, hoặc được giảm lãi tiền vay, khoanh nợ, giãn nợ hoặc xóa nợ v.v... làm cho vốn tín dụng không thể đạt được hiệu quả cao. Mặt khác còn mất cả vốn nữa. Một mặt nữa là trình độ quản lý của các chủ doanh nghiệp cói chung chưa tiến kịp với đòi hỏi nghiệt ngã của cơ chế thị trường, nhiều doanh nghiệp bị lừa đảo, mất vốn dẫn đến tình trạng ngừng sản xuất, thua lỗ kéo dài, phá sản dẫn đến không hoàn trả được vốn vay ngân hàng tạo nên nợ quá hạn ngày một cao và kéo dài, chẳng hạn như: nợ quá hạn của các ngân hàng thương mại quốc doanh Lào tăng dần và chiếm tỷ trọng đến 28,56% tổng dư nợ năm 2010 và 35,09% tổng dư nợ năm 2011 (bảng 2.19), theo tiêu chuẩn quốc tế thì quá mức báo động nhiều, thế nhưng các ngân hàng vẫn tồn tại.
Nguyên nhân của sự trồn tại được đó là do trình độ người dân còn thấp, mỗi khi đã gửi tiền vào ngân hàng là tin tưởng vào nhà nước, thông tin về kinh tế có phát triển hay không cũng rất ít tác động, có thể xem đó là một điều tốt cho hệ thống ngân hàng Lào, có thời gian kịp xoay xở vì không có sự ồ ạt rút tiền khỏi ngân hàng làm ảnh hưởng to lớn đến toàn hệ thống. Nhưng nói chung đó là một điều ngân hàng cần phải lưu ý, không được coi thường và tìm cách sửa đổi càng nhanh càng tốt và được bao nhiêu thì tốt bấy nhiêu vì uy tín, vì sự sống còn của hệ thống ngân hàng.
- Hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh Lào luôn được phát triển và mở rộng, nhưng về chiều sâu lại chưa được chuẩn bị tốt nên chất lượng hoạt động
kém. Việc áp dụng khoa học công nghệ, thông tin vào các lĩnh vực hoạt động ngân hàng còn bị hạn chế nhiều kể cả về trình độ lẫn số lượng công cụ khoa học công nghệ, thông tin, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế trong thời đại hội nhập khu vực và quốc tế này.
- Cơ chế lãi suất bất hợp lý trái với thông lệ quốc tế như lãi suất cho vay trung và dài hạn thấp hơn lãi suất cho vay ngắn hạn được đưa vào sử dụng trong một thời gian dài (được khắc phục năm 2009) trong khi lãi suất huy động vốn trung và dài hạn lại cao hơn lãi suất huy động vốn ngắn hạn. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới việc cho vay trung và dài hạn.
- Lạm phát tuy luôn được xem xét và kiềm chế nhưng chưa có tính ổn định cao, tỷ giá hối đoái ngày càng thay đổi với chiều hướng tăng dần từ cuối năm 2006 là 9.763,5 Kip/USD đến tháng 11 năm 2008 là 8.513,9 Kip/USD, năm 2010 là 8.471,4 Kip/USD và tháng 4 năm 2011 là 8.771,2 Kip/USD. Đó là tỷ giá hối đoái của ngân hàng, còn tỷ giá chợ đen là 9.100 Kip/USD làm cho dân thiếu lòng tin; do dự không muốn gửi tiền vào ngân hàng với các kỳ hạn dài.
- Điều kiện kinh tế của Lào tuy đã có phát triển với chiều hướng tăng trưởng dần nhưng nói chung vẫn còn hạn chế về nhiều mặt; máy móc thiết bị, phục vụ sản xuất còn lạc hậu chưa đảm bảo hiệu quả sản xuất, sản phẩm sản xuất ra chưa cạnh tranh được trên thị trường do giá thành cao lại kém chất lượng; thị trường hàng hóa chưa được mở rộng, hàng hóa sản xuất được chưa có thị trường tiêu thụ; thu nhập trong dân còn thấp chưa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính họ ảnh hưởng không nhỏ tới thị trường mua bán hàng hóa v.v.. Đường giao thông còn hạn chế, chưa thể mở thị trường hàng hóa tới các vùng xa xôi, miền cao được, ảnh hưởng đến vòng quay đồng vốn dẫn đến khả năng ngân hàng không thu hồi được vốn, tạo nên nợ quá hạn.