Xử lý và phân tích dữ liệu bao gồm các phƣơng pháp: thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp.
2.4.1. Mục đích
Thống kê các thông tin thu thập đƣợc từ kết quả phiếu điều tra, phỏng vấn, quan sát để có đƣợc nguồn dữ liệu làm bằng chứng cho các đánh giá trong nghiên cứu.
So sánh các thông tin thu thập đƣợc với thông tin từ các nguồn dữ liệu thứ cấp để đánh giá mức độ phù hợp, chính xác của thông tin từ nhiều nguồn, lựa chọn đƣợc nguồn có hàm lƣợng thông tin đáng tin cậy.
Phân tích các thông tin thu thập đƣợc để có cơ sở đánh giá thực trạng, phán đoán các giả thuyết khác nhau với mỗi thông tin đƣợc đƣa ra.
Tổng hợp là bƣớc cuối cùng của một quy trình xử lý, phân tích dữ liệu.Các dữ liệu sau khi đƣợc thống kê, so sánh, phân tích sẽ đƣợc tổng hợp lại để đƣa ra các kết luận phù hợp với doanh nghiệp, hỗ trợ chủ yếu trong việc đề xuất giải pháp.
2.4.2. Cách thực hiện
Thứ nhất, đối với phương pháp thống kê:Thống kê bao gồm việc thống kê các dữ liệu thứ cấp là các số liệu từ những tài liệu nội bộ của doanh nghiệp cùng những tài liệu đã đƣợc cung cấp trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng để từ đó có đƣợc một số kết quả về thực trạng hoạt động của doanh nghiệp; mặt khác thống kê các dữ liệu sơ cấp là các kết quả điều tra từ các phƣơng pháp bảng hỏi, phỏng vấn. Sau đó, tập hợp số liệu dƣới dạng bảng excel để phục vụ cho việc tính toán, phân tích. Cụ thể đối với đề tài nghiên cứu này, số liệu thứ cấp cần đƣợc thống kê là kết quả hoạt động của doanh nghiệp đƣợc thể hiện qua doanh thu, lợi nhuận, chi phí, các số liệu về số lƣợng, cơ cấu ngƣời lao động, trình độ ngƣời lao động, số liệu về chi tiêu cho ngƣời lao động bao gồm lƣơng, các khoản phúc lợi, hỗ trợ… Số liệu sơ cấp là kết quả đánh giá của ngƣời lao động đối với 5 câu hỏi đƣợc tiến hành điều tra nghiên cứu.
Thứ hai, đối với phương pháp so sánh: So sánh hai nguồn số liệu thu thập đƣợc ở trên với nhau để có những đánh giá về mức độ phù hợp của thông tin nghiên cứu với các kết quả nghiên cứu trƣớc đó, sẵn có, đánh giá đƣợc những mặt mạnh, mặt yếu của DN để đƣa ra đƣợc những đề xuất điều chỉnh khả thi. Cụ thể ở đây là so sánh những đánh giá của NLĐ thể hiện quả điểm trung bình ở kết quả bảng hỏi với những kết quả thực tế công ty đã đạt đƣợc trong ba năm 2011, 2012, 2013, qua đó đánh giá đƣợc mức độ tin cậy của việc điều tra bảng hỏi, đánh giá đƣợc trình độ nhận thức của NLĐ cũng nhƣ những thành tựu, hạn chế của thực hiện CSR tại DN hiện nay.
Thứ ba, đối với phương pháp phân tích, từ những thông tin, kết quả so sánh đƣợc, đƣa ra các giả thiết và tiến hành phân tích các giả thiết đó xem giả thiết nào phù hợp với DN, từ đó làm căn cứ đề xuất giải pháp đẩy mạnh thực hiện CSR đối với NLĐ tại DN.
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỒ HỘP HẠ LONG 3.1. Tổng quan về Công ty cổ phần Đồ hộp Hạ Long
3.1.1. Quá trình hình thành, phát triển
Nhà máy cá hộp Hạ Long đƣợc xây dựng từ năm 1957 tại Hải Phòng do Liên Xô cũ viện trợ, là một trong những cơ sở công nghiệp đầu tiên tại miền Bắc và là cơ sở tiên phong của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm tại Việt Nam.
Trong suốt gần 60 năm hình thành và phát triển, Công ty đã trải qua một số dấu mốc quan trọng sau:
Ngày 6/1977 đổi tên thành Nhà Máy Chế biến Thủy sản Hải phòng là thành viên và là cơ sở để thành lập Xí nghiệp Liên hợp Thủy sản Hạ Long, Hải Phòng.
Ngày 17/6/1989 trở lại tên Nhà máy cá hộp Hạ Long với chiến lƣợc sản xuất tập trung chủ yếu vào sản phẩm đồ hộp.
Ngày 24/8/1994 Tách khỏi Xí nghiệp liên hợp Thủy sản trở thành một doanh nghiệp độc lập với đầy đủ tƣ cách pháp nhân và đổi tên thành Công ty Đồ hộp Hạ Long.
Ngày 3/1996 trở thành một đơn vị thuộc Tổng công ty Thủy Sản Việt Nam (Seaprodex).
Ngày 01/04/1999 Trở thành Công ty cổ phần Đồ Hộp Hạ Long theo quyết định số 256/1998QĐTTg của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 31/12/1998.
Công ty bắt đầu niêm yết với mã chứng khoán CAN ngày 18 /10/ 2001 tại sàn giao dịch chứng khoán T.P Hồ Chí Minh. Tổ chức kiểm toán năm gần nhất (2006): Công ty dịch vụ Tƣ vấn Tài Chính và Kiểm Toán AASC.
Trong nhiều năm liền, Công ty CP Đồ Hộp Hạ Long đƣợc nhận danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lƣợng cao”. Đặc biệt trong năm 2013, Công ty đã đƣợc Công nhận là 1 trong 50 doanh nghiệp tƣ nhân lớn nhất Việt Nam; đƣợc cấp chứng nhận ISO 9001:2008; đƣợc nhận bằng khen của Bộ Công thƣơng và danh hiệu “Sản phẩm tin cậy, nhãn hiệu ƣa dùng, dịch vụ hoàn hảo” do ngƣời tiêu dùng bình chọn.
Ngành nghề kinh doanh:
Sản xuất các sản phẩm thực phẩm đóng hộp. Sản xuất, chế biến các mặt hàng thủy sản, nông sản, thực phẩm.
Sản xuất các chế phẩm từ rong biển, các chế phẩm đặt biệt có nguồn gốc tự nhiên nhƣ dầu cá.
Sản xuất kinh doanh các sản phẩm thực phẩm chế biến, thực phẩm tƣơi sống, thực phẩm đặc sản, thức ăn nhanh và các sản phẩm thức ăn chăn nuôi.
Kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp (Xuất: thủy, hải sản, súc sản đông lạnh; thực phẩm đóng hộp, hàng công nghệ phẩm; Nhập: các thiết bị, vật tƣ nguyên liệu, hoá chất, công nghệ phẩm phục vụ SXKD)
Liên doanh, cho thuê mặt bằng, kinh doanh dịch vụ tổng hợp khác.
Kinh doanh Xăng dầu, ga và khí hoá lỏng. Cho thuê kho tàng, bên bãi, nhà văn phòng làm việc.
Vốn điều lệ: 50,000,000,000 VND
Địa chỉ: 71 Lê Lai, Phƣờng Máy Chai, Quận Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng.
Website: http://www.canfoco.com.vn
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, chỉ nghiên cứu Doanh nghiệp dƣới góc độ ngành nghề kinh doanh chính là Sản xuất, chế biến và kinh doanh xuất nhập khẩu thực phẩm.
3.1.2. Sơ đồ bộ máy tổ chức
Hiện nay, CTCP Đồ hộp Hạ Long đang hoạt động theo sơ đồ bộ máy tổ chức nhƣ sau:
Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức
(Nguồn: Báo cáo thường niên Công ty CP đồ hộp Hạ Long)
Danh sách Ban Điều Hành bao gồm:
Tổng Giám Đốc : Ông Wilson Cheah Hui Pin , quốc ti ̣ch Malaysia được bổ nhiệm chƣ́c vu ̣ Tổng Giám Đốc tƣ̀ ngày 16/7/2012. Ông Wilson tốt nghiệp Thạc sỹ
quản trị kinh doanh của Trƣờng đại học Heriott Wat t Anh Quốc , có bề dày kinh
nghiệm trong lĩnh vƣ̣c tài chính ngân hàng trên 20 năm. Ông đã đóng góp nhiều công sức trong giai đoạn đầu khi thành lập hai ngân hàng Hong Leong Bank & DBS Bank Ltd ta ̣i Việt Nam, nơi ông có nhiều kinh nghiệm trong việc thƣ̣c hiện đánh giá và tài trợ thƣơng mại thành công tại Việt Nam.
Phó Tổng Giám Đốc: Ông Nguyễn Văn Bình là Thành viên HĐQT nhiệm kỳ
2011-2016 và đƣợc bổ nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám Đốc từ ngày 15/11/2012.
Ông Bình tốt nghiệp thạc sỹ quản trị kinh doanh của Trƣờng Đại Học Northumbria , Anh Quốc. Trƣớc khi gia nhập Công Ty Cổ Phần Đồ Hộp Hạ Long , Ông Bình làm
Giám đốc phát triển dự án của Công ty TNHH Palmgold Việ t Nam. Ông Bình có
nhiều kinh nghiệmtrong nhiều lĩnh vƣ̣c khác nhau.
Kế toán trƣởng : Bà Phạm Thị Thu Nga đƣợc bổ nhiệm chức vụ Kế toán trƣởng công ty từ ngày 15/10/2012. Bà Nga tốt nghiệp Cử nhân trƣờng Đại học Tài
chính Kế toán và đã làm việc ta ̣i Công Ty Cổ Phần Đồ Hộp Ha ̣ Long tƣ̀ năm 1987. Bà có nhiều kinh nghiệm trong thời gian công tác tại các phòng ban khác nhau và đã đóng góp nhiều cho sƣ̣ phát triển của công ty trên 20 năm qua.
Số lƣợng cán bộ nhân viên : Tổng số cán bộ công nhân viên tính đến 31/12/2013 là 804 ngƣời, trong đó nam là 278 ngƣời, nƣ̃ là 526 ngƣời.
3.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010 – 2013
Trong giai đoạn từ 2010-2013, Công ty Cổ phầnđồ hộp Hạ Long đã đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng kể trong hoạt động sản xuất kinh doanh . Tuy nhiên, hiện nay công ty vẫn đang đối mặt với những sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ trên thị trƣờng. Điều này cùng với việc su ̣t giảm sƣ́c mua của ngành thƣ̣c phẩm nói chung , ngành đồ hộp nói riêng phần nào tác động ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh đã dẫn đến việc không hoàn thành chỉ tiêu doanh thu trong kế hoa ̣ch sản xuất kinh doanh năm 2013. Nhằm đối phó với tình hình đó , trong năm 2013 Công ty đã hết sƣ́c nỗ lƣ̣c , cố gắng tổ chƣ́c la ̣i các chiến lược kinh doanh của mình một cách kịp thời bằng việc mở thêm nhiều cửa hàng kinh doanh sản phẩm trên toàn quốc cũng nhƣ chỉ định thêm các nhà phân phối ở các tỉnh thành.
Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phầnđồ hộp Hạ Long đƣợc thể hiện thông qua 3 chỉ số cơ bản là tổng tài sản, tổng vốn chủ sở hữu, và lợi nhuận ròng. Cụ thể:
- Về tổng tài sản: Trong năm 2010, 2011, 2012, và 2013 tổng tài sản của công
ty đạt hơn 196 tỷ, 255 tỷ, 228 tỷ, và 179 tỷ. Việc sụt giảm tổng tài sản trong năm 2013 có nguyên nhân chủ yếu là tƣ̀ ngày 01/05/2013, Công Ty Cổ phần đồ hộp Hạ Long đã thoái vốn k hỏi Công Ty TNHH MTV Thực phẩm đồ hộp Hạ Long theo Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông năm 2013 đã thông qua. Do vậy, báo cáo tài chính hợp nhất tại ngày 31/12/2013 không bao gồm tổng tài sản của Công ty TNHH MTV Thƣ̣c phẩm đồ hộp Hạ Long.
- Về tổng vốn chủ sở hữu: Trong năm 2010, 2011, 2012, và 2013, tổng vốn chủ sở hữu đạt hơn 93 tỷ, 115 tỷ, 102 tỷ, và 107 tỷ. Nhƣ vậy có thể thấy sau khi chịu ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế cuối 2011, đầu 2012 với việc
sụt giảm 11,3% tổng vốn chủ sở hữu thì Công ty đã quay lại nhịp tăng của mình vào năm 2013. Và cho đến đầu năm nay (quý I – 2014) Công ty tiếp tục bổ sung vốn lên hơn 111 tỷ đồng.
- Về lợi nhuận ròng (sau khi trừ lợi nhuận sau thuế của cổ đông thiểu số): Trong năm 2010, 2011, 2012, và 2013, lợi nhuận ròng đạt hơn 15 tỷ, 32 tỷ, 10 tỷ, và 12 tỷ. Việc phục hồi lợi nhuận sau mức suy giảm trong năm 2012 có nguyên nhân chính là do Công ty đã làm tốt việc kiểm soát ch ặt chẽ các chi phí đầu vào, đặc biệt là chi phí nguyê n liệu đầu vào và các v ật liệu khác. Điều này đã giúp giá vốn hàng bán của Công ty trong năm 2013 giảm gần 10,3 tỷ đồng so với năm 2012, tƣơng ứng với mức giảm 4,8%. Lãi suất trên thị trƣờng giảm do v ậy chi phí lãi vay của Công ty trong năm 2013 giảm hơn 2 tỷ đồng so với năm 2012. Ngoài ra , lơ ̣i nhuận năm 2013 tăng so với năm 2012 là do trong năm 2013 Công ty hoàn nhập khoản dƣ̣ phòng đã trích trong năm 2012 vào Công ty TNHH MTV Đồ H ộp Ha ̣ Long - Đà Nẵng với số tiền là hơn 3,9tỷ đồng.
Từ những con số nếu trên, có thể thấy, trong 3 năm trở lại đây, mặc dù phải đƣơng đầu với những khó khăn chung của nền kinh tế, song Công ty vẫn luôn cố gắng đảm bảo chỉ tiêu làm ăn có lãi. Đây đƣợc cho là yếu tố môi trƣờng thuận lợi cho việc đƣa thực hiện trách nhiệm xã hội lồng ghép vào mục tiêu chung, trong đó đặc biệt chú trọng nội dung thực hiện CSR đối với NLĐ tại doanh nghiệp.
3.2. Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội đối với ngƣời lao động tại Công ty Cổ phần đồ hộp Hạ Long ty Cổ phần đồ hộp Hạ Long
3.2.1. Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội kinh tế đối với người lao động tại công ty
Nghiên cứu thực trạng thực hiện trách nhiệm kinh tế đối với NLĐ tại công ty chủ yếu bằng việc tổng hợp các số liệu thu thập đƣợc từ phiếu điều tra về nhận định và đánh giá của NLĐ về việc thực hiện của DN. Bên cạnh đó, kết hợp với quan sát, tổng hợp, so sánh các số liệu thứ cấp từ các báo cáo tài chính, báo cáo thƣờng niên của DN để đƣa ra đánh giá.
Bảng 3.1: Ý kiến nhận thức của NLĐ về thực hiện trách nhiệm xã hội kinh tế đối với NLĐ tại công ty
Chỉ tiêu Hoàn toàn đồng ý (5) Đồng ý (4) Không hoàn toàn đồng ý (3) Không đồng ý (2) Hoàn toàn không đồng ý (1) Điểm TB
Doanh nghiệp phải làm
ăn có lợi nhuận 25 14 16 19 18 3,098
Năng suất của công nhân cần đƣợc giám sát chặt chẽ và đánh giá đúng
24 20 14 17 17 3,185
Quỹ lƣơng, thƣởng và phụ cấp luôn phải đƣợc bổ sung để chi trả kịp thời
54 24 14 0 0 4,435
Doanh nghiệp phải nỗ lực trong công tác quản trị nhằm giảm chi phí điều hành
24 23 19 14 12 3,359
(Nguồn: Kết quả điều tra bằng bảng hỏi)
Kết quả điều tra cho thấy, mức độ đồng ý của NLĐ với các nhận định cho rằng (i) Doanh nghiệp phải làm ăn có lợi nhuận, (ii) Năng suất của công nhân cần đƣợc giám sát chặt chẽ và đánh giá đúng, (iii) Quỹ lƣơng, thƣởng và phụ cấp luôn phải đƣợc bổ sung để chi trả kịp thời, và (iv) Doanh nghiệp phải nỗ lực trong công tác quản trị nhằm giảm chi phí điều hànhthể hiện qua điểm trung bình với từng tiêu chí đều lớn hơn 3 điểm, lần lƣợt là 3,098; 3,185; 4,435 và 3,359. Nhƣ vậy, có thể thấy NLĐ tại công ty có nhận thức tƣơng đối rõ ràng về tầm quan trọng của việc công ty thực hiện các trách nhiệm xã hội kinh tế cho NLĐ. Trong đó đặc biệt chú ý là đánh giá của NLĐ đối với nhận định về Quỹ lƣơng, thƣởng, phúc lợi với tỉ lệ chênh lệch tuyệt đối giữa Hoàn toàn không đồng ý/Không đồng ý là 0%, và tỷ lệ Đồng ý/Hoàn toàn đồng ý chiếm 84,78%. Điều này là hoàn toàn phù hợp với quan tâm của NLĐ. Theo một khảo sát của tạp chí Ewin.com đối với các tiêu chuẩn đánh giá việc thực hiện CSR đối với NLĐ, lƣơng là một trong ba yếu tố quan trọng nhất quyết định sự gắn bó của NLĐ với tổ chức bên
cạnh mối quan hệ với cấ quản lý trực tiếp và chế độ bảo hiểm. Đặc biệt trong cấu trúc nhân sự của Công ty nói riêng cũng nhƣ trong cấu trúc nhân sự chung của ngành khi mà lực lƣợng lao động phổ thông chiếm tỷ lệ cao (con số lao động phổ thông tại Công ty hiện nay chiếm hơn 60% tổng số lao động) thì vấn đề lƣơng thƣởng càng trở thành mối quan tâm hàng đầu. Đối với ba chỉ tiêu còn lại, sự chênh lệch giữa các nhận định là không rõ ràng, điều này cho thấy tuy NLĐ nhận thức các trách nhiệm kinh tế mà Công ty cần thực hiện là cần thiết, song hiểu biết của họ về các trách nhiệm này vẫn còn khá mơ hồ hoặc không đồng đều.
Song song với việc đƣa ra nhận định về TNXH kinh tế đối với NLĐ, kết quả đánh giá việc thực hiện TNXH kinh tế của DN từ phía NLĐ lại phản ánh những hạn chế, bất cập.
Bảng 3.2: Tỷ lệ đánh giá tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội kinh tế đối với ngƣời lao động tại công ty
Chỉ tiêu Rất tốt (5) Tốt (4) Trung bình (3) Yếu (2) Rất yếu (1) Điểm TB NLĐ đƣợc tạo công ăn
việc làm ổn định 0% 45,65% 34,78% 16,31% 3,26% 3,228 DN duy trì, phát triển kinh doanh để trả lƣơng cho NLĐ 2,17% 15,21% 33,70% 35,88% 13,04% 2,576 DN có lợi nhuận để trích các quỹ cho NLĐ 13,04% 20,65% 18,48% 39,13% 8,70% 2,902 DN áp dụng các bộ
tiêu chuẩn quốc tế vào quản trị và quản lý chất lƣợng nhằm tối thiểu hoá chi phí 13,04% 17,39% 15,22% 51,09% 3,26% 2,859 Lƣơng, thƣởng, phụ cấp kịp thời, đúng hạn 0% 43,48% 30,44% 20,65% 5,43% 3,120
Theo đó, số lƣợng NLĐ đánh giá “DN duy trì, phát triển kinh doanh để trả lƣơng cho NLĐ”, “Doanh nghiệp có lợi nhuận để trích quỹ cho NLĐ” và “DN áp dụng các bộ tiêu chuẩn quốc tế vào quản trị và quản lý chất lƣợng nhằm tối thiểu