4.3.1.1. Đẩy mạnh thực hiện trách nhiệm kinh tế đối với NLĐ
Hình 4.1. Giải pháp đấy mạnh thực hiện trách nhiệm kinh tế đối với NLĐ
Đẩy mạnh thực hiện trách nhiệm kinh tế thông qua tăng doanh thu, phát triển hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả quản lý chi phí, cho cùng cũng là tăng thu nhập cho NLĐ. Để thực hiện đƣợc những mục tiêu này, Ban lãnh đạo Công ty cần có một số hành động cụ thể nhƣ sau:
(i) Nghiên cứu lại môi trƣờng và hoạt động xuất khẩu để có chiến lƣợc thâm
nhập lại thị trƣờng tiềm năng này: Trong những năm trƣớc 2011, hoạt động xuất khẩu đã từng là thế mạnh của doanh nghiệp. Sau khủng hoảng nợ công châu Âu cuối 2011, hoạt động xuất nhập khẩu bị ngừng trệ hoàn toàn. Năm 2013, DN đã dần khôi phục lại đƣợc thị trƣờng xuất khẩu của mình với doanh thu xấp xỉ 5 tỉ đồng. Tuy nhiên để có thể duy trì đƣợc các thị trƣờng cũ cũng nhƣ mở rộng các thị trƣờng mới đòi hỏi DN cần tiêu chuẩn hoá các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình bằng áp dụng các bộ Cocs, trong
Nghiên cứu lại môi trƣờng và hoạt động XK
để có chiến lƣợc thâm nhập lại thị trƣờng tiềm
năng này (i)
Mở rộng hiệu quả kênh phân phối, chiếm lĩnh thị trƣờng trong nƣớc
(ii)
Đầu tƣ cho nghiên cứu , phát triển sản phẩm bao gồm sáng kiến sản phẩm mới và cải thiện
sản phẩm cũ (iii) Quản trị chất lƣợng theo
đúng quy trình ISO 9001-2008 đã đƣợc cấp
chứng chỉ để tối thiểu hoá chi phí (iv)
Tăng thu nhập, đảm bảo mức sống tối thiểu
đó đặc biệt chú trọng các bộ tiêu chuẩn liên quan đến môi trƣờng làm việc. Trong hai năm tới, Công ty sẽ cố gắng áp dụng bộ tiêu chuẩn OHSAS 18001 (Occupational Health and Safety Assessment Series) vào cải thiện môi trƣờng làm việc. Đây là bộ tiêu chuẩn quốc tế về an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp do Viện tiêu chuẩn Anh (BSI) xây dựng và ban hành. OHSAS 18001 ban hành lần đầu năm 1999, ban hành lần hai năm 2007, có thể áp dụng cho tất cả các tổ chức không phân biệt quy mô, loại hình sản xuất và cung cấp sản phẩm, dịch vụ. Các yêu cầu của tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 bao gồm các nội dung:
- Chính sách sức khoẻ và an toàn nghề nghiệp đƣợc kiểm soát qua tài liệu;
- Nhận dạng mối nguy hiểm, đánh giá rủi ro đƣợc kiểm soát hồ sơ;
- Xác định các yêu cầu pháp luật và yêu cầu khác đƣợc kiểm soát vận hành;
- Mục tiêu sức khoẻ và an toàn nghề nghiệp sẵn sàng ứng phó tình huống khẩn
cấp;
- Chƣơng trình quản lý sức khoẻ và an toàn nghề nghiệp đƣợc đo lƣờng và giám sát;
- Cơ cấu tổ chức và trách nhiệm quyền hạn bộ phận sức khoẻ và an toàn nghề
nghiệp;
- Đào tạo về sức khoả và an toàn nghề nghiệp đƣợc đánh giá nội bộ;
- Thông tin liên lạc về sức khoẻ và an toàn nghề nghiệp.
Việc đƣợc cấp chứng nhận OHSAS 18001:2007 này sẽ tạo tiền đề vững chắc cho công ty cải thiện cơ hội xuất khẩu, tiến vào các thị trƣờng nhập khẩu khó tính nhƣng tiềm năng nhƣ Hoa Kỳ, Nga… bởi đây gần nhƣ là mội điều kiện bắt buộc tại các thị trƣờng này.
(ii) Mở rộng kênh phân phối: hiện nay các sản phẩm của đồ hộp Hạ Long vẫn
chủ yếu phổ biến ở thị trƣờng miền Bắc. Để mở rộng và hiệu quả hơn việc phủ sóng thị trƣờng toàn quốc, thời gian tới Công ty cần triển khai nghiên cứu khả thi việc xây dựng nhà máy ở miền Nam. Phát huy hiệu quả của
kênh bán hàng trực tiếp bằng việc tăng cƣờng đội ngũ bán hàng từ các siêu thị, cửa hàng bán lẻ đến các chợ truyền thống.
(iii) Đầu tƣ cho nghiên cứu và phát triển sản phẩm: Để đạt đƣợc mục tiêu chiến
lƣợc trở thành công ty thực phẩm hàng đầu tại Việt Nam chuyên cung cấp thực phẩm bổ dƣỡng, an toàn, có chất lƣợng cho ngƣời tiêu dùng thì việc thƣờng xuyên nghiên cứu đổi mới sản phẩm, gia tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm là việc làm cần đƣợc đầu tƣ và quan tâm. Đối với các sản phẩm đóng hộp, xúc xích, đồ nguội đang là thế mạnh của DN, nghiên cứu bổ sung thêm mùi vị khác nhau, thay đổi gia vị trong cách chế biến để khách hàng có thêm nhiều sự lựa chọn ngay tại phân khúc sản phẩm này. Bên cạnh đó, định vị lại sản phẩm để bổ sung thêm các phân khúc mới, chú trọng các sản phẩm cao cấp hơn với hàm lƣợng dinh dƣỡng cao hơn để có thể tiếp cận đƣợc nhóm khách hàng khó tính hiện tại vẫn chỉ là khách hàng tiềm năng của DN.
(iv) Quản trị chất lƣợng theo đúng quy trình ISO 9001-2008 đã đƣợc cấp chứng chỉ để tối thiểu hoá chi phí
Hình 4.2. Mô hình hệ thống quản lý chất lƣợng dựa trên quá trình
(v) Tăng thu nhập, đảm bảo mức sông tối thiểu cho NLĐ: đây chính là mục tiêu cốt lõi của nội dung trách nhiệm kinh tế đối với NLĐ. Tăng thu nhập doanh nghiệp, giảm chi phí quản lý cuối cùng cũng là để tăng chi phí cho ngƣời lao động. Hiện nay tại Công ty, mức lƣơng của NLĐ đã đảm bảo đƣợc mức lƣơng tối thiểu theo quy định của pháp luật tƣơng đƣơng 2.400.000 đồng/tháng đối với vùng II (Hải Phòng là thành phố thuộc vùng II). Tuy nhiên theo kết quả khảo sát của Viện Công nhân - Công đoàn (Tổng LĐLĐ Việt Nam) cho thấy mức lƣơng tối thiểu (LTT) hiện nay chỉ mới bảo đảm từ 67,6% đến 70,5% mức sống tối thiểu của ngƣời lao động. Cũng theo nghiên cứu này, mức sống tối thiểu tại vùng II hiện nay rơi vào mức 3,423 triệu đồng/tháng, đồng nghĩa với LTT chỉ đáp ứng đƣợc 70,1% mức sống này. Nhƣ vậy với mức lƣơng này không thể đảm bảo đƣợc cuộc sống cho NLĐ. Trong khi tại bộ phận sản xuất của Công ty trong thời điểm khó khăn này, rất nhiều bộ phận đang nhận mức lƣơng bằng mức lƣơng tối thiểu. Giải pháp trƣớc mắt trong tình hình kinh doanh chƣa có những chuyển biến khả quan rõ rệt, phòng Tổ chức Hành chính sẽ phối kết hợp với Công đoàn cân đối lại khoảng cách lƣơng giữa các bộ phận để đảm bảo mức lƣơng tƣơng ứng mức sống tối thiểu cho NLĐ, nhƣ vậy mới giữ đƣợc NLĐ ở lai gắn bó với DN. Trong mục tiêu dài hơn, khi DN đã quay trở lại đƣợc đà phát triển kinh doanh, DN cần xem xét bổ sung quỹ lƣơng, thƣởng để nâng cao mức sống cho NLĐ.
4.3.1.2. Đẩy mạnh thực hiện trách nhiệm pháp luật đối với NLĐ
Tuy là một trong số ít các DN trong ngành đƣợc đánh giá cao về việc thực hiện các trách nhiệm pháp luật đối với NLĐ, tuy nhiên với đặc thù công việc mang tính thời vụ cao, việc NLĐ phải làm việc hơn một ca/ngày vẫn chƣa hoàn toàn đƣợc xoá bỏ, chủ yếu là nhóm NLĐ đảm nhiệm vị trí bảo vệ và công nhân vận hành máy lạnh. Để giải quyết vấn đề này, Công ty cần có kế hoạch bổ sung lao động cho những vị trí còn thiếu, sắp xếp kế hoạch công việc khoa học để nâng cao năng suất NLĐ trong khoảng thời gian làm việc của họ.Đặc biệt vào thời điểm mùa vụ, công
ty cần tuyển dụng thêm lao động mùa vụ để giải quyết vấn đề áp lực sản xuất lên NLĐ, đảm bảo NLĐ duy trì 1 ca/ngày. Mặt khác việc công ty không giải quyết đƣợc áp lực sản xuất cũng xuất phát từ việc năng suất NLĐ còn thấp. Một nghiên cứu (ILO) gần đây cho thấy, năng suất lao động của ngƣời Việt Nam thuộc nhóm thấp nhất châu Á - Thái Bình Dƣơng; thấp hơn Singapore gần 15 lần, Nhật 11 lần và Hàn Quốc 10 lần. Ngay cả so với các nƣớc láng giềng ASEAN có mức thu nhập trung bình, đó vẫn là một khoảng cách lớn.Điều này cũng thể hiện đúng ở CANFOCO do lao động chủ yếu là lao động phổ thông. Nguyên nhân chính của thực trạng này nằm ở 4 yếu tố: chất lƣợng nguồn nhân lực thấp; công nghệ chủ yếu ở trình độ thấp, mức độ cơ giới hoá, tự động hoá còn chƣa cao; trình độ quản lý lao động kém; sự luân chuyển lao động cao khiến cho DN tốn kém chi phí và thời gian tuyển dụng, đào tạo lại mà năng suất không thể bắt kịp ngay lao động lành nghề. Năng suất lao động thấp cũng góp phần tạo ra áp lực sản xuất dẫn đến hiện tƣợng làm hơn một ca/ngày.
Thêm vào đó, việc đào tạo những nội dung bắt buộc đối với NLĐ nhƣ PLLĐ, ATVSLĐ, PCCC… tuy đã đƣợc thực hiện nhƣng chƣa toàn diện. Số lƣợng NLĐ đƣợc đào tạo chỉ chiếm khoảng 25% tổng số lao động của DN tƣơng đƣơng khoảng 50% số lao động trực tiếp sản xuất, và là những lao động tại các vị trí đòi hỏi tính an toàn cao; trong khi thực tế, đây là những nội dung bắt buộc đối với toàn thể NLĐ. Để thực hiện đúng trách nhiệm pháp luật này, công ty cần có kế hoạchtổ chức lại các chƣơng trình đào tạo cho toàn bộ NLĐ tại công ty. Cụ thể một năm hai lần vào thời điểmđầu mùa vụ tháng 4 và tháng 10, công ty mở lớp học tập trung cho toàn thể NLĐ các nội dung về PLLĐ, ATVSLĐ, PCCC... Mục đích của việc đào tạo này nhằm bồi dƣỡng những nội dung bắt buộc cho lao động mới, đồng thời liên tục cập nhật những nội dung mới cho NLĐ để họ có thể chủ động trong việc bảo vệ quyền lợi của mình, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc. Bên triển khai những nội dung lý thuyết, công ty cần mời thêm các chuyên gia của các tổ chức vềtrực tiếp hƣớng dẫn NLĐ thực hành, cụ thể nhƣ tổ chức diễn tập phòng cháy chữa cháy để NLĐ trực tiếp tham gia vào công tác an toàn tại nơi làm việc. Sau mỗi
đợt đào tạo, tiến hành kiểm tra đánh giá kết quả để nắm bắt khả năng tiếp thu của NLĐ, từ đó có cơ sở để sắp xếp, tổ chức, thiết kế nội dung các buổi đào tạo tiếp theo cho phù hợp, hiệu quả.
Việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đƣợc công ty thực hiện nghiêm chỉnh và đúng hạn theo quy định của PLLĐ với mức đóng căn cứ trên lƣơng tính theo hệ số lƣơng cơ bản. Tuy nhiên mức lƣơng này không phản ánh đúng thu nhập của NLĐ. Nhƣ vậy, để đảm bảo quyền lợi trợ cấp xã hội cao hơn cho NLĐ, DN cần tính toán và báo cáo mức thu nhập chính xác, làm cơ sở cho việc thực hiện nghĩa vụ đóng BHXH cho NLĐ của DN.
4.3.1.3. Đẩy mạnh thực hiện các trách nhiệm cam kết và tự nguyện
(i)Tiếp tục thực hiện các chếđộ chính sách cho NLĐ trong đó có duy trì mua bảo hiểm tại nạn cá nhân 24/24 cho NLĐ. Thực tế, việc mua loại hình bảo hiểm này cho NLĐ cũng cho thấy nét tiến bộ trong quan điểm của lãnh đạo công ty đối với chăm lo cho đời sống NLĐ. Tuy nhiên bảo hiểm này chỉ bảo hiểm cho những rủi ro do tai nạn là những sự cố bất ngờ với mức trách nhiệm không cao nên thƣờng không hiệu quả, rất ít vụ bồi thƣờng cần sự can thiệp của công ty bảo hiểm trong nhiều năm tham gia khiến NLĐ không nhìn nhận rõ quyền lợi bảo hiểm của mình. Để tăng quyền lợi cho NLĐ, công ty nên xem xét loại hình bảo hiểm con ngƣời kết hợp, trong đó mức trách nhiệm bảo hiểm đƣợc chia làm ba nội dung: tai nạn con ngƣời; sinh mạng cá nhân; và chi phí nằm viện phẫu thuật. Nhƣ vậy, quyền lợi bảo hiểm cho NLĐ không chỉ dừng ở những tai nạn bất ngờ xảy đến mà còn mở rộng thêm cho những bệnh có sẵn, những bệnh nghề nghiệp do tính chất độc hại của công việc gây nên, thêm vào đó là những khoản hỗ trợ cần thiết cho NLĐ trong trƣờng hợp NLĐ phải nằm viện do ốm đau, sinh đẻ… Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong một DN với cơ cấu lao động nữ thƣờng xuyên chiếm gần 70% tổng số lao động và một số vị trí làm việc tại những khu vực độc hại. Việc DN mua loại hình bảo hiểm này cho NLĐ sẽ giúp NLĐ nhìn nhận rõ hơn đƣợc những quyền lợi mà công ty đang cố gắng mang lại cho mình, NLĐ chủ động đi khám chữa, điều trị khi ốm đau để nhanh chóng quay trở lại công việc với năng suất tốt nhất, lao động nữ
lựa chọn những phƣơng pháp, những nơi an toàn để sinh nở, đảm bảo sức khoẻ để quay lại công việc theo đúng thời gian nghỉ trong PLLĐ quy định.
(ii) Đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề cho NLĐ cũng là một trong những trách nhiệm cam kết mà Công ty còn đang làm chƣa tốt. Nhƣ nghiên cứu đã chỉ ra ở trên về sự ảnh hƣởng của nhân tố chất lƣợng NLĐ đến năng suất làm việc của họ đã cho thấy việc cần thiết phải thực hiện cam kết đào tạo tại DN và coi đó là một trong những mục tiêu hàng đầu của DN. Để cam kết đào nâng cao trình độ NLĐ đƣợc thực hiện tốt tại DN, ban lãnh đạo cần kết hợp với phòng Tổ chức Hành chính tìm hiểu nhu cầu đào tạo của NLĐ, đánh giá những mặt còn hạn chế của NLĐ và xây dựng các chƣơng trình đào tạo phù hợp với NLĐ, tạo điều kiện cho NLĐ tham gia đào tạo, phát triển.
Việc hoàn thiện công tác đào tạo nâng cao chất lƣợng NLĐ hoàn toàn là một cam kết có lợi cho cả hai phía. NLĐ đƣợc đào tạo có trình độ, nhận thức, ý thức cao hơn sẽ tham gia có hiệu quả vào thực hiện CSR, mặt khác, năng suất lao động tăng là động lực chính của tăng doanh thu, giảm chi phí cho DN.
(iii)Chƣơng trình hỗ trợ bữa ăn đƣợc Công ty thực hiện đều đặn trong nhiều năm qua, tuy nhiên mức hỗ trợ cho bữa ăn trƣa của NLĐ vẫn duy trì ở mức 15.000 đồng/ngày trong khi thực tế, số tiền này không còn phù hợp với mức sống trung bình hiện tại. Giải pháp đề ra là tăng mức hỗ trợ bữa ăn trƣa lên tối thiểu 20.000 đồng/ngày. Một giải pháp công ty có thể nghiên cứu để giảm chi phí hỗ trợ này mà vẫn đảm bảo quyền lợi cho NLĐ là xây dựng bếp ăn tập thể, việc làm này sẽ tạo ra không gian chung cho NLĐ hoà nhập, chia sẻ, tăng thêm sự gắn bó tập thể. Công ty thay vì phải hỗ trợ NLĐ số tiền trên thực tế là không đảm bảo cho một suất ăn ngon, sạch, vệ sinh an toàn thực phẩm ở bên ngoài, việc nấu nƣớng ngay tại công ty, nơi đã có những yêu cầu cơ bản về ATVSTP sẽ giảm chi phí hơn nhiều. Tuy nhiên để làm đƣợc việc làm này cần có đầu tƣ ban đầu cho xây dựng bếp ăn và thuê nhân công khu bếp, tại thời điểm khó khăn này của công ty là chƣa khả thi.
(iv) Tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao, các phong trào thi đua trong lao động sản xuất. Đây là một nội dung trách nhiệm mà bất kì DN nào
cũng cần chú trọng thực hiện.Đặc biệt với một DN có số lƣợng lao động lớn nhƣ Công ty CP đồ hộp Hạ Long, việc tạo ra một sân chơi chung cho ngƣời lao động càng có có ý nghĩa quan trọng trong việc làm tăng thêm sự giao lƣu, gắn kết, rút ngắn khoảng cách giữa cấp trên, cấp dƣới, giữa các cán bộ ở các bộ phận khác nhau, tạo cơ hội để ngƣời lao động trong cùng doanh nghiệp gần gũi nhau hơn để từ đó có sự phối kết hợp tốt hơn trong công việc.
Hiện nay, các hoạt động văn nghệ, thể thao đã đƣợc công ty tổ chức, song chƣa thƣờng xuyên và trở thành thông lệ truyền thống mà tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế từng năm. Vì vậy, để hoạt động này đƣợc diễn ra thƣờng xuyên và trở thành nét đẹp văn hoá của công ty, ban lãnh đạo cần kết hợp với công đoàn hoạch định một khoản tiền cố định hàng năm cho thực hiện hoạt động này. Khoản tiền này đƣợc trích từ quỹ dự phòng công ty và quỹ công đoàn.
Các phong trào thi đua cho NLĐ trong khối sản xuất cũng cần đƣợc phát động thƣờng xuyên, đặc biệt trong các thời điểm mùa vụ để kích hoạt không khí lao động sản xuất. Việc quy định về các tiêu chuẩn khen thƣởng cụ thể, rõ ràng; mức