Thực hiệntrách nhiệmcam kết và trách nhiệm tự nguyện đối vớ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu trách nhiệm xã hội đối với người lao động tại Công ty cổ phần Đồ hộp Hạ Long (Trang 32)

hiện nghĩa vụ của mình, phản hồi tích cực đến ngƣời sử dụng lao động thông qua năng suất lao động, thái độ làm việc, động cơ đến với DN,…

1.2.3. Thực hiện trách nhiệm cam kết và trách nhiệm tự nguyện đối với người lao động lao động

Trách nhiệm cam kết và tự nguyện, bản chất đều là các trách nhiệm cao hơn luật, khác nhau cơ bản ở chỗ, trách nhiệm cam kết đƣợc DN cam kết với NLĐ bằng những văn bản cụ thể nhƣ trong Hợp đồng lao động, thoả ƣớc lao động, nội quy hoặc cao hơn đƣợc DN tuyên bố với xã hội trong văn bản Văn hoá doanh nghiệp (VHDN) hay trong các tuyên bố sứ mệnh của DN, khi DN đã cam kết bằng văn bản, DN bắt buộc phải thực hiện và chịu trách nhiệm trƣớc NLĐ khi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng; còn trách nhiệm tự nguyện không là những cam kết, nó đƣợc DN thực hiện hoặc không thực hiện tuỳ thuộc vào tình hình của DN trong những thời điểm cụ thể và ngay cả khi DN không thực hiện trách nhiệm này thì vẫn đƣợc đánh giá là đã thực hiện đầy đủ trách nhiệm xã hội đối với NLĐ.

Một số biểu hiện thƣờng thấy của việc thực hiện các trách nhiệm cam kết và tự nguyện tại các DN Việt Nam nhƣ:

(i) Đào tạo, phát triển, nâng cao trình độ cho NLĐ;

Thực tế, tại hầu hết các DN hiện nay, đào tạo, phát triển NLĐ là một phần cam kết cơ bản. DN có chính sách đào tạo và phát triển tốt, hiệu quả, đúng lúc, đúng ngƣời sẽ chủ động hơn trong việc bố trí nhân lực tại các thời điểm DN cần có sự thay đổi cho phù hợp với các biến động của thị trƣờng, nền kinh tế. Mặt khác, NLĐ đƣợc đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, đƣợc trao vào tay những kỹ năng để làm chủ công việc, làm chủ cuộc sống của mình sẽ tự tin hơn trong công việc, gắn bó với tổ chức, nâng cao năng suất và đóng góp nhiều hơn cho xã hội.

(ii) Mua sắm đồng phục: Tại một số các DN mà Văn hoá doanh nghiệp luôn đƣợc ƣu tiên chú trọng thì việc nhân viên sử dụng đồng phục Công ty

không còn là điều mới mẻ. Việc sắm đồng phục cho nhân viên góp phần khuếch trƣơng VHDN, giúp hình ảnh của DN đến gần hơn với khách hàng, đối tác.

(iii) Bố trí xe đƣa đón: Các DN mà trụ sở làm việc đặt tại các khu công

nghiệp xa trung tâm luôn thƣờng tự nguyện bố trí xe đƣa đón NLĐ đi làm. Việc làm này một phần hỗ trợ chi phí đi lại cho NLĐ, mặt khác NLĐ đƣợc đƣa đón tập trung, đúng giờ, đảm bảo thời lƣợng và hiệu quả lao động.

(iv) Chƣơng trình chăm sóc sức khoẻ: tổ chức cho NLĐ khám bệnh, cấp

phát thuốc chữa bệnh định kì.

(v) Chƣơng trình tập luyện thể thao, giải trí;

(vi) Chƣơng trình hỗ trợ bữa ăn: tổ chức phòng ăn tập thể cung cấp suất ăn

trƣa cho NLĐ hoặc hỗ trợ tiền ăn trƣa cho NLĐ.

(vii) Chƣơng trình hỗ trợ hoạt động đoàn thể;

(viii) Chƣơng trình trợ cấp khó khăn đột xuất;

(ix) Tạo điều kiện cho NLĐ cân bằng giữa công việc và cuộc sống;

(x) Tạo cơ hội cho NLĐ tham gia ý kiến.

(xi) Có nơi lƣu trú cho NLĐ;

(xii) Xây dựng nhà trẻ;

(xiii) ….

Trong một số nghiên cứu, trách nhiệm cam kết đƣợc coi là trung tâm của CSR, bởicàng nhiều các cam kết DN chủ động thực hiện với NLĐ thì đồng nghĩa với quyền lợi NLĐ đƣợc hƣởng từ CSR càng cao, hay nói cách khác DN càng thực hiện tốt hơn TNXH của mình. Tuy nhiên trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, việc thực hiện CSR tại các DN Việt Nam vẫn còn mới mẻ và chƣa là ƣu tiên, quan tâm hàng đầu thì hầu hết các DN lựa chọn cam kết ít hơn với NLĐ, các trách nhiệm ngoài pháp luật đƣợc thực hiện ít hay nhiều phụ thuộc vào tình hình của DN trong từng thời điểm nhất định.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu trách nhiệm xã hội đối với người lao động tại Công ty cổ phần Đồ hộp Hạ Long (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)