Hình 1.2.Bản chất của thực hiện trách nhiệm kinh tế đối với NLĐ
(Nguồn: Giáo trình quản trị nguồn nhân lực, Trần Kim Dung, 2011)
Bản chất của thực hiện trách nhiệm kinh tế đối với NLĐ chính là việc DN luôn cố gắng tối đa hoá lợi nhuận để tăng chi phí cho NLĐ hay nói cách khác là tăng tiền công NLĐ bằng ba hành động chủ yếu là: Tăng doanh số (thu nhập doanh
Tăng chi phí dành cho NLĐ
(Tăng tiền công cho NLĐ)
Giảm chi phí quản lý Tăng năng suất lao động Tăng doanh số
nghiệp); tăng năng suất lao động; tối thiểu hoá chi phí. Ba hành động này phải đƣợc tiến hành đồng bộ và là ba mục tiêu song hành trong chiến lƣợc kinh doanh của DN. Tăng doanh số đồng nghĩa với việc DN phải mở rộng thị trƣờng, định vị tốt sản phẩm và khách hàng của mình để có những cải tiến phù hợp, liên tục, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mới có giá trị, đồng thời bố trí, quản lý có hiệu quả kênh phân phối để đảm bảo sản phẩm đến đƣợc đúng ngƣời tiêu dùng bằng cách thức phù hợp nhất, tiện lợi nhất. Bên cạnh đó, bằng việc áp dụng các bộ quy tắc quản trị, quản lý chất lƣợng phù hợp, chi phí quản lý đƣợc tối thiểu hoá, năng suất lao động đƣợc giám sát chặt chẽ hơn và đƣợc đánh giá đúng.
Tiền công hay nói chính xác là thu nhập của NLĐ (bao gồm các khoản lƣơng, thƣờng, phúc lợi) chính là yếu tố nòng cốt của thực hiện trách nhiệm kinh tế đối với NLĐ.Tuy nhiên, trên thực tế, khái niệm và cơ cấu tiền công rất đa dạng ở các nƣớc trênthế giới.Điều đó cho thấy sự phức tạp về tiền công thể hiện ngay trong quan điểmtriết lý về tiền lƣơng. Tiền công có thể có nhiều tên gọi khác nhau nhƣ thù lao laođộng, thu nhập lao động…
Ở Pháp sự trả công đƣợc hiểu là tiền lƣơng, hoặc lƣơng bổng cơ bản, bình thƣờng hay tối thiểu và mọi thứ lợi ích, phụ khoản khác, đƣợc trả trực tiếp hay gián tiếp bằng tiền hay hiện vật mà ngƣời sử dụng lao động trả cho ngƣời lao động theo việc làm của ngƣời lao động.
Ở Đài Loan, tiền lƣơng chỉ mọi khoản thù lao mà ngƣời công nhân nhận đƣợc do làm việc, bất luận là lƣơng bổng, phụ cấp, tiền thƣởng hoặc dùng mọi danh nghĩa khác để trả cho họ theo giờ, ngày, tháng, theo sản phẩm.
Ở Nhật Bản, tiền lƣơng là thù lao bằng tiền mặt và hiện vật trả cho ngƣời làm công một cách đều đặn, cho thời gian làm việc hoặc cho lao động thực tế, cùng với thù lao cho khoảng thời gian không làm việc, nhƣ là nghỉ mát hàng năm, các ngày nghỉ có hƣởng lƣơng hoặc nghỉ lễ. Tiền lƣơng không tính đến những đóng góp của ngƣời thuê lao động đối với bảo hiểm xã hội và quỹ hƣu trí cho ngƣời lao động và phúc lợi mà ngƣời lao động đƣợc hƣởng nhờ có những chính sách này. Khoản tiền
đƣợc trả khi nghỉ việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động cũng không đƣợc coi là tiền lƣơng.
Tại Việt Nam, trong nhiều năm qua, nhà nƣớc luôn cố gắng cải cách các chính sách tiền lƣơng nhằm đáp ứng đƣợc nhu cầu của xã hội và phù hợp với nền kinh tế đang phát triển nhanh. Tuy nhiên, ngoài những thành công đã đạt đƣợc vẫn còn những hạn chế và bất cập.