Nhóm giải pháp tổchức thực hiệntrách nhiệm xã hội đối vớiNLĐ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu trách nhiệm xã hội đối với người lao động tại Công ty cổ phần Đồ hộp Hạ Long (Trang 97)

Nhƣ đã nhìn nhận rõ ở phần thực trạng, tổ chức thực hiện CSR đối với NLĐ đang là hạn chế lớn nhất đối với Công ty CP đồ hộp Hạ Long hiện nay. Để giải quyết đƣợc hạn chế này, DN cần áp dụng quản trị vào thực hiện CSR đối với NLĐ, cụ thể bằng các bƣớc sau:

4.3.2.1. Xây dựng kế hoạch thực hiện CSR đối với NLĐtrong DN

Hình 4.3. Mô hình quản trị thực hiện CSR đối với NLĐ trong DN

(Nguồn: Giáo trình Quản trị doanh nghiệp, Ngô Kim Thanh, 2013) Thứ nhất, phải xác định các mục tiêu CSR bao gồm:

Xây dựng kế hoạch (1) •Xác định mục tiêu •Xây dựng các công cụ thực hiện •Hoạch định ngân sách thực hiện Triển khai thực hiện (2) •Tổ chức bộ máy thực hiện •Tổ chức truyền thông nội bộ •Tổ chức đào tạo nhân sự thực hiện •Tổ chức thực hiện quy tắc thực hành CSR Đánh giá thực hiện (3) •Xác định tiêu chuẩn đánh giá •Đo lƣờng kết quả thực hiện •Thực hiện khắc phục, phòng ngừa •Xây dựng báo cáo, truyền thông •Quản lý hồ sơ thực hiện

+ Tăng doanh thu, giảm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh của DN trên thị trƣờng.

+ Tăng thu nhập cho NLĐ, đảm bảo mức sống tối thiểu. Ban lãnh đạo cùng Công đoàn cần họp bàn xem xét lại mức lƣơng cho NLĐ để đƣa đƣợc ra mức lƣơng phù hợp, đảm bảo cuộc sống cho NLĐ, hấp dẫn đối với nhân tài. + Đảm bảo các quyền lợi của NLĐ the PLLĐ quy định.

+ Tạo môi trƣờng làm việc công bằng trong DN

+ Xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà, tăng cƣờng sự gắn bó giữa các cá nhân NLĐ, cũng nhƣ sự gắn bó của NLĐ với tổ chức.

Thứ hai, xây dựng các công cụ thực hiện CSR: Bên cạnh các công cụ pháp lý sẵn có và bắt buộc tuân thủ nhƣ các công ƣớc quốc tế ILO mà Việt Nam đã gia nhập, Bộ luật lao động 2012, lựa chọn bộ tiêu chuẩn SA8000-2001hoặc ISO 26000- 2008 làm công cụ trực tiếp thực hiện CSR, đồng thời cũng là căn cứ để thực hiện CSR đối với NLĐ trong DN.

SA8000 là Tiêu chuẩn quốc tế về Trách nhiệm của ngƣời sử dụng lao động đối với ngƣời lao động do Tổ chức S.A.I (Trách nhiệm Xã hội Quốc tế) ban hành năm 1997 và đã đƣợc sửa đổi, bổ sung vào năm 2001 và gần đây nhất là lần sửa đổi vào năm 2008.

Tiêu chuẩn ISO 26000 – 2008: là tiêu chuẩn về h ệ thống quản lý liên quan đến trách nhi ệm xã h ội nằm trong b ộ tiêu chuẩn 26000 do Tổ chƣ́c tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành năm 2008 gọi tắt là phiên bản 2008). Tiêu chuẩn này đƣợc ISO hóa từ nền tảng của tiêu chuẩn SA 8000: 2001 của tổ chức SAI của Mỹ ban hành năm 2001 và phiên bản mới nhất là SA 8000-2008. Tiêu chuẩn ISO 26000-2008 được áp dụng cho tất cả các tổ chƣ́c khô ng phân bi ệt loa ̣i hình , đi ̣a điểm và quy mô.Đây là một tiêu chuẩn mang tính tƣ̣ nguy ện tập trung vào việc quản lý liên quan đến trách nhi ệm xã h ội. Khi tổ chƣ́c xây dƣ̣ng và để đáp ƣ́ng theo tiêu chuẩn ISO 2600-2008 thì tổ chƣ́c nào có h ệ thống quản lý “ trách nhi ệm xã h ội” có thể ta ̣o ra một môi trường làm vi ệc giảm thiếu rủi ro liên quan đến an toàn lao đ ộng, công

hàng, ngƣời tiêu dùng và yêu cầu của lu ật pháp. Tiêu chuẩn ISO 26000-2008 đề cập đến 6 vấn đề: (1) Việc quản lý các tổ chƣ́c ; (2) Nhƣ̃ng quyền về con người ; (3) Nhƣ̃ng điều kiện liên quan đến lao động, việc làm ; (4) Môi trƣờng ; (5) Nhƣ̃ng vấn đề liên quan đến lợi ích và bảo vệ ngƣời tiêu dùng ; (6) Nhƣ̃ng cam kết xã hội.

Thứ ba, hoạch định ngân sách thực hiện CSR: đƣợc thực hiện bởi một nhóm nhà quản trị cấp cao và cấp trung bao gồm: đại diện ban lãnh đạo (Tổng Giám đốc hoặc Phó tổng giám đốc đƣợc uỷ quyền); Trƣởng phòng Tổ chức hành chính, trƣờng phòng kế hoạch tổng hợp, Trƣởng phòng sản xuất… và có thể có cả sự tham gia của đại diện Công đoàn. Mỗi thành viên trong nhóm hoạch định ngân sách sẽ đƣa ra các thông tin nguồn cùng các dự báo trong phạm vi trách nhiệm của mỗi ngƣời. Cân đối với các mục tiêu đặt ra sẽ hoạch định đƣợc ngân sách phù hợp cho thực hiện CSR. Ngân sách này phải bao quát đƣợc toàn bộ các chi phí cho việc xây dựng công cụ, bố trí đội ngũ triển khai, truyền thông và dự phòng cho khắc phục, phòng ngừa.

4.3.2.2. Triển khai thực hiện CSR đối với NLĐtrong DN

Thứ nhất, tổ chức bộ máy thực hiện gồm: đại diện Ban Giám đốc; đại diện các cấp quản lý chuyên trách từng bộ phận chức năng của DN; đại diện Công đoàn, đoàn thanh niên, và nhân sự thực hiện. Theo đó, Ban Giám đốc sẽ truyền đạt quan điểm về TNXH đối với NLĐ trong DN và ra các quyết định, các cấp quản lý chuyên trách sẽ triển khai quan điểm của Ban giám đốc thành các hành động cụ thể dựa trên nguồn lực và tình hình kinh doanh của Công ty, hƣớng dẫn, chỉ đạo nhân sự thực hiện.

Thứ hai, tổ chức truyền thông nội bộ: truyền thông đến các cấp quản trị và toàn bộ NLĐ trong Công ty về quan điểm, kế hoạch và chƣơng trình thực hiện CSR để toàn Công ty chủ động tham gia vào thực hiện CSR. Chỉ có sự đồng tâm của toàn thể Công ty, CSR mới có thể thành công.

Thứ ba, tổ chức đào tạo nhân lực thực hiện CSR: nhƣ đã đánh giá ở thực trạng, hiện nay tại công ty, nhận thức về CSR và tầm quan trọng của việc thực hiện CSR còn chƣa cao. Việc bố trí nhân lực thực hiện phải đi đôi với việc cứ cán bộ đi đào tạo để nắm đƣợc các quy trình quản trị liên quan đến thực hiện CSR, các thay đổi về luật quốc tế và quốc gia đối với vấn đề NLĐ, các điểm tốt và các điểm còn

hạn chế của các Bộ Cocs để có phƣơng án áp dụng tốt nhất vào DN trong tình hình hiện nay.

Thứ tư, tổ chức thực hiện quy tắc thực hành CSR: quy tắc thực hành CSR phải đƣợc tổ chức rộng rãi trong toàn Công ty. Các cán bộ đƣợc cử đi đào tạo có trách nhiệm truyền đạt, hƣớng dẫn lại cho ngƣời lao động trong Công ty để họ cùng tham gia thực hiện.

4.3.2.3. Đánh giá thực hiện CSR đối với NLĐ trong DN

Thứ nhất, xác định tiêu chuẩn đánh giá thực hiện CSR: tỷ lệ % tăng doanh thu, lợi nhuận, năng suất; tỷ lệ vi phạm các nguyên tắc CSR; tỷ lệ NLĐ đồng hành cùng chƣơng trình CSR của DN;…

Thứ hai, đo lƣờng kết quả thực hiện CSR: ở đây chính là tính toán các giá trị tăng thêm từ việc thực hiện CSR đối với NLĐ. Các giá trị này bao gồm các chỉ tiêu tài chính nhƣ doanh thu, lợi nhuận, năng suất lao động và cả các chỉ tiêu phi tài chính nhƣ môi trƣờng làm việc, mối quan hệ giữa những NLĐ, thái độ làm việc… Các kết quả thu thập đƣợc từ việc đo lƣờng cần đƣợc thống kê, tính toán rồi so sánh với các tiêu chuẩn đánh giá đã đƣợc xác lập để có đƣợc những kết quả đánh giá làm căn cứ cho việc khắc phục hạn chế và phát huy những thành tựu. Việc đo lƣờng các kết quả phải đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, song hành với quá trình triển khai để đảm bảo phát hiện những sai sót, hạn chế, kịp thời khắc phục.

Thứ ba, thực hiện các biện pháp khắc phục, phòng ngừa đối với những hạn chế còn gặp phải trong quá trình triển khai thực hiện để giảm thiểu nguy cơ xuất hiện những vấn đề này trong tƣơng lai, đồng thời có những chấn chỉnh mục tiêu đề ra, cách thức tiến hành cho phù hợp với tình hình, đặc điểm DN để việc thực hiện CSR đạt hiệu quả cao hơn.

Thứ tư, xây dựng báo cáo, truyền thông sử dụng kết quả thực hiện CSR: xây dựng báo cáo là công việc tƣơng đối quan trọng trong cả quá trình thực hiện CSR. Ngƣời đƣợc giao nhiệm vụ xây dựng báo cáo phải là ngƣời theo sát sao quy trình thực hiện CSR từ những bƣớc đầu tiên, nắm đƣợc những khó khăn, thuận lợi của việc thực hiện, những điều chỉnh không nằm trong kế hoạch để ghi chép lại toàn

cảnh thực hiện CSR của doanh nghiệp. Những nội dung này sau đó sẽ đƣợc tổng hợp, sắp xếp lại và đƣợc truyền thông trong nội bộ công ty cũng nhƣ ra bên ngoài. Truyền thông nội bộ hƣớng tới thiết lập các mối quan hệ tích cực bên trong DN, hiểu biết giữa DN và nhân viên, giữa các bộ phận, phòng ban, giữa nhân viên với nhân viên, trong khi đótruyền thông ra bên ngoài giúp nâng cao uy tín, hình ảnh DN, tăng lợi thế cạnh tranh cho DN. Một số công cụ truyền thông nội bộ hiệu quả nhƣ mạng nội bộ, website, các ấn phẩm trao tay trong đó cung cấp những nội dung, hình ảnh trong quá trình thực hiện CSR. Trong khi đó, để truyền thông ra bên ngoài, DN cần sự hỗ trợ từ phía các cơ quan truyền thông, công cụ phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay là cổng thông tin báo online.

Thứ năm, quản lý hồ sơ thực hiện: việc quản lý hồ sơ thực hiện đƣợc giao cho phòng Tổ chức Hành chính. Hồ sơ ở đây bao gồm toàn bộ các văn bản đã đƣợc hình thành và áp dụng trong quá trình thực hiện CSR tại công ty. Những thay đổi bất thƣờng sau khi thực hiện CSR sẽ có cơ sở hồ sơ để tìm hiểu nguyên nhân và khắc phục trong trƣờng hợp cần thiết.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu trách nhiệm xã hội đối với người lao động tại Công ty cổ phần Đồ hộp Hạ Long (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)