doanh nghiệp
Đánh giáthực hiện cũng là khâu quan trọng, không thể thiếu trong việc tổ chức thực hiện CSR tại doanh nghiệp. Việc đánh giá phải đƣợc thực hiện song song trong quá trình triển khai thực hiện để nắm đƣợc những tích cực, hạn chế DN đang gặp phải để khuyến khích, chỉnh đốn và có những thay đổi, bổ sung kịp thời.
Đánh giá thực hiện CSR đƣợc tiến hành trên 5 bƣớc cụ thể:
Một là xác định tiêu chuẩn đánh giá thực hiện CSR.DN cần thực hiện xác định tiêu chuẩn đánh giá thực hiện CSR. Các tiêu chuẩn này bao gồm: tỷ lệ vi phạm các nguyên tắc CSR, mức độ vi phạm, mức độ hiểu biết của lãnh đạo về CSR, v.v… Việc xác định các tiêu chuẩn đánh giá thực hiện CSR không chỉ là cơ hội để doanh
nghiệp đƣa ra các cam kết thực hiện CSR của doanh nghiệp, mà còn đƣợc xem nhƣ việc doanh nghiệp đang lồng ghép các giá trị CSR vào văn hóa doanh nghiệp.
Hai là đo lường kết quả thực hiện CSR.Những lợi ích và giá trị tăng thêm từ việc thực hiện CSR cần đƣợc tính vào kết quả hoạt động của DN. DN cần phải đo lƣờng và đánh giá các hoạt động CSR tại DN thƣờng xuyên nhằm điều chỉnh và khích lệ kịp thời các cá nhân, đơn vị có những đóng góp hiệu quả trong việc thực hiện CSR cũng nhƣ biểu dƣơng và giới thiệu những hình mẫu đến toàn thể nhân viên. Việc đo lƣơng thực hiện CSR thông qua cơ chế báo cáo định kỳ do phòng chức năng thực hiện CSR. Các chỉ tiêu đo lƣờng bao gồm các chỉ tiêu tài chính và các chỉ tiêu phi tài chính. Các chỉ tiêu đo lƣờng tài chính bao gồm chi phi tiết kiệm do hiệu quả từ hoạt động thực hiện CSR. Các chỉ tiêu đo lƣờng phi tài chính nhƣ sự hài lòng của ngƣời lao động, và sự hài lòng của ngƣời lao động đối với các cấp quản lý. Việc tổ chức đo lƣờng kết quả thực hiện CSR giúp đơn giản hóa quá trình ra quyết định và giảm thiểu rủi ro trong quá trình thực hiện và triển khai CSR.
Ba là thực hiện các biện pháp khắc phục, phòng ngừa.Sau khi kết quả thực hiện CSR đƣợc cung cấp, DN cần đối chiếu kết quả thu đƣợc với những tiêu chuẩn đã đề ra ban đầu. Từ đó, nhận diện những vấn đề hay điểm yếu còn tồn tại trong bộ máy thực hiện CSR. Sau đó, DN cần lên kế hoạch chi tiết nhằm khắc phục điểm yếu cũng nhƣ giảm thiểu những nguy cơ xuất hiện của những vẫn đề này trong tƣơng lai.
Bốn là xây dựng báo cáo, truyền thông sử dụng kết quả thực hiện CSR. Sau khi đƣa ra các biện pháp khắc phục và phòng ngừa, việc đánh giá thực hiện TNXH cần đƣợc đƣa vào một báo cáo về thực hiện CSR nhằm giới thiệu đến nhân viên và công chúng những cam kết của DN đối với CSR đã, đang và sẽ đƣợc tiếp tục thực hiện nhƣ thế nào.
Năm là quản lý hồ sơ thực hiện.Kết thúc báo cáo đánh giá kết quả thực hiện CSR, DN cần tiến hành lƣu trữ hồ sơ liên quan đến đánh giá, lƣu kho, và định kỳ kiểm tra để đảm bảo các thông tin thu đƣơc có thể sử dụng lại khi cần thiết.
Comment [V8]: Viết chi tiết theo ý này
1.4. Một số nhân tố ảnh hƣởng đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội đối với ngƣời lao động trong doanh nghiệp