Đặc điểm ngành kinh doanh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu trách nhiệm xã hội đối với người lao động tại Công ty cổ phần Đồ hộp Hạ Long (Trang 46)

30 năm trƣớc Sturdivant và Ginter (1977) nhấn mạnh rằng cần quan tâm đến đặc điểm ngành kinh doanh khi nghiên cứu về TNXH của DN. Boutin-Dufresne và Sacaris (2004) cho rằng một DN chịu TNXH nhiều hơn các DN khác do họ đang hoạt động trong những ngành kinh doanh khác nhau. Cottrill (1990) cho rằng việc nghiên cứu TNXH sẽ không thành công khi các nhà nghiên cứu không đánh giá đúng mức về sự khác biệt đặc điểm ngành kinh doanh. Trong khi đó, Cowen và cộng sự (1987) và Balabanis và cộng sự (1998) cho biết việc cung cấp các thông tin liên quan đến TNXH sẽ khác biệt theo từng ngành kinh doanh.

Đặc điểm của ngành kinh doanh trong phạm vi bài nghiên cứu này đề cập đến hai khía cạnh:

Thứ nhất, ngành sử dụng lao động gì, có trình độ cao hay trình độ thấp là chủ yếu. Waddock và Graves (1997) đã tìm ra sự khác biệt lớn về THXH của các doạnh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và các nhà nghiên cứu này cho rằng việc đánh giá chức năng TNXH của DN cần đƣợc thực hiện trong khuôn khổ của một ngành kinh tế. Sachs và cộng sự (2006) khi nghiên cứu về TNXH của DN trong lĩnh vực khai thác dầu mỏ cho biết các DN trong lĩnh vực công nghiệp này dành sự quan tâm đặc biệt đến sự an toàn của NLĐ và NLĐ cũng yêu cầu các DN cần thực hiện THXH bảo đảm an toàn trong quá trình lao động hơn là trong các lĩnh vực khác. Nhƣ vậy có thể thấy, đối với những ngành mà lao động phổ thông là chủ

yếu, yêu cầu về sự an toàn đối với NLĐ càng cao hơn, hay trách nhiệm của DN với NLĐ càng đòi hỏi cam kết rõ ràng hơn.

Khía cạnh thứ hai khi xét về đặc điểm ngành ảnh hƣởng đến thực hiện CSR là ngành có hoạt động xuất khẩu hay không.Hàng hoá muốn đƣợc xuất khẩu, tuỳ từng quốc gia khách hàng mà DN trong ngành bắt buộc phải cam kết thực hiện bộ quy tắc ứng xử (CoC) của bên mua.Nhƣ vậy đối với các DN trong ngành có hànghoá xuất khẩu, việc thực hiện CSR trở nên có cơ sở hơn.

CHƢƠNG 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi

2.1.1. Mục đích

Thu thập thông tin nhận thức của ngƣời lao động về các nội dung của trách nhiệm xã hội, mức độ hài lòng của ngƣời lao động đối với việc thực hiện các nội dung này của công ty và mong muốn của ngƣời lao động.

2.1.2. Cách thực hiện

Phương pháp này được áp dụng với đối tượnglà người lao động.

Lập phiếu điều tra dƣới dạng bảng hỏi. Các câu hỏi trong bảng hỏi đƣợc đánh giá theo thang điểm từ 1 đến 5 cho mức nhận thức, mức hài lòng và mức mong muốn của ngƣời lao động đối với từng tiêu chí trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Bảng hỏi đƣợc thiết kế bao gồm 5 câu hỏi với:

 2 câu hỏi lớn với các nhận định phản ánh nhận thức của ngƣời lao động về

TNXH đối với NLĐ trong doanh nghiệp

Câu hỏi: Anh (chị) đồng ý với những nhận định nào sau đây về Trách nhiệm

xã hội (TNXH) đối với người lao động (NLĐ) của doanh nghiệp?

Thang đánh giá: Hoàn toàn đồng ý Hoàn toàn không đồng ý

Theo đó: Hoàn toàn đồng ý - 5 điểm

Đồng ý - 4 điểm

Không hoàn toàn đồng ý - 3 điểm

Không đồng ý - 2 điểm

Hoàn toàn không đồng ý - 1 điểm

Câu hỏi: Anh (chị) hãy cho biết đánh giá của mình về các nhân tố ảnh hưởng

đến việc thực hiện TNXH ở doanh nghiệp?

Thang đánh giá: Thuận lợi Khó khăn

Theo đó: Thuận lợi - 5 điểm

Khá thuận lợi - 4 điểm

Không trở ngại - 3 điểm

Khó khăn - 1 điểm

 2 câu hỏi lớn cho mức độ hài lòng về thực hiện các nội dung TNXH đối với

NLĐ trong doanh nghiệp và về tình hình tổ chức thƣc hiện

Câu hỏi: Anh (chị) đánh giá thế nào về việc thực hiện TNXH đối với NLĐ ở

doanh nghiệp?

Câu hỏi: Anh(chị) đánh giá thế nào vềtình hình tổ chức thực hiệnTNXH đối

vớiNLĐtại doanh nghiệp?

Thang đánh giá: Rất tốt Rất yếu

Theo đó: Rất tốt - 5 điểm

Tốt - 4 điểm

Trung bình - 3 điểm

Yếu - 2 điểm

Rất yếu - 1 điểm

 1 câu hỏi cho mức độ mong muốn của NLĐ đối với việc thực hiện TNXH

đối với NLĐ trong DN

Câu hỏi: Theo anh (chị) doanh nghiệp cần làm gì để thúc đẩy việc thực hiện

TNXH đối với NLĐ?

Thang đánh giá: Hoàn toàn đồng ý Hoàn toàn không đồng ý

Theo đó: Hoàn toàn đồng ý - 5 điểm

Đồng ý - 4 điểm

Không hoàn toàn đồng ý - 3 điểm

Không đồng ý - 2 điểm

Hoàn toàn không đồng ý - 1 điểm

Phát phiếu điều tra: phát 80 phiếu cho lao động thuộc bộ phận sản xuất, thu lại đƣợc 61 phiếu, phát 35 phiếu cho bộ phận văn phòng, thu lại đƣợc 31 phiếu.Việc khảo sát bằng phiếu điều tra sẽ đánh giá đƣợc các mạnh mặt yếu của doanh nghiệp trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội đối với ngƣời lao động, cũng nhƣ mong muốn của ngƣời lao động đối về việc đƣợc doanh nghiệp thực hiện các trách nhiệm xã hội nhƣ thế nào.

Bảng 2.1: Thông tin cá nhân của NLĐ tham gia điều tra

Tiêu chí Nội dung Số lƣợng %

Giới tính Nam 39 42.39%

Nữ 53 57.61%

Thời gian làm việc tại công ty

Dƣới 1 năm 23 25.00%

Từ 1 đến dƣới 3 năm 23 25.00%

Từ 3 đến dƣới 5 năm 20 21.74%

Trên 5 năm 26 28.26%

Tổng số ngƣời điều tra 92 100%

(Nguồn: Kết quả Phiếu điều tra bảng hỏi)

2.2. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu

2.2.1. Mục đích

Thu thập thông tin định tính là nhận thức của ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động về vấn đề trách nhiệm xã hội đƣợc đề cập.

2.2.2. Cách thực hiện

Phƣơng pháp phỏng vấn đƣợc thực hiện với 2 nhóm đối tƣợng là ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động.

Đối tƣợng thứ nhất đƣợc phỏng vấn là ngƣời sử dụng lao động bao gồm:

 Đại diện Ban lãnh đạo: Phó Tổng giám đốc

 Đại diện phòng Hành chính nhân sự: Trƣởng phòng

 Đại diện khối Công đoàn: Chủ tịch công đoàn

 Đại diện phòng Kế hoạch – Sản xuất: Phó phòng

Sở dĩ lựa chọn các đối tƣợng này phỏng vấn bởi đây là những đối tƣợng có tham gia trực tiếp vào thực hiện CSR đối với NLĐ tại doanh nghiệp. Phỏng vấn các đối tƣợng này sẽ cho kết quả là nhận thức, mức quan tâm của ngƣời sử dụng lao động về vấn đề trách nhiệm xã hội đối với ngƣời lao động, từ đó có những đánh giá đúng về thực trạng cũng nhƣ nguyên nhân của thực trạng để có giải pháp phù hợp.

Đối tƣợng thứ hai đƣợc phỏng vấn là ngƣời lao động. Lựa chọn ngẫu nhiên 10 ngƣời lao động trong doanh nghiệp để phỏng vấn. Phỏng vấn đối tƣợng này để đánh giá hiểu biết cũng nhƣ sự quan tâm của ngƣời lao động đối với vấn đề thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

2.3. Phƣơng pháp quan sát trực tiếp

2.3.1. Mục đích

Quan sát, nhận thức thái độ làm việc của đối tƣợng là ngƣời lao động cũng nhƣ mối quan hệ trong công việc giữa những ngƣời lao động để đánh giá đƣợc môi trƣờng văn hoá trong công ty, đồng thời cũng là tiền đề cho đánh giá và phát huy môi trƣờng thực hiện CSR đối với NLĐ tại DN.

Bên cạnh đó cũng tiến hành quan sát các tài liệu có sẵn hoặc cố định về bản chất trong thời gian dài để có đƣợc những thông tin thứ cấp phục vụ cho phân tích, đánh giá.

2.3.2. Cách thực hiện

Quan sát các công nhân tại xƣởng sản suất và bộ phận quản lý xƣởng trong ba ngày làm việc không liên tục. Ghi chép lại thái độ làm việc của ngƣời lao động tại các thời điểm khác nhau trong ngày: đầu giờ ngày làm việc, gần giờ nghỉ giải lao và cuối ngày làm việc. Quan sát, ghi chép lại thông tin về thái độ, cách thức nhắc nhở, quản thúc của quản lý xƣởng đối với công nhân. Ghi chép lại thông tin về mối quan hệ giữa những ngƣời lao động tại xƣởng với nhau, biểu hiện rõ ràng nhất trong lúc làm việc và giờ nghỉ trƣa.

Thu thập các tài liệu có sẵn là các số liệu thống kê đã đƣợc công bố chính thống, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo tài chính của doanh nghiệp qua các năm, báo cáo tổng hợp của ngành, báo cáo tổng hợp của các cơ quan quản lý có liên quan để quan sát và tiến hành thống kê, phân tích các số liệu thu thập đƣợc.

2.4. Phƣơng pháp xử lý và phân tích dữ liệu

Xử lý và phân tích dữ liệu bao gồm các phƣơng pháp: thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp.

2.4.1. Mục đích

Thống kê các thông tin thu thập đƣợc từ kết quả phiếu điều tra, phỏng vấn, quan sát để có đƣợc nguồn dữ liệu làm bằng chứng cho các đánh giá trong nghiên cứu.

So sánh các thông tin thu thập đƣợc với thông tin từ các nguồn dữ liệu thứ cấp để đánh giá mức độ phù hợp, chính xác của thông tin từ nhiều nguồn, lựa chọn đƣợc nguồn có hàm lƣợng thông tin đáng tin cậy.

Phân tích các thông tin thu thập đƣợc để có cơ sở đánh giá thực trạng, phán đoán các giả thuyết khác nhau với mỗi thông tin đƣợc đƣa ra.

Tổng hợp là bƣớc cuối cùng của một quy trình xử lý, phân tích dữ liệu.Các dữ liệu sau khi đƣợc thống kê, so sánh, phân tích sẽ đƣợc tổng hợp lại để đƣa ra các kết luận phù hợp với doanh nghiệp, hỗ trợ chủ yếu trong việc đề xuất giải pháp.

2.4.2. Cách thực hiện

Thứ nhất, đối với phương pháp thống kê:Thống kê bao gồm việc thống kê các dữ liệu thứ cấp là các số liệu từ những tài liệu nội bộ của doanh nghiệp cùng những tài liệu đã đƣợc cung cấp trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng để từ đó có đƣợc một số kết quả về thực trạng hoạt động của doanh nghiệp; mặt khác thống kê các dữ liệu sơ cấp là các kết quả điều tra từ các phƣơng pháp bảng hỏi, phỏng vấn. Sau đó, tập hợp số liệu dƣới dạng bảng excel để phục vụ cho việc tính toán, phân tích. Cụ thể đối với đề tài nghiên cứu này, số liệu thứ cấp cần đƣợc thống kê là kết quả hoạt động của doanh nghiệp đƣợc thể hiện qua doanh thu, lợi nhuận, chi phí, các số liệu về số lƣợng, cơ cấu ngƣời lao động, trình độ ngƣời lao động, số liệu về chi tiêu cho ngƣời lao động bao gồm lƣơng, các khoản phúc lợi, hỗ trợ… Số liệu sơ cấp là kết quả đánh giá của ngƣời lao động đối với 5 câu hỏi đƣợc tiến hành điều tra nghiên cứu.

Thứ hai, đối với phương pháp so sánh: So sánh hai nguồn số liệu thu thập đƣợc ở trên với nhau để có những đánh giá về mức độ phù hợp của thông tin nghiên cứu với các kết quả nghiên cứu trƣớc đó, sẵn có, đánh giá đƣợc những mặt mạnh, mặt yếu của DN để đƣa ra đƣợc những đề xuất điều chỉnh khả thi. Cụ thể ở đây là so sánh những đánh giá của NLĐ thể hiện quả điểm trung bình ở kết quả bảng hỏi với những kết quả thực tế công ty đã đạt đƣợc trong ba năm 2011, 2012, 2013, qua đó đánh giá đƣợc mức độ tin cậy của việc điều tra bảng hỏi, đánh giá đƣợc trình độ nhận thức của NLĐ cũng nhƣ những thành tựu, hạn chế của thực hiện CSR tại DN hiện nay.

Thứ ba, đối với phương pháp phân tích, từ những thông tin, kết quả so sánh đƣợc, đƣa ra các giả thiết và tiến hành phân tích các giả thiết đó xem giả thiết nào phù hợp với DN, từ đó làm căn cứ đề xuất giải pháp đẩy mạnh thực hiện CSR đối với NLĐ tại DN.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI ĐỐI VỚI NGƢỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỒ HỘP HẠ LONG 3.1. Tổng quan về Công ty cổ phần Đồ hộp Hạ Long

3.1.1. Quá trình hình thành, phát triển

Nhà máy cá hộp Hạ Long đƣợc xây dựng từ năm 1957 tại Hải Phòng do Liên Xô cũ viện trợ, là một trong những cơ sở công nghiệp đầu tiên tại miền Bắc và là cơ sở tiên phong của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm tại Việt Nam.

Trong suốt gần 60 năm hình thành và phát triển, Công ty đã trải qua một số dấu mốc quan trọng sau:

Ngày 6/1977 đổi tên thành Nhà Máy Chế biến Thủy sản Hải phòng là thành viên và là cơ sở để thành lập Xí nghiệp Liên hợp Thủy sản Hạ Long, Hải Phòng.

Ngày 17/6/1989 trở lại tên Nhà máy cá hộp Hạ Long với chiến lƣợc sản xuất tập trung chủ yếu vào sản phẩm đồ hộp.

Ngày 24/8/1994 Tách khỏi Xí nghiệp liên hợp Thủy sản trở thành một doanh nghiệp độc lập với đầy đủ tƣ cách pháp nhân và đổi tên thành Công ty Đồ hộp Hạ Long.

Ngày 3/1996 trở thành một đơn vị thuộc Tổng công ty Thủy Sản Việt Nam (Seaprodex).

Ngày 01/04/1999 Trở thành Công ty cổ phần Đồ Hộp Hạ Long theo quyết định số 256/1998QĐTTg của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 31/12/1998.

Công ty bắt đầu niêm yết với mã chứng khoán CAN ngày 18 /10/ 2001 tại sàn giao dịch chứng khoán T.P Hồ Chí Minh. Tổ chức kiểm toán năm gần nhất (2006): Công ty dịch vụ Tƣ vấn Tài Chính và Kiểm Toán AASC.

Trong nhiều năm liền, Công ty CP Đồ Hộp Hạ Long đƣợc nhận danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lƣợng cao”. Đặc biệt trong năm 2013, Công ty đã đƣợc Công nhận là 1 trong 50 doanh nghiệp tƣ nhân lớn nhất Việt Nam; đƣợc cấp chứng nhận ISO 9001:2008; đƣợc nhận bằng khen của Bộ Công thƣơng và danh hiệu “Sản phẩm tin cậy, nhãn hiệu ƣa dùng, dịch vụ hoàn hảo” do ngƣời tiêu dùng bình chọn.

Ngành nghề kinh doanh:

Sản xuất các sản phẩm thực phẩm đóng hộp. Sản xuất, chế biến các mặt hàng thủy sản, nông sản, thực phẩm.

Sản xuất các chế phẩm từ rong biển, các chế phẩm đặt biệt có nguồn gốc tự nhiên nhƣ dầu cá.

Sản xuất kinh doanh các sản phẩm thực phẩm chế biến, thực phẩm tƣơi sống, thực phẩm đặc sản, thức ăn nhanh và các sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

Kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp (Xuất: thủy, hải sản, súc sản đông lạnh; thực phẩm đóng hộp, hàng công nghệ phẩm; Nhập: các thiết bị, vật tƣ nguyên liệu, hoá chất, công nghệ phẩm phục vụ SXKD)

Liên doanh, cho thuê mặt bằng, kinh doanh dịch vụ tổng hợp khác.

Kinh doanh Xăng dầu, ga và khí hoá lỏng. Cho thuê kho tàng, bên bãi, nhà văn phòng làm việc.

Vốn điều lệ: 50,000,000,000 VND

Địa chỉ: 71 Lê Lai, Phƣờng Máy Chai, Quận Ngô Quyền, Thành phố Hải Phòng.

Website: http://www.canfoco.com.vn

Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, chỉ nghiên cứu Doanh nghiệp dƣới góc độ ngành nghề kinh doanh chính là Sản xuất, chế biến và kinh doanh xuất nhập khẩu thực phẩm.

3.1.2. Sơ đồ bộ máy tổ chức

Hiện nay, CTCP Đồ hộp Hạ Long đang hoạt động theo sơ đồ bộ máy tổ chức nhƣ sau:

Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức

(Nguồn: Báo cáo thường niên Công ty CP đồ hộp Hạ Long)

Danh sách Ban Điều Hành bao gồm:

Tổng Giám Đốc : Ông Wilson Cheah Hui Pin , quốc ti ̣ch Malaysia được bổ nhiệm chƣ́c vu ̣ Tổng Giám Đốc tƣ̀ ngày 16/7/2012. Ông Wilson tốt nghiệp Thạc sỹ

quản trị kinh doanh của Trƣờng đại học Heriott Wat t Anh Quốc , có bề dày kinh

nghiệm trong lĩnh vƣ̣c tài chính ngân hàng trên 20 năm. Ông đã đóng góp nhiều công sức trong giai đoạn đầu khi thành lập hai ngân hàng Hong Leong Bank & DBS Bank Ltd ta ̣i Việt Nam, nơi ông có nhiều kinh nghiệm trong việc thƣ̣c hiện đánh giá và tài trợ thƣơng mại thành công tại Việt Nam.

Phó Tổng Giám Đốc: Ông Nguyễn Văn Bình là Thành viên HĐQT nhiệm kỳ

2011-2016 và đƣợc bổ nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám Đốc từ ngày 15/11/2012.

Ông Bình tốt nghiệp thạc sỹ quản trị kinh doanh của Trƣờng Đại Học Northumbria , Anh Quốc. Trƣớc khi gia nhập Công Ty Cổ Phần Đồ Hộp Hạ Long , Ông Bình làm

Giám đốc phát triển dự án của Công ty TNHH Palmgold Việ t Nam. Ông Bình có

nhiều kinh nghiệmtrong nhiều lĩnh vƣ̣c khác nhau.

Kế toán trƣởng : Bà Phạm Thị Thu Nga đƣợc bổ nhiệm chức vụ Kế toán trƣởng công ty từ ngày 15/10/2012. Bà Nga tốt nghiệp Cử nhân trƣờng Đại học Tài

chính Kế toán và đã làm việc ta ̣i Công Ty Cổ Phần Đồ Hộp Ha ̣ Long tƣ̀ năm 1987. Bà có nhiều kinh nghiệm trong thời gian công tác tại các phòng ban khác nhau và

Một phần của tài liệu Nghiên cứu trách nhiệm xã hội đối với người lao động tại Công ty cổ phần Đồ hộp Hạ Long (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)