Thực trạng thực hiệntrách nhiệm xã hội đối với ngƣời laođộng tạ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu trách nhiệm xã hội đối với người lao động tại Công ty cổ phần Đồ hộp Hạ Long (Trang 57)

3.2.1. Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội kinh tế đối với người lao động tại công ty

Nghiên cứu thực trạng thực hiện trách nhiệm kinh tế đối với NLĐ tại công ty chủ yếu bằng việc tổng hợp các số liệu thu thập đƣợc từ phiếu điều tra về nhận định và đánh giá của NLĐ về việc thực hiện của DN. Bên cạnh đó, kết hợp với quan sát, tổng hợp, so sánh các số liệu thứ cấp từ các báo cáo tài chính, báo cáo thƣờng niên của DN để đƣa ra đánh giá.

Bảng 3.1: Ý kiến nhận thức của NLĐ về thực hiện trách nhiệm xã hội kinh tế đối với NLĐ tại công ty

Chỉ tiêu Hoàn toàn đồng ý (5) Đồng ý (4) Không hoàn toàn đồng ý (3) Không đồng ý (2) Hoàn toàn không đồng ý (1) Điểm TB

Doanh nghiệp phải làm

ăn có lợi nhuận 25 14 16 19 18 3,098

Năng suất của công nhân cần đƣợc giám sát chặt chẽ và đánh giá đúng

24 20 14 17 17 3,185

Quỹ lƣơng, thƣởng và phụ cấp luôn phải đƣợc bổ sung để chi trả kịp thời

54 24 14 0 0 4,435

Doanh nghiệp phải nỗ lực trong công tác quản trị nhằm giảm chi phí điều hành

24 23 19 14 12 3,359

(Nguồn: Kết quả điều tra bằng bảng hỏi)

Kết quả điều tra cho thấy, mức độ đồng ý của NLĐ với các nhận định cho rằng (i) Doanh nghiệp phải làm ăn có lợi nhuận, (ii) Năng suất của công nhân cần đƣợc giám sát chặt chẽ và đánh giá đúng, (iii) Quỹ lƣơng, thƣởng và phụ cấp luôn phải đƣợc bổ sung để chi trả kịp thời, và (iv) Doanh nghiệp phải nỗ lực trong công tác quản trị nhằm giảm chi phí điều hànhthể hiện qua điểm trung bình với từng tiêu chí đều lớn hơn 3 điểm, lần lƣợt là 3,098; 3,185; 4,435 và 3,359. Nhƣ vậy, có thể thấy NLĐ tại công ty có nhận thức tƣơng đối rõ ràng về tầm quan trọng của việc công ty thực hiện các trách nhiệm xã hội kinh tế cho NLĐ. Trong đó đặc biệt chú ý là đánh giá của NLĐ đối với nhận định về Quỹ lƣơng, thƣởng, phúc lợi với tỉ lệ chênh lệch tuyệt đối giữa Hoàn toàn không đồng ý/Không đồng ý là 0%, và tỷ lệ Đồng ý/Hoàn toàn đồng ý chiếm 84,78%. Điều này là hoàn toàn phù hợp với quan tâm của NLĐ. Theo một khảo sát của tạp chí Ewin.com đối với các tiêu chuẩn đánh giá việc thực hiện CSR đối với NLĐ, lƣơng là một trong ba yếu tố quan trọng nhất quyết định sự gắn bó của NLĐ với tổ chức bên

cạnh mối quan hệ với cấ quản lý trực tiếp và chế độ bảo hiểm. Đặc biệt trong cấu trúc nhân sự của Công ty nói riêng cũng nhƣ trong cấu trúc nhân sự chung của ngành khi mà lực lƣợng lao động phổ thông chiếm tỷ lệ cao (con số lao động phổ thông tại Công ty hiện nay chiếm hơn 60% tổng số lao động) thì vấn đề lƣơng thƣởng càng trở thành mối quan tâm hàng đầu. Đối với ba chỉ tiêu còn lại, sự chênh lệch giữa các nhận định là không rõ ràng, điều này cho thấy tuy NLĐ nhận thức các trách nhiệm kinh tế mà Công ty cần thực hiện là cần thiết, song hiểu biết của họ về các trách nhiệm này vẫn còn khá mơ hồ hoặc không đồng đều.

Song song với việc đƣa ra nhận định về TNXH kinh tế đối với NLĐ, kết quả đánh giá việc thực hiện TNXH kinh tế của DN từ phía NLĐ lại phản ánh những hạn chế, bất cập.

Bảng 3.2: Tỷ lệ đánh giá tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội kinh tế đối với ngƣời lao động tại công ty

Chỉ tiêu Rất tốt (5) Tốt (4) Trung bình (3) Yếu (2) Rất yếu (1) Điểm TB NLĐ đƣợc tạo công ăn

việc làm ổn định 0% 45,65% 34,78% 16,31% 3,26% 3,228 DN duy trì, phát triển kinh doanh để trả lƣơng cho NLĐ 2,17% 15,21% 33,70% 35,88% 13,04% 2,576 DN có lợi nhuận để trích các quỹ cho NLĐ 13,04% 20,65% 18,48% 39,13% 8,70% 2,902 DN áp dụng các bộ

tiêu chuẩn quốc tế vào quản trị và quản lý chất lƣợng nhằm tối thiểu hoá chi phí 13,04% 17,39% 15,22% 51,09% 3,26% 2,859 Lƣơng, thƣởng, phụ cấp kịp thời, đúng hạn 0% 43,48% 30,44% 20,65% 5,43% 3,120

Theo đó, số lƣợng NLĐ đánh giá “DN duy trì, phát triển kinh doanh để trả lƣơng cho NLĐ”, “Doanh nghiệp có lợi nhuận để trích quỹ cho NLĐ” và “DN áp dụng các bộ tiêu chuẩn quốc tế vào quản trị và quản lý chất lƣợng nhằm tối thiểu hoá chi phí” ở mức Rất yếu và Yếu chiếm tỷlệ cao lần lƣợt là 48,92%; 47,83% và 54,35% cho mỗi chỉ tiêu. Điều này mâu thuẫn với thực tế là trong những năm gần đây DN thƣờng xuyên làm ăn có lãi. Mặc dù môi trƣờng kinh doanh có nhiều khó khăn, thị trƣờng bị thu hẹp, hoạt động xuất khẩu bị ngừng trệ kể từ khủng hoảng nợ xấu tại châu Âu 2012, tuy nhiên Công ty vẫn nỗ lực phát huy thị trƣờng trong nƣớc với doanh thu đạt đƣợc năm 2013 là 310 tỷ đồng,tƣơng đƣơng 102% so với doanh thu năm 2012. Các chỉ số ROA, ROE tuy có chịu ảnh hƣởng mạnh mẽ của khủng hoảng kinh tế cuối 2011, đầu 2012, song đã quay lại nhịp đà tăng đến cuối năm 2013. Trong năm 2013, Công ty đã đạt 23,78 tỷ đồng lợi nhuận trƣớc thuế, tƣơng ứng 196,8% so với kế hoạch và 205,3% so với lợi nhuận trƣớc thuế năm 2012.Về lợi nhuận sau thuế, Công ty đã đạt 17,4 tỷ đồng, tƣơng ứng 186,7% so với kế hoạch và 205,6% so với lợi nhuận sau thuế năm 2012.

Các kết quả này đã cho thấy rõ hiệu quả trong việc giảm chi phí tại Công ty, trong đó có việc giảm chi phí điều hành.Năm 2013, Công ty đã đƣợc cấp chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế về quản trị chất lƣợng ISO 9001-2008, đây chính là ghi nhận cho những cố gắng của công ty trong điều hành quản trị.Sự mâu thuẫn trong việc đánh giá các chỉ tiêu này từ phái NLĐ có thể đƣợc lí giải bởi nguyên nhân NLĐ thiếu thông tin về tình hình tài chính của Công ty.Mặc dù Công ty vẫn duy trì website và cập nhật thông tin tài chính đầu đủ, kịp thời, song một mặt do NLĐ không chủ động trong nắm bắt thông tin DN, mặt khác công ty cũng không có cơ chế báo cáo hoặc truyền thông rõ ràng về tình hình hoạt động kinh doanh cũng nhƣ chi phí điều hành, dẫn đến việc ngƣời lao động không có những thông tin cơ bản đánh giá mức độ thực hiện trách nhiệm xã hội kinh tế này tại DN.

Trái ngƣợc với ba chỉ tiêu trên, với hai chỉ tiêu“NLĐ đƣợc tạo công ăn việc làm ổn định” và “Lƣơng, thƣởng, phụ cấp kịp thời, đúng hạn”đã thấy đƣợc cái nhìn khả quan hơn từ phía NLĐ với số điểm trung bình lớn hơn 3. Mặc dù không có

NLĐ nào đánh giá tuyệt đối tốt cho 2 tiêu chí này, song phần lớn NLĐ đƣợc khảo sát tập trung vào mức Tốt và Trung bình. Điều này cho thấy Công ty đã và đang cố gắng thực hiện tốt cam kết về lƣơng, thƣởng, phụ cấp đối với NLĐ cũng nhƣ bố trí việc làm cho NLĐ.

Bảng 3.3: Số liệu thu nhập bình quân của NLĐ tại Công ty

STT Năm Đơn vị 2011 2012 2013

1 Thu nhập bình quân/tháng Đồng 4.190.226 4.553.100 4.843.500

2 Tăng trƣởng % 126,86% 108,66 % 106,38%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Công ty)

Căn cứ bảng số liệu thu nhập bình quân của NLĐ tại công ty có thể thấy trong 3 năm từ 2011 đến 2013, dù gặp nhiều khó khăn từ phía thị trƣờng, Công ty vẫn đảm bảo mức tăng lƣơng cho NLĐ. Năm 2013, thu nhập bình quân của NLĐ tại Công ty đạt hơn 4,8 triệu đồng/ngƣời/tháng, cao gấp gần 1,5 lần thu nhập bình quân

đầu ngƣời tại Việt Nam (khoảng 3.430.000 đồng, theo www.vnexpress.net ngày

05/12/2013).Đây có thể coi là những con số đáng đƣợc đánh giá cao đối với một DN trong ngành chế biến thực phẩm.

3.2.2. Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội pháp luật đối với người lao động tại công ty

Khảo sát nhận định về các quan điểm đối với thực hiện trách nhiệm xã hội pháp luật tại DN, kếtquả điều tra cho thấy hầu hết NLĐ đánh giá hoàn toàn đồng ý và đồng ý với các nhận định về việc thực hiện TNXH pháp luật với NLĐ (điểm trung bình cho các chỉ tiêu đều lớn hơn 3). Điều này cho thấy, NLĐ tại công ty đã nhận thức đƣợc rõ tầm quan trọng của pháp luật đối với việc bảo vệ quyền lợi cho họ cũng nhƣ có yêu cầu cao đối với DN trong việc thực hiện các TNXH pháp luật. Đặc biệt với 2 chỉ tiêu về việc đảm bảo thời gian lao động và đảm bảo quy chế tiền lƣơng với điểm trung bình lớn hơn 4, đồng nghĩa với số lƣợng ngƣời tham gia khảo sát Hoàn toàn đồng ý cao nhất, cho thấyđây là hai tiêu chí mà NLĐ quan tâm nhất và có đòi hỏi cao nhất đối với DN. Thực tế tại hầu hết các DN Việt Nam mà lƣợng lao động phổ thông là chủ yếu thì việc đảm bảo đƣợc hai yếu tố này vẫn luôn là một

bài toán khó, đặc biệt trong bối cảnh thị trƣờng của ngành chế biến thực phẩm, thuỷ hải sản vẫn chƣa mấy sáng sủa. Nhận định này của NLĐ cũng phù hợp với quan điểm của Ban lãnh đạo Công ty trong việc cố gắng đảm bảo tối ƣu các TNXH pháp luật đối với NLĐ, và coi đây là một trong những mục tiêu chiến lƣợc của DN trong chiến lƣợc phát triển kinh doanh, mở rộng thị trƣờng. Và việc DN đã làm đƣợc tốt đến đâu các trách nhiệm pháp luật này sẽ đƣợc bàn ngay sau đây, với các nội dung cụ thể của thực hiện TNXH pháp luật trong Hộp 3.1.

Trƣớc hết, đối với việc thực hiện ký kết HĐLĐ, Công ty CP Đồ hộp Hạ Long ký kết HĐLĐ với tất cả NLĐ hiện đang làm việc tại Công ty theo quy định của Bộ luật lao động trừ những trƣờng hợp ký kết hợp đồng dịch vụ theo công việc đƣợc giao khoán. Các hình thức hợp đồng đƣợc ký kết bao gồm:

- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

- Hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng;

- Hợp đồng laođộng theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời

hạn dƣới 12 tháng.

Trƣớc khi ký hợp đồng, NLĐ đƣợc kiểm tra trình độ chuyên môn, tay nghề, ngoại ngữ, sức khoẻ, tác phong, ý thức trách nhiệm tuỳ theo yêu cầu của Công ty và

Hộp 3.1: Điểm trung bình đánh giá nhận thức của NLĐ đối với thực hiện TNXH pháp luật

1.Đảm bảo thời gian thử việc vàthực hiệnký kết Hợp đồng lao động: 3,879 điểm

2.Thực hiện đào tạo các nội dung bắt buộc đối với NLĐ nhƣ pháp luật lao động, an toàn vệ sinh lao đông, phòng cháy chữa cháy…: 3,428 điểm

3.Đảm bảo thời gian lao động theo đúng quy định của pháp luật: ĐTB 4,013 điểm

4.Đảm bảo thực hiện quy chế tiền lƣơng theo PLLĐ: 4,291 điểm

5.Đảm bảo các chế độ bảo hộ, khám sức khoẻ cho NLĐ: 3,545 điểm

6.Đóng BHXH, BHYT cho NLĐ theo đúng PLLĐ: 3,726 điểm

7.Không phân biệt đối xử trong tuyển dụng, bố trí, sắp xếp công việc: 3,802 điểm

8.NLĐ đƣợc tham gia tổ chức công đoàn, đoàn thể: 3,848 điểm

vị trí công việc. Bên cạnh đó, Công ty cũng thông báo cho NLĐ biết về việc làm, điều kiện an toàn và vệ sinh lao động, Nội quy lao động, địa điểm làm việc, tiền lƣơng và các quyền lợi khác mà NLĐ đƣợc hƣởng.

Thời gian thử việc cho NLĐ trƣớc khi ký kết hợp đồng chính thứ là từ 1 đến 2 tháng, phụ thuộc vào từng vị trí tuyển dụng và trình độ NLĐ.

Việc thực hiện đào tạo các nội dung bắt buộc đối với NLĐ đƣợc quy định trong thoả lƣớc lao động tập thể (TƢLĐTT): Hàng năm căn cứ vào yêu cầu công việc, tình hình sản xuất kinh doanh thực tế của Công ty, Ngƣời sử dụng lao động tổ chức các lớp học về kỹ năng an toàn, vệ sinh lao động, an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong năm 2012, công ty đã tổ chức huấn luyện kỹ thuật an toàn cho 268 NLĐ với các nghề có yêu cầu an toàn cao nhƣ vận hành máy lạnh, nồi hơi, an toàn điện… Năm 2013, số NLĐ đƣợc huấn luyện là 245 ngƣời. Có thể thấy, công ty đã chú trọng đến việc bồi dƣỡng kiến thức an toàn cho NLĐ, song chƣa toàn diện. Số lƣợng NLĐ đƣợc đào tạo còn hạn chế so với nhu cầu thực tế. Điều này thể hiện rất rõ qua đánh giá của NLĐ theo phiếu khảo sát với hơn 50% NLĐ cho rằng Công ty đang làm yếu/rất yếu trách nhiệm này.Trên thực tế, số lƣợng NLĐ trực tiếp sản xuất tại công ty tại thời điểm điều tra là 502 ngƣời và toàn bộ NLĐ này đều cần đƣợc đào tạo về kỹ năng an toàn, vệ sinh lao động và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Đối với tiêu chí đảm bảo số giờ làm việc trong ngày, số ngày làm việc trong tuần và thời gian làm thêm, thời gian nghỉ giữa giờ,TƢLĐTT của Công ty có quy định rõ: thời gian làm việc không quá 8h trong một ngày hoặc/và 48 giờ trong một tuần. Đối với các bộ phận sản xuất theo ca, đƣợc đảm bảo trong mỗi ca làm việc đƣợc nghỉ 30 phút để ăn giữa ca và đƣợc tính vào thời gian làm việc. Do đặc thù sản xuất của Công ty làm hàng thực phẩm vì vậy vào thời kỳ mùa vụ, khi nguyên liệu nhiều, Tổng giám đốc sẽ quy định và thoả thuận với NLĐ để làm thêm giờ, thêm ca theo quy định của pháp luật lao động. Thời gian làm thêm giờ NLĐ có thể bố trí nghỉ tua, nghỉ bù vào các ngày khác tuỳ theo tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty và đƣợc hƣởng tiền lƣơng làm thêm giờ theo đúng quy định của PLLĐ. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy NLĐ không đánh giá cao việc thực hiện trách nhiệm này tại Công ty. Để làm rõ

vấn đề này, học viên đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp một số lao động tại bộ phận sản xuất và đƣợc biết, trong 3 năm trở lại đây, do khó khăn chung của nền kinh tế, Công ty CP Đồ hộp Hạ Long đã cắt giảm nhân sự tối đa nhằm giảm chi phí. Do vậy, trong thời kỳ mùa vụ, do thiếu lực lƣợng sản xuất vẫn đôi lúc xảy ra tình trạng NLĐ phải làm quá 8h một ngày, làm thêm ca. Mặc dù việc làm thêm giờ này cũng đƣợc ban lãnh đạo thoả thuận rõ với NLĐ, và lƣơng làm thêm giờ vẫn đƣợc thực hiện, song đây cũng là một hạn chế mà Công ty cần tìm cách khắc phục.

Thời gian nghỉ của NLĐ đƣợc Công ty đảm bảo theo đúng PLLĐ, cụ thể:

Hộp 3.2 : Trích quy chế về thời gian nghỉ ngơi

(i) Ngƣời lao động trong Công ty đƣợc nghỉ làm, đƣợc hƣởng nguyên lƣơng

cơ bản trong các ngày lễ, tết theo quy định tại điều 73 của Bộ luật lao độngvà thông báo từng năm của Văn phòng chính phủ.

Nếu những ngày nghỉ nói trên trùng vài ngày nghỉ hàng tuần thì NLĐ đƣợc nghỉ bù vào ngày tiếp theo.

NLĐ đƣợc nghỉ việc riêng mà vẫn hƣởng nguyên lƣơng trong các trƣờng hợp sau đây:

- Kết hôn: nghỉ 3 (ba) ngày

- Con kết hôn: nghỉ 1 (một) ngày

- Bố, mẹ (cả hai bên chồng và bên vợ) chết, vợ hoặc chồng chết, con

chết: nghỉ 3 (ba) ngày

(ii) Thời gian nghỉ phép năm: theo quy định của PLLĐ

(iii) Quy định khác về nghỉ phép năm:

a) NLĐ là công nhân hợp đồng không xác định thời hạn và có thời hạn

từ 01 năm trở lên nếu có đủ 12 tháng làm việc tại Công ty thì đƣợc nghỉ phép năm là 12 ngày (không kể ngày đi đƣờng). Nếu chƣa đủ 12 tháng thì ngày nghỉ hàng năm đƣợc tính tƣơng ứng với số tháng làm việc trong năm (theo quy định tại điều 74 Bộ luật lao động).

b) Ngoài ngày nghỉ phép tiêu chuẩn còn đƣợc tính nghỉ thêm ngày theo

thâm niên làm việc, cứ 5 năm đƣợc nghỉ thêm 1 ngày (theo quy định tại điều 75 BLLĐ)

Đảm bảo thực hiện tiền lƣơng tối thiểu cũng đƣợc ban lãnh đạo cam kết với NLĐ bằng văn bản cụ thể. Hiện nay tại Công ty đang áp dụng hai phƣơng pháp tính lƣơng song song áp dụng riêng cho hai khối lao động gián tiếp và khối sản xuất trực tiếp. Theo đó, NLĐ ở khối gián tiếp áp dụng lƣơng theo tính chất công việc và thâm niên lao động, đƣợc thỏa thuận giữa lãnh đạo và NLĐ trƣớc khi ký hợp đồng lao động; NLĐ khổi sản xuất đơn giá tiền lƣơng tính trên đơn vị sản phẩm. Đơn giá tiền lƣơng sẽ đƣợc xây dựng lại trên cơ sở rà soát định mức lao động hàng năm để đảm bảo cam kết lƣơng tối thiểu cho NLĐ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu trách nhiệm xã hội đối với người lao động tại Công ty cổ phần Đồ hộp Hạ Long (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)