Trong điều kiện của nền kinh tế thị trƣờng, việc tối giản hóa bộ máy nhân lực do tận dụng đƣợc thành tựu công nghệ khiến cho sức ép về việc làm và thu nhập tăng, vị thế của ngƣời lao động trở nên yếu hơn so với ngƣời sử dụng lao động thì việc có một tổ chức đại diện bảo vệ quyền lợi cho NLĐ là điều cần thiết. Đó cũng chính là lí do dẫn đến sự ra đời của tổ chức công đoàn.
Thực tế có nhiều khái niệm khác nhau về công đoàn nhƣng nhìn chung, về bản chất, công đoàn là tổ chức của những người lao động có chức năng bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Công đoàn còn được hiểu là một hiệp hội của những người làm công ăn lương có mục đích duy trì hay cải thiện điều kiện thuê mướn
họ.(Nguồn: Nguyễn Thị Minh Nhàn (2014), Giáo trình Quan hệ lao động,
tr.130).Thông thƣờng trong cấu trúc của tổ chức công đoàn có công đoàn ngành và công đoàn cơ sở, theo đó công đoàn cơ sở thƣờng là đại diện cho NLĐ ngay trực tiếp tại doanh nghiệp, nơi làm việc.
Các chức năng chính của tổ chức công đoàn bao gồm:
Chức năng tham gia quản lý: Thực hiện chức năng tham gia quản lý không có nghĩa là công đoàn làm thay hay can thiệp, làm cản trở công việc quản lý của Nhà nƣớc. Tham gia quản lý là thể hiện quyền của công đoàn, của ngƣời lao động
Comment [V12]: Viết chi tiết theo ý này
trong điều kiện chính quyền đã thuộc về nhân dân lao động. Đồng thời, tham gia quản lý chính là thiết thực bảo vệ lợi ích trƣớc mắt và lợi ích lâu dài của NLĐ, của tập thể và của Nhà nƣớc một cách căn bản từ gốc và có hiệu quả, phát huy vai trò tham gia quản lý của công đoàn.
Chức năng giáo dục: Một trong những nội dung quan trọng nhằm thực hiện chức năng giáo dục của công đoàn là làm cho ngƣời lao động nhận thức đầy đủ về lơi ích cá nhân phải gắn liền với kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, lợi ích chung của công đồng. Muốn có lơi ích phải thực hiện tốt nghĩa vụ của mình. Từ đó, củng cố kỷ luật lao động, không ngừng học tập nâng cao trình độ học vấn, tay nghề, chuyên môn, nghiệp vụ, xây dựng ý thức tự nguyện, tự giác trong lao động, công tác.
Chức năng bảo vệ lợi ích của ngƣời lao động: đây chính là chức năng cốt lõi của tổ chức công đoàn. Tại Việt Nam công đoàn cơ sở thực hiện vai trò đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của đoàn viên bao gồm tham gia, thƣơng lƣợng, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ƣớc lao động tập thể, thang lƣơng, bảng lƣơng, định mức lao động, quy chế lƣơng, thƣởng; tham gia, hỗ trợ giải quyết tranh chấp lao động; đối thoại, hợp tác với NSDLĐ xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại DN.
Việc công đoàn thực hiện các chức năng của mình chính là cách mà tổ chức này ảnh hƣởng đến thực hiện TNXH đối với NLĐ. Cụ thể, với chức năng tham gia quản lý, công đoàn có tiếng nói trong các quyết định liên quan đến nhân sự trong đó bao gồm việc đóng góp tham gia các nội dung thực hiện CSR đối với ngƣời lao động cũng nhƣ bố trí nhân sự thực hiện CSR. Với chức năng giáo dục, công đoàn đóng vai trò quan trọng trong việc truyền thông nội bộ về CSR và hƣớng dẫn NLĐ tham gia thực hành CSR tại doanh nghiệp. Với chức năng cốt lõi của mình, công đoàn là trung gian đàm phán quyền lợi của NLĐ đối với Ban lãnh đạo của công ty, đồng thời đảm bảo TNXH đối với NLĐ đƣợc thực hiện đầy đủ, đại diện cho NLĐ khi tham gia tranh chấp trong trƣờng hợp NSDLĐ không thực hiện đúng các cam kết đối với NLĐ.